Những Lưu ý Thiết Kế Và Thi Công Cột Bê Tông Cốt Thép Trong Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
Bất cứ một nhà thiết kế kiến trúc nào hay các thợ thi công xây dựng công trình đều rất quan tâm đến hạng mục cốt thép trong các cột từ lớn đến nhỏ. Độ chắc chắn của công trình có tốt hay không phục thuộc rất lớn vào yếu tố này. Trong bài viết này xây dựng NND chia sẻ đến các bạn những yếu tố kỹ thuật về thiết kế cốt thép để mọi người có những hiểu biết hơn. Để áp dụng cho công trình nhà mình tốt hơn.
Tỷ lệ cốt thép tối đa và tối thiểu Tỷ lệ cốt thép tối thiểu 1% sẽ được sử dụng trong các cột. Sự gia cố tối thiểu này là cần thiết để bảo vệ chống lại bất kỳ sự uốn cong nào, làm giảm hiệu ứng co ngót và tăng cường độ dẻo của các cột. Số lượng thanh cốt thép tối thiểu Tối thiểu bốn thanh trong phần hình chữ nhật hoặc hình tròn; hoặc một thanh ở mỗi góc của mặt cắt ngang cho các hình dạng khác và tối thiểu sáu thanh trong các cột được gia cố xoắn.
Khoảng cách giữa các thanh cốt thép Đối với các cột khoảng cách giữa các thanh không được nhỏ hơn lớn hơn 150 lần đường kính thanh hoặc 4 cm. Vỏ bảo vệ bê tông Lớp phủ bê tông không được nhỏ hơn 4 cm đối với các cột không tiếp xúc với thời tiết hoặc tiếp xúc với mặt đất. Nó là điều cần thiết để bảo vệ cốt thép khỏi nguy cơ ăn mòn hoặc hỏa hoạn. Kích thước mặt cắt ngang tối thiểu Để xem xét thực tế, kích thước cột có thể được lấy là bội số của 5 cm. Thép đai
Thép đai có hiệu quả trong việc hạn chế các thanh dọc không bị vênh qua bề mặt cột, giữ lồng cốt thép với nhau trong quá trình xây dựng, giam giữ lõi bê tông và khi các cột chịu lực ngang, chúng đóng vai trò là cốt thép cắt. Kẽm buộc
Đối với các thanh dọc, 32 mm hoặc nhỏ hơn, nên sử dụng dây buộc có đường kính 10 mm.
Những hình thức thi công cột bê tông cốt thép hoặc sàn phổ biến hiện nay:
Cắt và uốn: Cắt: phải cắt cốt thép theo yêu cầu của thiết kế.
Kéo cắt dùng sức người: chỉ cắt được những thanh thép có đường kính dưới 12mm. Máy cắt: cắt được những thanh thép có đường kính tới 40mm. Hàn xì: cắt được những thanh thép có đường kính lớn hơn 40mm. Uốn: phải uốn cốt thép theo yêu cầu bản vẽ. Bằng tay: dùng bằng càng cua chỉ uốn được những thanh cốt thép có đường kính 25mm. Bằng máy uốn: uốn được những thanh thép có đường kính lớn hơn 25mm.
Nối cốt thép: Nối thủ công:buộc nối cốt thép bằng các dây kẽm dẻo và tuân thủ theo các quy tắc sau. Đối với thép trơn: đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì hai đầu cốt thép phải uốn cong thành móc và đặt chập lên nhau một đoạn dài (30-45d) và dùng dây kẽm dẻo quấn quanh chỗ uốn. Đặt ở vùng bê tông chịu nén thì không cần uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối đoạn chồng nhau dài (20-40d). Đối với thép giá: đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì không cần phải uốn móc nhưng phải uốn dây thép quanh chỗ nối đoạn chồng nhau dài từ (30-45d). Đặt ở vùng bê tông chịu nén thì không phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối đoạn chồng nhau phải từ (20-40d). Những cốt thép có đường kính trên 16mm không nối theo kiểu đối đầu được thì nối theo kiểu tiếp xúc đỉnh. Những cốt thép trơn gai nhỏ hơn 16mm, không nối theo kiểu đối đầu được thì nối theo kiểu ghép chập hoặc ghép táp. Những cốt thép có đường kính từ 12mm trở lên nên nối theo kiểu ghép máng, kiểu nối này làm giảm lượng thép 7-8 lần giảm điện năng 2,5 lần năng suất thợ hàn 3-4 lần so với hàn hồ quang thông thường.
Nối thép Hàn buộc cốt thép thành lưới, thành khung: Thép móng:buộc cốt thép thành lưới bằng thép kẽm theo theo yêu cầu thiết kế, cần chú ý đúng khoảng cách. thép móng Đặt cốt thép vào vị trí móng chú ý đến việc định vị tim móng. Bô thép chờ của cột vào thép móng. Dùng cây chống cố định vị trí của thép chờ. Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
Thép cột Nối thép dọc vào thép chờ. Lồng thép đai vào. lồng thép vào đai Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ. Dùng dây kẽm cố định tạm khung thép cột.
Thép dầm Lồng thép đai vào thép chủ. giám sát thép dầm Dịch chuyển cả bộ (thép chủ và thép đai vào vị trí thiết kế). Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ. Kỹ sư giám sát Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
Thép sàn Đối với thép một lớp: Dùng phấn đánh dấu vị trí các thanh thép sàn vào copha sàn. Đặt cốt thép vào vị trí đã đánh dấu. Dùng dây kẽm/máy hàn để buộc/hàn tại điểm giao nhau của lưới thép. Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra. Đối với thép hai lớp thì ta tiến hành làm lớp thép bên dưới trước lớp trên sau Dùng lưới đánh dấu vị trí của những cây thép vào copha sàn. Dùng thanh kẽm buộc những thanh thép con cóc vào vị trí thiết kế vào lớp trên để đỡ lớp thép dưới. Đặt thép đúng vị trí đã đánh dấu. Dùng dây kẽm buộc những chỗ giao nhau của lưới thép. Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật bố trí cốt thép hy vọng sẽ mang lại cho bạn thông tin hữu ích. Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn hỗ trợ xây dựng công trình hoặc cải tạo nhà phố, biệt thự chung cư hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé. Xây dựng NND cung cấp dịch vụ trọn gói để phục vụ quý khách hàng tốt nhất.
Từ khóa » Thiết Kế Cột Btct
-
Tính Toán Tiết Diện Cột Bê Tông Cốt Thép - Nguyễn Đình Cống
-
Phần 2: Thiết Kế Kết Cấu Cột BTCT - YouTube
-
Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Cột Bê Tông Cốt Thép Theo Các Tiêu ...
-
Kết Cấu Cột Bê Tông Cốt Thép | DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VIỆT NAM
-
[PDF] 1. TÍNH TOÁN TIẾT DIỆN CỘT BTCT.pdf - Cdct..vn
-
Cách Chọn Sơ Bộ Tiết Diện Cột, Dầm, Sàn, Móng BTCT - Vnbuilder
-
Thiết Kế Cột
-
LƯU Ý KHI THIẾT KẾ CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP - Blog Xây Dựng
-
Tính Toán Cột Bê Tông Cốt Thép Tiết Diện Tròn Theo TCVN 5574:2012
-
Thiết Kế Thép Cột Bằng ETABS 2016 - Cấu Kiện BTCT - MinTu-Info
-
Chiều Dài Tính Toán Của Cột Bê Tông Cốt Thép - KetcauSoft
-
[PDF] Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Cột Bê Tông Cốt Thép - ResearchGate