Những Lưu ý Và Kinh Nghiệm Từ Chuyên Gia Nên Ghi Nhớ Khi Làm IVF
Có thể bạn quan tâm
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp thụ tinh mà trứng được thụ tinh với tinh trùng tạo thành phôi bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm. Tuy nhiên, không phải tất cả cặp vợ chồng thực hiện IVF đều thực sự hiểu rõ về phương pháp này cũng như các quy trình thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các cặp vợ chồng một số lưu ý khi làm IVF từ chuyên gia để đảm bảo bạn sẽ có chu kì IVF thành công.
Tại Việt Nam, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bắt đầu xuất hiện vào năm 1997. Hơn 20 năm qua đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phân nghành hẹp này tại Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây thì tỉ lệ thực hiện IVF tại Việt Nam ngày càng tăng và mang lại nhiều cơ hội có con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Tìm hiểu về Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Thăm khám và tư vấn trước khi làm IVF
Việc khám định kỳ sức khỏe sinh sản là thực sự cần thiết
Khi đi khám IVF, thăm khám cả 2 vợ chồng là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để bác sĩ có thể xác định nguyên nhân từ đâu. Theo thống kê, nguyên nhân vô sinh do nam và do nữ tương đương nhau vào khoảng 40%, còn lại 20% không rõ nguyên nhân.
Để đảm bảo được hiệu quả thăm khám, đối với nam giới nên kiêng xuất tinh từ 2-7 ngày, tốt nhất là trong khoảng 3-5 ngày để đảm bảo tính xác thực của kết quả của tinh dịch đồ.
Nữ giới có thể thăm khám rất nhiều lần nhưng mốc quan trọng là mốc từ ngày 1 đến ngày 5 chu kì kinh (thông thường ngày 2-3 chu kì) để đánh giá tình trạng nội tiết và số lượng nang chiêu mộ đầu chu kì.
Tìm hiểu về Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Có thể thấy tư vấn là khâu vô cùng quan trọng trong IVF cả trước, trong và sau khi thực hiện phương pháp này. Vì vậy các khách hàng khi được tư vấn hãy đảm bảo bản thân đã hiểu hết, nếu chưa hiểu hãy mạnh dạn hỏi lại về mọi điều: quy trình, chi phí, thuốc men…
Các lưu ý khi làm IVF
Quá trình kích trứng
Kích trứng (kích thích buồng trứng) là một khái niệm không xa lạ khi bắt đầu làm IVF. Đây là một bước quan trọng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để giúp người phụ nữ có đủ trứng/ nang noãn để tạo phôi trong IVF.
Một quá trình kích trứng thông thường bắt đầu từ ngày thứ 2-3 của chu kì kinh. Sau khi thăm khám siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định phác đồ kích trứng phù hợp.
Trong quá trình kích trứng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách tiêm thuốc. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tiêm thuốc, người bệnh nên trực tiếp tiêm tại Trung tâm IVF nhằm đảm bảo thời điểm và lượng thuốc tiêm được chính xác. Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ có những phản ứng ngoài da với thuốc tiêm hay triệu chứng liên quan với hoocmon như nhức đầu, buồn nôn…
Quá kích buồng trứng có thể xảy ra thường trên bệnh nhân trẻ tuổi, nhẹ cân, có buồng trứng đa nang… Vì thế khi thấy các triệu chứng đau bụng (không đỡ dù đã dùng giảm đau), buồn nôn và nôn nhiều, tăng cân chướng bụng…phải báo ngay bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
Ngoài ra việc đáp ứng thuốc kích trứng là khác nhau trên từng cá thể. Có trường hợp đáp ứng tốt nhưng có trường hợp đáp ứng kém trứng hầu như không phát triển cũng có trường hợp đáp ứng quá mức.
Sau quá trình kích trứng kéo dài 10-12 ngày, khi các nang noãn đạt đến kích thước tiêu chuẩn, bác sĩ quyết định thời điểm tiêm rụng. Hãy đảm bảo bạn tiêm đúng giờ đã quy định vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời điểm chọc hút trứng.
Những lưu ý khi làm IVF từ chuyên gia
Quá trình chọc hút
Thông thường việc chọc hút diễn ra sau khi tiêm rụng trứng 34-36 giờ và được thực hiện qua đường âm đạo dưới hướng dẫn siêu âm. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng như để thủ thuật được tiến hành thuận lợi, bệnh nhân sẽ được gây mê tĩnh mạch.
Sau quá trình chọc hút trứng, người bệnh sẽ được theo dõi tại viện trong khoảng 2 giờ và có thể ra về sau đó. Sau thủ thuật, người nữ có thể còn bị đau vùng hạ vị nhưng đau tăng lên nhiều (dù cho đã dùng thuốc giảm đau) hay ra máu âm đạo thì nên quay lại trung tâm để được kiểm tra.
Lưu ý: bạn cần nhớ nhịn ăn trước chọc khoảng 6 giờ để đảm bảo an toàn cho thủ thuật này.
Những vấn đề khi chuyển phôi
Các bác sĩ sẽ lập phương án chuyển phôi phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ
Theo Nghiên cứu của Shi và cộng sự năm 2018 cho thấy việc chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ thì tỉ lệ sinh sống là không có sự khác biệt. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương án chuyển phôi phù hợp với tình trạng bệnh nhân cũng như tình trạng phôi đang có.
Sau khi chọc trứng mà tình trạng sức khỏe của người nữ bình thường, niêm mạc tử cung tốt, có phôi chuyển thì có thể tiến hành chuyển phôi tươi. Ngược lại, nếu tình trạng sức khỏe của người nữ không được tốt, có biểu hiện quá kích buồng trứng, bất thường niêm mạc tử cung hay phôi cần phải sinh thiết thì nên chuyển phôi trữ.
Lựa chọn số phôi chuyển
Cần hiểu rằng, không phải cứ chuyển nhiều phôi là tốt vì chuyển nhiều phôi sẽ kéo theo nhiều nguy cơ khác, đặc biệt là nguy cơ đa thai. Nếu rơi vào trường hợp này thì bác sĩ sẽ yêu cầu giảm thiểu số phôi hiện có trong dạ con, mà điều này có khả năng ảnh hướng đến phôi còn lại.
Theo khuyến cáo của hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kì, nhóm bệnh nhân được chuẩn đoán có đủ điều kiện về sức khỏe cũng chỉ nên chuyển 2 phôi (ngày 3) hoặc 1 phôi (ngày 5) để đảm bảo cho sự phát triển của phôi.
Lưu ý trước, trong và sau khi chuyển phôi
Thông thường, bác sĩ sẽ tạo một phác đồ chuẩn bị cho việc chuyển phôi nhằm đảm bảo cho việc phôi được chuyển vào buồng tử cung diễn ra trong điều kiện tốt nhất.
Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi 1-2h là có thể về nhà nghỉ ngơi và có thể trở về cuộc sống sinh hoạt như bình thường. Nhưng hiển nhiên, việc sử dụng thuốc hỗ trợ theo đúng phác đồ và xét nghiệm beta-hCG theo đúng lịch (thông thường 12-14 ngày sau chuyển phôi) là việc quan trọng mà bệnh nhân cần ghi nhớ.
Lưu ý:
– Vào ngày chuyển phôi: nên nhịn tiểu trước 2h chuyển phôi để giúp bàng quang căng thì việc chuyển phôi thuận lợi dễ dàng hơn.
– Sau khi chuyển phôi: người bệnh cần tránh vận động mạnh, đi lại nhiều… không nên nằm bất động một chỗ vì không làm tăng tỉ lệ có thai mà còn có nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Cơ sở 1:
Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014
Cơ sở 2:
Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022
Xem thêm các bài viết chuyên môn tại: https://ivfhongngoc.com/kien-thuc-vi/bai-viet-chuyen-gia
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hạnh – Trung tâm IVF Hồng Ngọc
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Ivf
-
Chuẩn Bị Trước Khi Làm IVF - Cần Lưu ý Gì?
-
Thụ Tinh Trong ống Nghiệm (IVF) Là Gì? Được Chỉ định Trong Trường ...
-
Thụ Tinh ống Nghiệm IVF Là Gì? Lợi ích Và Quy Trình Thực Hiện
-
Lợi Thế Của Chúng Tôi Về IVF
-
Giải đáp IVF Là Gì Và Những Lưu ý Khi Thụ Tinh Nhân Tạo | Medlatec
-
6 Bước Chuẩn Bị Quan Trọng Trước Khi Làm IVF - VnExpress
-
IUI Và IVF Là Gì Và Khác Nhau Như Thế Nào?
-
IVF Là Gì? Chia Sẻ Kinh Nghiệm IVF Thành Công
-
Tìm Hiểu Về Thụ Tinh Ống Nghiệm (IVF) - YouTube
-
Những điều Cần Biết Về Thụ Tinh ống Nghiệm - Bộ Y Tế
-
[PDF] Khả Năng ảnh Hưởng Sức Khỏe Của Phương Pháp IVF & ICSI
-
Tỉ Lệ Thực Hiện IVF Thành Công Tại Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản 2020
-
3 Nguyên Nhân Không đậu Thai Khi IVF Và Cách Khắc Phục
-
THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM (IVF- Invitro Fertilization)