NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19
Có thể bạn quan tâm
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19 hay không? Trước và sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì và chuẩn bị gì? Để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.
Thực phẩm nên ăn:
20-21-2-pxkf1.jpg
Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt sau tiêm vắc xin COVID-19.
Nước
Nước chiếm 50-60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Nước cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Nước bảo vệ các mô, cơ quan và điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Để đảm bảo quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải của cơ thể, cần cung cấp đủ nước từ đồ uống và thức ăn. Nhu cầu khuyến nghị nước khoảng 35-40ml/kg/ngày, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng sinh lý, điều kiện thời tiết, điều kiện lao động, sinh hoạt…
Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Cá
Cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin A, D, magie, kẽm…. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 3 lần/tuần.
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể. Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào biệt hóa tế bào miễn dịch. Đồng thời, vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá…
vitamin-e-va-nhung-loi-ich-tuyet-voi-cho-co-the1.jpg
Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin E sau tiêm
Thực phẩm giàu vitamin C, E
Vitamin C là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải,… Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá, trứng, sữa…
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một vi khoáng cần thiết cho cơ thể, có vai trò xúc tác và cấu trúc cho rất nhiều enzym chuyển hóa trong cơ thể. Kẽm có vài trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, giúp duy trì vị giác và khứu giác. Thực phẩm giàu kẽm: Sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt…
Sau khi tiêm vắc xin COVID -19 người có thể mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn, vì vậy nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo đậu xanh thịt băm… uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn.
Thực phẩm nên tránh
Rượu
Nên tránh uống rượu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.
Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ như: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe.
Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vacxin Covid 19:
1. Trước khi tiêm chủng
Bạn cần lưu ý chuẩn bị 5 điều sau:
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.
- Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.
- Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.
- Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như:
+ Tình trạng sức khỏe hiện tại;
+ Các bệnh mạn tính đang được điều trị;
+ Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.
+ Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.
+ Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước.
+ Tình trạng nhiễm vi rút hoặc mắc Covid-19 (nếu có)
+ Các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua.
+ Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)?
2. Sau khi tiêm chủng
Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng. Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.
Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà bạn có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.
Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: sốt cao mà uống thuốc không hạ, tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…
Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.
Từ khóa » Một Số Lưu ý Sau Khi Tiêm Vaccine Astrazeneca
-
Bỏ Túi Các Thông Tin Cần Lưu ý Sau Tiêm Vaccine Astra
-
Trước Và Sau Tiêm Vaccine Covid-19 Nên ăn Gì, Kiêng Gì? | VNVC
-
Lưu ý Một Số Tác Dụng Phụ Khi Tiêm Vaccine COVID-19 Mũi 2
-
NHỮNG LƯU Ý SAU KHI TIÊM VACCINE COVID 19
-
[PDF] Những điều Gì Cần Lưu ý Sau Khi Tiêm Vắc Xin COVID-19
-
Lưu ý Một Số Tác Dụng Phụ Khi Tiêm Vaccine COVID-19 Mũi 2 - Bộ Y Tế
-
5 Lưu ý Quan Trọng Sau Tiêm Vaccine COVID-19 - Bộ Y Tế
-
Những Lưu ý Sau Khi Tiêm Chủng Vaccine COVID-19
-
Những điều Cần Lưu ý Sau Khi Tiêm Vắc-xin Tại Nơi Làm Việc - Covid-19
-
Nên ăn Gì, Kiêng Gì Trước Và Sau Khi Tiêm Nhắc Lại Vaccine COVID-19?
-
Những điều Bạn Cần Biết Trước, Trong Và Sau Khi Tiêm Vắc-xin COVID ...
-
[DOC] Sau Khi Tiêm Vắc-xin COVID-19 AstraZeneca
-
Những điều Cần Lưu ý Khi đi Tiêm Vaccine Phòng COVID-19
-
Vaccine AstraZeneca: Nguồn Gốc, đối Tượng Tiêm Và Mức độ Hiệu ...