Những Mâu Thuẫn Trong Người Nhật Hiện đại – Thay đổi để Hòa ...
Có thể bạn quan tâm
Lịch sự, trung thực, nghiêm túc,…
Thế giới dành những từ này để miêu tả người Nhật. Tại sao người Nhật lại có được phong thái như vậy trong mắt bạn bè quốc tế. Đó là vì họ luôn bị ảnh hưởng bởi 3 từ sau.
忠義(ちゅうぎ) : Chuugi 忠誠(ちゅうせい) : Chuusei 仁義(じんぎ) : Jingi
Khi còn bé, những đứa trẻ Nhật Bản đã được dạy dỗ để thấu hiểu và coi trọng 3 từ nói trên. Hãy cùng lý giải từng từ một.
Ảnh 風船あられの漢字ブログ – ココログ
忠義 (Trung nghĩa)
Nếu giải thích theo ý nghĩa của Kanji có lẽ sẽ dễ hiểu hơn. Đầu tiên 忠 có nghĩa là không nói dối, đặt điều vu khống người khác. Tiếp theo 義 trong 義理 (giri) là nghĩa lý, đạo lý. Tóm lại, nghĩa của từ 忠義 (Chuugi) là không được phép lừa gạt, coi thường cấp trên, Sempai, người lớn tuổi hơn và những người có ơn với mình.
忠誠 (Trung thành)
Từ này rất gần nghĩa với từ Chuugi ở trên. Tuy nhiên Chuusei được sử dụng với nghĩa mạnh hơn. Không chỉ tuyệt đối không được phép nói dối, mà còn phải cư xử với những đối tượng kể trên bằng thái độ chân thành.
仁義 (Nhân nghĩa)
Không ai được phép chọn người thân. Thế nhưng mỗi người sẽ có những cảm xúc khác nhau khi nhắc đến gia đình của mình. Vẫn có những người tức giận vì người thân của họ ngu ngốc.
Vì là người thân nên họ có thể dễ dàng tha thứ cho bạn, nhưng thử nghĩ mà xem. Xã hội này vốn dĩ chẳng hoàn hảo, nếu cái gì cũng khiến bạn bất mãn, nếu bạn không thể thích ứng với môi trường, mọi chuyện sẽ tệ biết bao.
Cách suy nghĩ trên nền tảng 3 từ này có thể giúp bạn lý giải chế độ “làm việc trọn đời” của người lao động Nhật Bản.
Ảnh Yahoo Finance
Một khi đã được nhận việc, người Nhật sẽ không muốn bỏ giữa chừng. Vì họ muốn có thể cống hiến đến cùng cho công ty.
Đây là suy nghĩ ảnh hưởng từ tư tưởng của các Samurai. Mỗi Samurai sẽ có một người chủ để đi theo, nhất quyết không bao giờ phản bội người đó. Thậm chí có xả thân cũng phải bảo vệ chủ nhân của mình.
Cho dù có những quan điểm không tương thích, thậm chí mâu thuẫn với sếp, thế nhưng bạn không được phép cãi lại, phải nhẫn nhịn và chịu đựng.
Quan điểm này đã giảm bớt trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Tuy nhiên vẫn có những người Nhật băn khoăn với sự thay đổi này. Liệu có nên thích ứng để hòa nhập với môi trường quốc tế, hay giữ gìn nét bản sắc truyền thống đặc trưng của nước Nhật?
Mọi người nghĩ sao về vấn đề này?
Kengo Abe
Người Nhật kỹ đến mức từng thay đổi cờ quốc gia vì hình tròn bị lệch trung tâm 1%
“Qui tắc vàng” cho những ai muốn làm việc trong công ty Nhật
So sánh một ngày làm việc hai công ty Nhật -Việt có gì hot?
Từ khóa » Người Nhật Bảo Thủ
-
Tính Cách Người Nhật Và Những điều Chưa Kể - Tsunagu Japan
-
Sự Bảo Thủ đến 'quái Gở' Trong Văn Hóa Quản Trị Của Người Nhật
-
Nước Nhật Nguyên Tắc Và Bảo Thủ - Mira Chan's Kitchen
-
Niềm Tự Hào Và Sự 'bảo Thủ' - Tiền Phong
-
Vì Sao Nhân Tài Quốc Tế Không Ai Muốn đến Nhật Bản? - CafeF
-
Người Nhật Bất Chấp Sức Khỏe, đi Làm Mùa Dịch Vì 'văn Hóa Con Dấu'
-
Ôtô Nhật Bản - đã Hết Thời Bảo Thủ - VnExpress
-
Người Nhật Muốn Sự ổn định - Tuổi Trẻ Online
-
Liệu Người Nhật Có Thể Chấm Dứt Làm Việc Cật Lực? - BBC
-
Sao Bọn Nhật Nó Vừa Bảo Thủ Lại Vừa Sáng Tạo được Nhỉ? | Page 3
-
Nhật Bản: Đảng Bảo Thủ Bắt đầu Tìm Người Kế Nhiệm Thủ Tướng ...
-
Tính Cách Người Nhật Bản - Nhật Bản (.vn)
-
6 Tính Cách đặc Trưng Làm Nên Con Người Nhật Bản - Javiet
-
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI NHẬT TRONG CÔNG VIỆC - Vietlabo