Những Lưu ý Tiêm Chủng Vắc Xin Covid-19 Cho Phụ Nữ Mang Thai
Có thể bạn quan tâm
Những lưu ý tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai
- 2021/09/13 16:25
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng cao, Bộ y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021 mở rộng đối tượng tiêm vắc xin cho 2 nhóm phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Lợi ích tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai và những vấn đề cần lưu ý như thế nào?
Những lý do phụ nữ mang thai cần được tiêm vắc xin phòng Covid-19
Theo bác sĩ Trần Thị Diệu Anh – Khoa sản, Bệnh viện Bãi Cháy, phụ nữ mang thai rất cần được tiêm vắc xin Covid-19, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 như cán bộ, nhân viên y tế, đối tượng hoạt động dịch vụ thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, người sinh sống trong vùng dịch…
Phụ nữ mang thai cần thiết tiêm vắc xin phòng Covid-19
Trong quá trình mang thai, thai phụ có tình trạng suy giảm miễn dịch hơn so với người bình thường. Khi thai phát triển, tử cung to lên đẩy cơ hoành lên cao làm cho dung tích phổi giảm cản trở hô hấp vì vậy nhu cầu oxy của phụ nữ có thai nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, do hiện tương giữ nước gây ra phù nên niêm mạc đường hô hấp dễ bị tổn thương hơn. Phụ nữ mang thai khi mắc Covid-19 thường tiến triển nặng nhanh hơn … và cần điều trị hồi sức tích cực nhiều hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
Vì những lý do trên, tiêm vắc xin phòng Covid-19 rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai để bảo vệ tính mạng cho mẹ và bé trước sự tấn công mạnh mẽ của đại dịch nhằm giảm các biến chứng nặng hoặc tử vong.
Hiện nay dữ liệu đánh giá tính an toàn của vaccine phòng Covid 19 đối với thai kỳ đang được tiếp tục thu thập thêm để đánh giá toàn diện hơn.
Lưu ý tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai tham gia tiêm vắc xin phòng Covid-19 vẫn được khám sàng lọc, tư vấn, tiêm và theo dõi sau tiêm theo đúng quy trình của Bộ Y tế. Tuy nhiên đây là nhóm đối tượng đặc thù nên cần được khám thai tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản trước khi thực hiện tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Bác sĩ Trần Thị Diệu Anh – Khoa sản, Bệnh viện Bãi Cháy nhấn mạnh: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới khẳng định virus SARS - CoV – 2 không vào buồng ối. Hơn nữa thai nhi trên 13 tuần tuổi là giai đoạn đã, cơ bản hoàn thiện các bộ phận quan trọng trong cơ thể nên nguy cơ gây dị dạng thai nhi ở giai đoạn này là thấp. Việc khám thai trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản rất quan trọng để bác sĩ xác định tuổi thai, tình trạng sức khỏe của thai nhi, các điều kiện đáp ứng tiêm chủng đối với thai phụ để đưa ra tư vấn, chỉ định tiêm phù hợp”.
Bác sĩ Trần Thị Diệu Anh – Khoa sản tư vấn cho phụ nữ mang thai tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh viện Bãi Cháy
Hiện nay, phụ nữ mang thai có thể được chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin Covid-19 được Bộ Y tế cấp phép là Astrazeneca, Mordena, Prizer BioNTech, chống chỉ định tiêm chủng đối với Sputnik V.
Hầu hết các loại vắc xin COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều với thời gian 2 mũi khác nhau tùy từng loại vaccine. Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vắc xin đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất, liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó.
Phụ nữ mang thai trên 13 tuần cần được tiêm đủ số mũi vắc xin phòng Covid-19 và kết thúc mũi tiêm thứ hai trước 36 tuần 6 ngày. Trường hợp nếu không kịp hoàn tất mũi tiêm thai phụ sẽ thực hiện tiêm mũi trong thời kì hậu sản.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai còn có lịch tiêm vaccine khác (ví dụ như vaccine phòng uốn ván...). Những vaccine này cần tiêm trước vaccine phòng Covid 19 ít nhất 14 ngày hoặc cách 28 ngày sau thời điểm tiêm vaccine phòng Covid 19.
Không khuyến cáo bỏ thai nếu phát hiện có thai trong thời gian tiêm vaccine phòng Covid 19.
Những phản ứng phụ nữ mang thai có thể gặp sau tiêm vắc xin Covid-19
Phụ nữ mang thai khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể gặp các phản ứng phụ như người bình thường. Các dấu hiệu thông thường: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn…
Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên như sốt cao >=39 độC, sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp, kẹt huyết áp…
Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 như: Ở miệng (tê quanh môi hoặc lưỡi…), Ở da (Phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da…), Ở họng (Ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc…); Đường tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng…); Đường hô hấp (thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho…); Toàn thân (mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp…).
Việc tiêm chủng tại bệnh viện có chuyên khoa sản, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ nhân lực tiêm chủng, xử trí cấp cứu được đào tạo bài bản, kịp thời sẽ giúp phụ nữ mang thai hoàn thành việc tiêm vaccine Covid-19 hiệu quả, an toàn...
Những điều cần lưu ý sau tiêm vắc xin phòng Covid 19 ở phụ nữ có thai
Theo lời khuyên của bác sĩ Trần Thị Diệu Anh – Khoa sản, Bệnh viện Bãi Cháy, trước, trong và sau tiêm chủng, phụ nữ mang thai cần lưu ý:
-Chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái để có cơ thể khỏe mạnh và đáp ứng miễn dịch tốt nhất sau khi tiêm chủng.
-Sau tiêm chủng, nếu phụ nữ mang thai sốt dưới 38,5 độ C có thể cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
-Nếu sốt từ 38,5 độ trở lên hoặc đau mỏi người, đau tại chỗ tiêm thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường chứa paracetamol theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trường hợp không hạ sốt hoặc sốt cao > 39 độ C cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm cần tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to nhanh nên đi khám ngay, tuyệt đối không bôi đắp bất cứ thứ gì lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm (ví dụ: thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ…).
Khi về nhà, phụ nữ mang thai không nên ở một mình ít nhất là trong 3 ngày đầu tiên sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân sau tiêm nghiêm ngặt trong vòng 3 tuần, kịp thời thông báo cho cán bộ tiêm chủng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán, xử trí kịp thời những phản ứng nặng, nghiêm trọng.
Mạc Thảo – Diệu Anh
Từ khóa » đại Học Y Dược Tiêm Vacxin Cho Bà Bầu
-
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM Triển Khai Tiêm Ngừa Cúm Cho ...
-
Thông Tin Dành Cho Cộng đồng - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
Bệnh Viện Đại Học Y Dược - Posts - Facebook
-
HƯỚNG DẪN KHÁM THAI VÀ TIÊM... - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
Tin Tổng Hợp - Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM
-
Giải đáp Tư Vấn - Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM
-
Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Tiêm Vắc Xin Ngừa COVID-19?
-
Tiêm Vắc Xin COVID-19 Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM Phải ...
-
MIỄN PHÍ TIÊM VACCINE PFIZER PHÒNG COVID-19 CHO MẸ BẦU ...
-
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP HCM Lên Tiếng Về Việc Tiêm Vắc-xin ...
-
Tiêm Vắc Xin Ngừa Covid-19 Cho Người Cao Tuổi Và Người Có Bệnh Lý ...
-
đăng Ký Tiêm Vắc Xin Covid-19 Cho Học Viên, Sinh Viên Và Tân ... - UMP
-
Triển Khai Tiêm Vaccine COVID-19 Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược ...
-
Ba Yếu Tố Dẫn đến Việc Có Thể Vẫn Mắc Covid-19 Sau Khi Tiêm Chủng ...