Những Mảng Khuất Phía Sau Tiểu Sử Tổng Thống Barack Obama - PLO
Có thể bạn quan tâm
Nội dung phóng sự nhà báo điều tra Mỹ Wayne Madsen (cựu nhân viên hợp đồng của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ - NSA, phóng viên chuyên về tình báo, phụ trách một chuyên mục của tạp chí Pháp Interlligence Online cho tới khi tạp chí này bị Le Monde mua lại, cộng tác viên kênh truyền hình vệ tinh Russia Today) Report dựa trên nhiều trang tài liệu lưu trữ của CIA đã được giải mã mà ông Wayne Madsen được tiếp cận. Chúng tôi xin tóm lược những nội dung chính của bản báo cáo trên.
Barack Obama (cha) đã gặp bà Stanley Ann Dunham (mẹ TT Obama) vào năm 1959 trong lớp học tiếng Nga tại Trường Đại học Hawaii. Ông là một trong số 280 sinh viên châu Phi được Quĩ Joseph P. Kennedy tuyển chọn đưa sang Mỹ học tại các trường Đại học.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Theo một báo cáo của Hãng Reuters Anh ngày 12/9/1960 thì Quĩ Joseph P. Kennedy bỏ tiền ra làm công việc này nhằm mục đích huấn luyện và bồi dưỡng những điệp viên gây ảnh hưởng của Mỹ tại châu Phi, nơi sẽ trở thành khu vực tranh chấp quyết liệt giữa Mỹ với Liên Xô và TQ nhằm áp đặt thể chế cho các quốc gia mới được độc lập. Người được Quĩ Joseph P. Kennedy giao cho 100.000 USD với nhiệm vụ tìm chọn sinh viên châu Phi để đưa sang Mỹ đào tạo, trong đó có Barack Obama (cha) là Tom Mboya. Ông này là bạn của Barack Obama (cha) và cả hai đều là người bộ tộc Luo, Kenya.
Theo các tài liệu lưu trữ của CIA thì Mboya là một điệp viên gây ảnh hưởng quan trọng của CIA không chỉ ở Kenya mà còn trên toàn châu Phi. Theo bản báo cáo mật hàng tuần ngày 19/11/1959 của CIA (CIA Current Intelligence Weekly Summary) thì Mboya được giao nhiệm vụ theo dõi những nhân vật cực đoan tại Hội nghị nhân dân liên Phi lần thứ hai diễn ra tại Tunis (All-Africa People's Conference, AAPC). Chính trong giai đoạn hoạt động cho CIA tại Accra (Thổ Nhĩ Kỳ) và Tunis (Tunisie), Mboya đã cấp cho Barack Obama (cha) một suất học bổng để sang Mỹ học.
Năm 1966, Mboya, nhân vật đối lập mạnh nhất của chính phủ Kenya, đã phối hợp với CIA tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống tiến bộ của Kenya là Kwame Nkrumah. Năm 1969 Mboya bị sát hại; còn Barack Obama (cha) khẳng định mình cũng là mục tiêu săn đuổi.
Trước khi đi học ở Hawaii, Barack Obama (cha) đã có vợ, con ở Kenya. Ngày 2/2/1961 ông kết hôn với bà Dunham tại đảo Maui. Năm 1962 Obama (cha) rời Hawaii tới Harvard và năm 1964 ly hôn với bà Dunham. Ông kết hôn tiếp với một sinh viên Mỹ gốc Do Thái của Đại học Harvard, cô Ruth Niedensand; hai người có hai con chung và sau này cùng trở về Kenya. Nhưng hôn nhân của họ cũng không tồn tại được lâu.
Obama (cha) làm việc tại Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải Kenya và làm cho một công ty dầu khí. Ông bị chết trong một tai nạn ôtô vào năm 1982; một trong những nhân vật quan trọng có mặt tại tang lễ Obama (cha) là Robert Ouko, sau đó trở thành Bộ trưởng Giao thông vận tải, đã bị sát hại vào năm 1990.
Một vài suy đoán rằng vụ sát hại Mboya năm 1969 do các điệp viên của TQ thực hiện nhằm loại bỏ một chính trị gia hàng đầu của châu Phi thân Mỹ, và để hậu thuẫn cho chính phủ tiến bộ của Tổng thống Kenya, Jomo Kenyatta. Bằng chứng được đưa ra là trong ngày tang lễ Mboya tại Nairobi, tất cả các Đại sứ quán nước ngoài đều treo cờ rủ, trừ Đại sứ quán TQ.
Mẹ của TT Obama, bà Ann Dunham gặp ông Lolo Soetoro (cha dượng sau này của TT Obama) năm 1965 tại Trung tâm Đông-Tây, Đại học Hawaii; khi đó Obama mới được 4 tuổi. Cũng trong năm này ông Soetoro được tướng Suharto gọi về Indonésie phục vụ cho Bộ Tổng tham mưu và chuẩn bị cho kế hoạch, với sự hỗ trợ của CIA, tiêu diệt những người Indonésia nhất là người gốc Hoa thân cộng sản trên toàn quốc. Năm sau (1966) hai mẹ con bà Dunham chuyển về sống ở Jacarta.
Trung tâm Đông-Tây, ĐH Hawaii từ lâu đã gắn kết với các hoạt động của CIA tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Vào năm 1965, thời điểm bà Dunham gặp và kết hôn với ông Soetoro, Trung tâm Đông-Tây có một Giám đốc mới: Howard P. Jones; ông này từng có 7 năm, từ 1958 đến 1965, là Đại sứ của Mỹ tại Indonésie. Jones có mặt tại Jacarta khi tướng Suharto và nhóm sỹ quan làm việc cho CIA lên kế hoạch đảo chính Tổng thống Sukarno, người bị tố cáo thân Đảng cộng sản Indonésie (PKI) có quan hệ mật thiết với TQ.
Ngày 10/10/1965 Jones, khi đó là Giám đốc Trung tâm Đông-Tây ĐH Hawaii, đã viết một bài cho tờ Washington Post biện minh cho hành động của Suharto trong cuộc đảo chính TT Sukarno. Jones tuyên bố rằng Suharto chỉ làm một cuộc "phản-đảo chính" chống lại nhóm đảo chính cộng sản do Trung tá Untung (một sĩ quan vô danh tiểu tốt trong lực lượng bảo vệ của Tổng thống) tiến hành ngày 30/9/1965. Phát biểu của Jones thực chất là lặp lại nội dung bản báo cáo của chi nhánh CIA trong ĐSQ Mỹ ở Jacarta. Tất nhiên Jones đã cố tình lờ đi một sự thật là Suharto đã nhận đuợc sự hỗ trợ tích cực của CIA.
Chỉ hai ngày sau cuộc đảo chính lật đổ TT Sukarno, CIA đã tổ chức một cuộc biểu tình, đốt cháy trụ sở Đảng cộng sản Indonésie (PKI) ở Jacarta. Đoàn biểu tình diễu hành qua Sứ quán Mỹ và hô to khẩu hiệu: "Nước Mỹ muôn năm!". Theo một tài liệu của CIA đã được bạch hóa, ghi ngày 6/10/1966 thì CIA đã kiểm soát và giám sát chặt chẽ cuộc đảo chính lật đổ TT Sukarno; nhiều nhân viên CIA được giao nhiệm vụ giữ liên lạc với các đơn vị quân đội của Suharto đóng quanh lâu đài Tổng thống tại Bogor và các Đại sứ quán nước ngoài ở Indonésie trong đó có Lãnh sự quán Mỹ tại Medan. Tòa Lãnh sự Mỹ này có trách nhiệm theo dõi những người có cảm tình với lực lượng cánh Tả tại Medan.
Trong một báo cáo của chi nhánh CIA ở đây gửi Trung ương Langley đề ngày 2/10/1965 có ghi rõ "lãnh sự Liên Xô đã chuẩn bị một máy bay sẵn sàng di tản công dân Xô viết khỏi đảo Sumatra". Một báo cáo khác ghi ngày 6/10/1965 còn kiến nghị ngăn chặn Trung tá Untung lôi kéo dân chúng đảo Java ủng hộ TT Sukarno.
Trong báo cáo tuần ghi ngày 11/8/1967 với tiêu đề "một trật tự mới tại Indonésie" cơ quan CIA đã ca ngợi các nhà lãnh đạo mới ở Indonésie và ủng hộ việc cấm Đảng cộng sản Indonésie (PKI) hoạt động. Chính tại hòn đảo này bà Dunham Soetoro hoạt động tích cực cho tổ chức USAID (Cơ quan phát triển Mỹ), Ngân hàng thế giới và Quĩ Ford, những cơ quan trá hình của CIA. Nhiệm vụ chính của bà là "tranh thủ những con tim và khối óc" của những chủ trại và tiểu thủ công trên đảo Java.
Báo cáo của CIA ghi ngày 23/7/1966 có đoạn nói về Đảng Hồi giáo Nahdatul Ulama (NU), đảng chính trị mạnh nhất ở Indonésie, một liên minh tự nhiên của Mỹ và chế độ Suharto; theo báo cáo này thì Suharto đã tranh thủ được sự ủng hộ của NU nhất là miền Đông Java, Bắc Sumatra và nhiều khu vực trên đảo Borneo, trong cuộc đảo chính. Một báo cáo khác ghi ngày 29/4/1966 còn nêu rõ: "những người Hồi giáo cực đoan còn mạnh tay hơn quân đội, tiêu diệt nhiều đảng viên PKI và những cảm tình viên đảng cộng sản Indonésie".
Khi mang thai Obama (1960) bà Dunham đã phải bỏ học tại ĐH Hawaii. Mùa thu 1961 bà ghi tên học lại tại ĐH Washington. Bà quay lại ĐH Hawaii trong khoảng 1963-1966. Ông Lolo Soetoro lấy bà Dunham tháng 3/1965, rời Hawaii về nước ngày 20/7/1965, ba tháng trước chiến dịch của CIA chống TT Sukarno. Rõ ràng là ông Soetoro được ông Suharto đề bạt Đại tá và gọi về nước là để tham gia vào cuộc đảo chính lật đổ TT Sukarno.
Năm 1967, sau khi về Indonésie cùng con trai (Obama), bà Dunham giảng dạy tiếng Anh tại Đại Sứ quán Mỹ tại Jakarta, nơi có một trong các Trung tâm CIA mạnh nhất khu vực châu Á với nhiều văn phòng đặt tại Surabaya, phía Đông đảo Java và Medan trên đảo Sumatra. Còn ông Jones kết thúc nhiệm kỳ Giám đốc Trung tâm Đông-Tây ĐH Hawaii vào năm 1968. Thực tế bà Dunham làm việc cho cơ quan USAID, một tổ chức lớn trá hình của CIA, hoạt động tại Indonésie và trên khắp Đông Nam Á nhất là tại Lào, Nam Việt Nam và Thái Lan. Chương trình của USAID nổi tiếng dưới cái tên Lembaga Pendidikan Pembinaan Manajemen.
Vốn tiếng Nga mà bà Dunham học được ở Hawaii xem ra rất có ích cho CIA tại Indonésie. Trong tài liệu mật viết tay ghi ngày 2/8/1966, Tổng thư ký Hội đồng ANQG Mỹ, Bromley Smith, có nhận định Liên Xô và các quốc gia đồng minh Đông Âu, theo gương Nhật, Tây Âu, Úc, New Zelande, Malaisie và Philippines, đã đón nhận một cách tích cực vụ đảo chính của Suharto bởi vì điều này tạo cho Indonésie một vị trí không liên kết, một đối trọng tại châu Á trước một TQ cộng sản. Các tài liệu lưu trữ cũng khẳng định giống như Dunham, nhiều điệp viên CIA hoạt động khi đó ở Jakarta, trước và sau vụ đảo chính, rất giỏi tiếng Nga.
Kể từ khi đến Indonésie và sau chuyển sang Pakistan, Dunham làm việc cho Quĩ Ford, WB (Ngân hàng thế giới), Ngân hàng phát triển Á châu, Ngân hàng Rakyat (Ngân hàng công cộng Indonésie, tài sản của Chính phủ) và USAID. Cơ quan USAID đã từng dính líu vào các hoạt động bí mật của CIA ở Đông Nam Á.
Ngày 9/2/1971 tờ Washington Star có đăng tin một số quan chức của USAID tại Lào có biết việc gạo mà USAID cung cấp cho quân đội Hoàng gia Lào đã được bán lại cho cả quân đội Bắc VN tại Lào. Bản báo cáo tiết lộ rằng Mỹ thông cảm với hiện tượng này vì quân đội Hoàng gia Lào sợ bị quân Bắc Việt Nam và Pathet Lào tấn công. USAID và CIA đã lợi dụng việc cung cấp gạo để buộc các bộ tộc người Mẹo của Lào đi theo Mỹ chống cộng sản. Phần lớn ngân quĩ của USAID dành cho việc cứu giúp những thường dân bị thương và lập lại hệ thống bảo hiểm y tế tại Lào đã bị đánh cắp và sử dụng vào mục đích quân sự.
Vào năm 1971, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Trường ĐH Illinois ở Carbondale do USAID tài trợ đã bị tố cáo là một tổ chức trá hình của CIA. Các dự án do USAID tài trợ thông qua Tổ hợp các trường đại học Midwest dành cho các hoạt động quốc tế (Midwest Universities Consortium for International Activities, MUCIA) trong đó bao gồm cả ĐH Illinois, Wisconsin, Minnesota, Indiana và Michigan, đã bị nghi ngờ là các dự án bí mật của CIA. Trong số các dự án trên có các chương trình " giáo dục nông nghiệp " tại Indonésie và các dự án khác tại Afganistan, Mali, Nepal, Nigéria, Thái Lan và Nam Việt Nam. Những lời tố cáo trên được nêu ra năm 1971 khi Dunham làm việc cho USAID tại Indonésie.
Ông Obama và vợ
Ngày 10/7/1971 tờ New York Times tố cáo USAID và CIA đã làm "bốc hơi" 1,7 tỷ USD dành cho chương trình CORDS (Hỗ trợ phát triển cách mạng và các chiến dịch dân sự - Civil Operations and Revolutionary Development Support). Chương trình này là một phần của Chiến dịch Phượng Hoàng (Operation Phénix) trong đó CIA đã tiến hành tra tấn, giết hại nhiều dân thường, những người yêu nước và phật tử tại các làng mạc Nam Việt Nam. Nhiều khoản tiền của USAID đã được chuyển giao thông qua Air America, một hãng hàng không do CIA nắm tại Đông Nam Á. Tại Thái Lan, ngân khoản của USAID dành cho cái gọi là Chương trình phát triển nông thôn cấp tốc (Accelerated Rural Development Program) thực chất là dùng cho các chiến dịch chống cộng sản.
Cũng trong năm 1971, vài tháng trước khi nổ ra cuộc chiến tranh Ấn-Hồi lần thứ ba, các khoản tiền do USAID tài trợ cho các dự án công cộng tại miền Đông Pakistan đã được sử dụng vào việc gia cố các công trình quân sự sát biên giới với Ấn Độ. Điều này hoàn toàn trái với luật pháp Mỹ cấm sử dụng ngân quĩ của USAID vào các chương trình quân sự.
Năm 1972, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Metromedia New, Giám đốc USAID, Tiến sĩ John Hannah xác nhận rằng CIA đã sử dụng USAID như một công ty trá hình của mình để tiến hành các hoạt động bí mật tại Lào. John Hannah cũng công nhận USAID được CIA sử dụng làm bình phong trong các hoạt động tại Indonésie, Philippines, Nam Việt Nam, Thái Lan và Nam Triều Tiên. Mọi dự án của USAID tại Đông Nam Á cần phải được Nhóm cố vấn phát triển Đông Nam Á (Southeast Asian Development Advisory Group - SEADAG), nhóm chuyên thảo các dự án công cộng tại châu Á, chân rết của CIA, phê duyệt.
Năm 1972 người ta phát hiện ra rằng Chương trình Thực phẩm vì hòa bình do USAID và Bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ đạo, nhận tiền tài trợ mục đích quân sự để thực hiện các dự án tại Campuchia, Nam Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Việt Nam, Tây Ban Nha, Đài Loan và Hy Lạp. Nhưng USAID chỉ chuyển tiền đến các khu vực miền Nam của Bắc Yemen nhằm hỗ trợ cho các lực lượng Bắc Yemen chống lại chính phủ Nam Yemen do những người Xã hội lãnh đạo chống lại sự bành trướng của Mỹ trong khu vực.
Một trong những tổ chức hoạt động cho USAID tại Indonésie là Quĩ châu Á (Asia Foundation), thành lập trong những năm 50 của thế kỷ trước với sự giúp đỡ của CIA nhằm chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á. Khu ký túc xá của Trung tâm Đông-Tây, ĐH Hawaii do Quĩ châu Á tài trợ. Đây cũng chính là nơi Obama (cha) đã tá túc khi từ Kenya tới Mỹ, theo chương trình hỗ trợ cho các sinh viên châu Phi, được một trong các điệp viên gây ảnh hưởng quan trọng nhất của CIA tại châu Phi, Tom Mboya, tổ chức.
Bà Dunham cũng thường có mặt tại Ghana, Népal, Bangladesh, Ấn Độ và Thái Lan trong khuôn khổ các tiểu dự án. Năm 1965 Obama (cha) rời Harvard trở về Kenya, móc nối lại với người bạn cũ, điệp viên CIA, Tom Mboya và một số chính khách thuộc bộ tộc Luo. Philip Cherry chỉ huy Trung tâm CIA tại Nairobi (Kenya) từ 1964 tới 1967. Năm 1975 ông ta được bổ nhiệm đứng đầu Trung tâm CIA tại Dacca, Bangladesh.
Đại sứ Mỹ tại Bangladesh lúc đó, Eugène Booster, đã tố cáo Cherry dính líu vào vụ sát hại Tổng thống đầu tiên của Bangladesh, Sheik Mujiur Rahman và gia đình ông ta. Có tin nói vụ hành quyết ông Rahman và gia đình ông được thực hiện theo chỉ thị của Ngoại trưởng Henry Kissinger. Bangladesh cũng là một điểm mốc trên chặng đường hoạt động của bà Dunham cho CIA trong khuôn khổ các dự án.
Năm 1971 bà Ann Dunham ở lại Indonésie, còn Obama (con) quay về Hawaii. Bà Ann Dunham nhờ mẹ là bà Madelyn Dunham chăm sóc Obama (con). Bà Madelyn Dunham là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Phó chủ tịch Ngân hàng Hawaii tai Honolulu. Rất nhiều công ty trá hình của CIA đã sử dụng Ngân hàng Hawaii. Bà Madelyn Dunham phụ trách việc quản lý các tài khoản bí mật của CIA dùng để chuyển tiền cho các nhà lãnh đạo độc tài ở châu Á như TT Philippines Ferdinand Marcos, TT Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu và TT Indonésie Suharto. Thực tế Ngân hàng Hawaii còn làm cả việc rửa tiền cho CIA nhằm che giấu sự ủng hộ của CIA dành cho các lãnh tụ chính trị trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Honolulu, một trong các chi nhánh ngân hàng được CIA sử dụng nhiều nhất để rửa tiền la BBRDW (Bishop, Baldwin, Dillingham và Wong). Năm 1983, CIA đồng ý giải thể BBRDW vì dính nhiều vụ tai tiếng. BBRDW bị tố cáo tham gia vào nhiều vụ tài trợ các hoạt động bí mật của CIA ở khắp châu Á như hoạt động gián điệp công nghiệp tại Nhật, bán vũ khí cho lực lượng du kích chống cộng sản Moudjahidine Afganistan và cho Đài Loan. John C. "Jack" Kindschi là một trong số lãnh đạo của BBRDW; trước khi nghỉ hưu vào 1981, ông ta là Trưởng Trung tâm CIA tại Honolulu.
Rõ ràng là bà Ann Dunham Soetoro và người chồng Indonésie Lolo Soetoro (bố dượng của TT Obama) có những liên hệ chặt chẽ với các hoạt động của CIA nhằm vô hiệu hóa ảnh hưởng của Liên Xô-TQ tại Indonésie giai đoạn hậu Sukarno. Bản báo cáo Wayne Madsen Report cũng phát hiện ra rằng các điệp viên cao cấp của CIA được bổ nhiệm chính thức hoặc không chính thức vào các vị trí công tác tại Indonésie đều núp dưới các vỏ bọc của USAID, Đội Hòa bình (Peace Corps) và USIA (Hãng Thông tin Mỹ).
Một trong các quan hệ gần gũi nhất của Suharto ở CIA là Kent B. Crane, nhân viên CIA tại ĐSQ Mỹ tại Jakarta. Ông ta thân thiết với Suharto tới mức là khi đã về hưu, là một trong số rất ít doanh nhân được chính phủ Suharto cấp cho hộ chiếu ngoại giao của Indonésie. Công ty Crane Group của Crane chuyên cung cấp các loại súng nhỏ cho quân đội Mỹ, Indonésie và các nước. Crane cũng từng là cố vấn đối ngoại cho Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew, sau đó được Tổng thống R. Reagan bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Indonésie.
Vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, bà Dunham phụ trách các tiểu dự án tại Indonésie của Quĩ Ford, Trung tâm Đông-Tây và USAID. Tiến sĩ Gordon Donald (con) khi đó là một cán bộ tòa Đại sứ Mỹ. Ông ta hỗ trợ việc bảo vệ Sứ quán Mỹ trước những cuộc biểu tình dữ dội của sinh viên có tư tưởng chống Mỹ trong giai đoạn xảy ra đảo chính của Suharto chống TT Sukarno. Là nhân viên của Phòng kinh tế, Donald phụ trách các tiểu dự án của USAID dành cho nông dân Indonésie; đây cũng chính là những tiểu dự án mà bà Dunham hợp tác cùng USAID trong những năm 70 sau khi thôi giảng dạy tiếng Anh tại Indonésie (cũng là chương trình của USAID).
Trong cuốn Who's Who in the CIA (Ai là ai trong CIA), xuất bản năm 1968 tại Tây Đức, Donald được mô tả là một điệp viên CIA từng hoạt động tại Lahore, Pakistan, thành phố mà sau này bà Dunham đã lui tới để thực hiện các tiểu dự án của Ngân hàng phát triển châu Á trong vòng 5 năm.
Trong số các nhân vật đã làm việc tại Jakarta, Who's Who in the CIA còn nhắc đến Robert F . Grealy; ông này trở thành Giám đốc đối ngoại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của J.P. Morgan Chase, rồi Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Indonésie. Tổng Giám đốc J.P. Morgan Chase, Jamie Dimon, từng làm cho Quĩ Ford và là người quyết định phân phối tài chính cho các tiểu dự án của bà Dunham.
Trong thời kỳ làm việc tại Pakistan (năm 1980 và 1981), bà Dunham có đón con trai (Barack Obama) sang thăm. Nhân dịp này Barack Obama cũng đi chơi Karachi, Lahore của Pakistan và thành phố Hyderabad của Ấn Độ. Đây là giai đoạn CIA gia tăng các hoạt động tại Afganistan từ lãnh thổ Pakistan.
Ngày 31/1/1981, Phó Phòng nghiên cứu và báo cáo của CIA (ORR, Office of Reseach and Reports) đã gửi một báo cáo mật dài (mã số NOFORN) cho Giám đốc CIA, Allen Dulles, trong đó có nhắc đến nhiệm vụ thu tin tình báo tại Cận Đông, Đông Nam Á và Trung Đông giai đoạn từ 17/11 đến 21/12/1957.
Ông ta có nhắc đến trong bản báo cáo này cuộc gặp với nhóm của Tướng về hưu Jesmond Balmer, khi đó là nhân viên cao cấp của CIA tại Hawaii, về lời đề nghị của Chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương "thu thập các tin tình báo cần thiết cho công tác nghiên cứu". Tiếp đó ông ta kiến nghị CIA nên tìm chọn và thu hút "những sinh viên học tiếng TQ của ĐH Hawaii để phục vụ cho công tác thu tin tình báo".
Ông ta cũng nói tới các cuộc tranh luận tại cuộc Hội thảo về công tác phản gián của Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á diễn ra tại Baguio từ 26 đến 29/11/1957; Ủy ban Kinh tế thảo luận về "các quĩ dành cho việc phát triển kinh tế" nhằm chống lại "các hoạt động gây bạo loạn do các nhóm thân TQ-Liên Xô gây ra trong khu vực". Các phái đoàn Thái Lan và Philippines tìm mọi cách để nhận được một phần của quĩ trên, cộng với các dự án của USAID trong khu vực, những dự án có sự tham gia của mẹ Barack Obama.
Theo nhiều tài liệu của CIA đã được bạch hóa thì ĐH Hawaii đã và hiện vẫn còn hợp tác với CIA trong lĩnh vực chiến tranh tâm lý. Tiến sĩ Susan Brandon, hiện là Giám đốc chương trình nghiên cứu về hành vi con người thuộc Trung tâm Phản gián và tình báo (DCHC) của DIA, được nhận bằng tiến sĩ Tâm lý tại ĐH Hawaii. Brandon có dính líu tới một chương trình bí mật qua hợp tác với Hội tâm lý Mỹ (American Psychological Association), RAND Corporation và CIA nhằm mục đích " cải thiện các tiến trình thẩm vấn"; đối tượng của các nghiên cứu này là các tù binh của căn cứ không quân Bagram ở Afghanistan và các trại giam bí mật khác; các biện pháp tiến hành là gây tình trạng mất ngủ và mất cảm giác giác quan, gây đau đớn mạnh và cô lập hoàn toàn lên các đối tưọng trên.
Mối quan hệ hợp tác giữa CIA với ĐH Hawaii vẫn tiếp tục giai đoạn cuối những năm 70; cựu Hiệu trưởng ĐH Hawaii từ 1969 đến 1974, Harlan Cleveland, được mời tới giảng bài tại tổng hành dinh CIA ngày 10/5/1977. Trước khi nhận nhiệm vụ tại ĐH Hawaii, Cleveland là Thư ký Phòng quan hệ với các tổ chức quốc tế (Bureau of International Organization Affairs) từ 1965 đến 1969. Trong tài liệu đề ngày 21/5/1971, Cục trưởng Cục đào tạo của CIA ghi rõ CIA đã tuyển chọn một sĩ quan của Hải quân khi anh này mới bắt đầu học năm thứ hai ĐH Hawaii.
Có rất nhiều tài liệu nói về mối quan hệ giữa George H. W. Bush với CIA và các hoạt động của ông bố và các con của ông ta kể cả cựu TT George W. Bush làm việc cho CIA. Riêng đối với TT Barack Obama, có ít thông tin về các mối liên hệ của gia đình ông ta với CIA. Theo luật của Mỹ thì TT và Phó TT không bị điều tra về quá khứ. Nhưng những gì mà phóng viên điều tra Wayne Madsen phát hiện cho thấy gia đình (bố, mẹ, dượng, bà) của Barack Obama cũng không ngoài qui luật của nước Mỹ.
Theo Nguyễn Đình (CAND)
Từ khóa » Tiểu Sử Tt Obama
-
Barack Obama – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ Barack Obama | VOV.VN
-
Barack Obama Tiểu Sử Và Chân Dung Của Một "Hiện Tượng Thế Giới"
-
Tiểu Sử Của Barack Obama, Tổng Thống Thứ 44 Của Hoa Kỳ
-
Tiểu Sử Của Tổng Thống Barack Obama - Báo Lao Động
-
Barack Obama - Dấu ấn Vị Cựu Tổng Thống Mỹ Tuổi Tân Sửu
-
Barack Obama | Tiểu Sử, Tổng Thống Và Sự Kiện
-
04/11/2008: Obama Trở Thành Tổng Thống Gốc Phi đầu Tiên Của Mỹ
-
Bài Phát Biểu Của Tổng Thống Obama Trước Người Dân Việt Nam
-
Nhìn Lại Chuyến Thăm Lịch Sử Của TT Obama Tới Việt Nam - Zing
-
Cuộc Sống Tựa Thiên đường Của Gia đình Obama - Công An Nhân Dân
-
5 Quyển Sách Về Tổng Thống Obama Giúp Bạn Thay đổi Cuộc đời
-
Cuộc đời Của Mẹ TNS Barack Obama - Tuổi Trẻ Online