Những Mẫu Viết Cáo Phó Cho Từng Tôn Giáo | Tang Lễ Martino

Tóm tắt nội dung [Hiển thị]

  1. MẪU VIẾT CÁO PHÓ LÀ GÌ ?
    1. Mẫu viết cáo phó
  2. TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ CÁC MẪU CÁO PHÓ
    1. Mẫu cáo phó phổ thông
    2. Những mẫu viết cáo phó đặc trưng
    3. Cáo phó Phật Giáo
    4. Cáo phó Công Giáo
    5. Một số mẫu cáo phó đặc trưng khác

Sinh lão bệnh tử là 4 giai đoạn của một chu kỳ mà con người bất kỳ ai cũng phải trải qua. Đến giai đoạn cuối cùng - tử, lúc này khi người ra đi nhắm mắt xuôi tay cần phải được thông báo để bạn bè, người thân biết chuyện đến thăm viêng lần cuối.

Đây là nét văn hóa vô cùng nhân văn của chúng ta. Và để có thể thông báo về sự ra đi vĩnh hằng của người đã khuất, gia đình cần chuẩn bị những mẫu viết cáo phó để dễ dàng thông cáo cho mọi người.

Dịch vụ thiết kế cáo phó

Thiết kế cáo phó online

MẪU VIẾT CÁO PHÓ LÀ GÌ ?

Cáo phó là một từ hán việt chính vì vậy đôi khi nhiều người chưa hiểu về cụm từ này. Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích. Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người mất, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan… (theo Wikipedia).

Mẫu viết cáo phó

Mẫu viết cáo phó

Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích

Còn mẫu viết cáo phó là gì? Hiểu nôm na như việc chúng ta viết đơn xin việc, đơn xin nghỉ phép thì chúng ta phải tuân theo một mẫu văn bản nhất định theo quy định của cơ quan hay một tổ chức nào đó. Thì tương tự mẫu viết cáo phó cũng vậy. Mẫu viết cáo phó chính là một mẫu văn bản sẵn có được thiết lập đầy đủ những thông tin cần thiết để thông báo về sự ra đi của người đã khuất.

Mẫu viết cáo phó có sự đa dạng nhất định tùy thuộc theo tôn giáo mà gia đình mà người đã khuất tôn thờ. Chính vì vậy mà khi viết cáo phó, người được giao nhiệm vụ phải chọn lựa đúng mẫu cáo phó phù hợp.

TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ CÁC MẪU CÁO PHÓ

Như chúng ta đề cập, cáo phó được dùng để thông báo về một tin buồn, về sự ra đi của một người nào đó. Trước đây cáo phó còn được biết dưới dạng là giấy báo tử dành cho những gia đình có người hy sinh ngoài chiến trường. Tuy nhiên hiện nay, hình thức này đã được thay đổi và chủ yếu tồn tại dưới 2 dạng.

Dạng đầu tiên là thông báo tin buồn. Đây là dạng cáo phó phổ thông dành cho những người không tôn giáo.

Dạng thứ 2 là cáo phó đặc trưng. Loại cáo phó này lại được chia làm nhiều loại nhỏ theo mỗi một tôn giáo nhất định. Cụ thể những cáo phó đặc trưng này gồm những mẫu nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở thông tin phía dưới.

Mẫu viết cáo phó

Mẫu cáo phó phổ thông bao gồm những thông tin cơ bản nhất về người đã khuất và chương trình tang lễ.

Mẫu cáo phó phổ thông

Mẫu cáo phó phổ thông bao gồm những thông tin cơ bản nhất về người đã khuất và chương trình tang lễ. Cụ thể những nội dung này bao gồm:

Nội dung được in đậm trên bản cáo phó sẽ là TIN BUỒN hoặc CÁO PHÓ được in to chính giữa ngay phía trên để mọi người có thể ngay lập tức hiểu được thông điệp được truyền tải.

Đại điện gia đình người mất vô cùng thương tiếc báo tin.

Họ và tên đầy đủ của người mất.

Ngày tháng năm sinh của người mất (thường thì chỉ cần viết năm sinh cũng được).

Chỗ ở, địa chỉ lưu trú hiện tại của người đã mất

Thời gian chính xác của người mất (bao gồm giờ, phút, ngày tháng năm theo cả dương lịch và âm lịch).

Thời gian diễn ra lễ viếng từ mấy giờ đến mấy giờ vào ngày bao nhiêu.

Địa điểm cụ thể tổ chức lễ viếng là ở đâu.

Lễ truy điệu diễn ra vào thời gian nào (ngày, giờ), địa điểm nào.

Địa điểm an táng ở đâu.

Ngoài ra đôi khi những thông tin này còn bao gồm nội dung là: thông báo về đơn vị, thâm niên và chức vụ công tác của người mất (nếu có), chi tiết hơn thì còn ghi thêm người mất hưởng thọ bao nhiêu tuổi thay vì chỉ ghi năm sinh không thôi.

Kết thúc bản cáo phó (tin buồn) người thay mặt gia đình trân trọng thông báo (kính báo).

Những mẫu viết cáo phó đặc trưng

Mẫu viết cáo phó đặc trưng được phân chia theo tôn giáo mà người đã khuất tôn thờ. Chẳng hạn người đã khuất khi sống theo đạo tin lành thì khi mất phải dùng cáo phó đạo tin lành, tương tự với đạo Phật hay đạo Công giáo,... cũng vậy. Hãy cùng tang lễ Martino tìm hiểu xem những mẫu cáo phó đặc trưng này có gì khác với mẫu cáo phó phổ thông.

Cáo phó Phật Giáo

Cáo phó Phật Giáo bao gồm những nội dung sau:

Tiêu đề của mẫu cáo phó: CÁO PHÓ - Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật

Đại diện gia đình người mất vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và bạn hữu xa gần.

Họ và tên của người mất. Nội dung này sẽ được viết dưới dạng Phật tử: …. (họ tên người mất) và Pháp danh: …. (pháp danh của người mất được dùng khi họ tham gia đạo Phật).

Năm sinh và thời gian vãng sanh, hưởng thọ bao nhiêu tuổi.

Địa điểm tổ chức tang lễ

Nội dung chương trình tang lễ:

Thời gian tổ chức lễ nhập liệm, phát tang và thăm viếng

Thời gian diễn ra lễ động quan (bao gồm cả thông tin người chứng minh tang lễ nếu có)

Tang gia đồng kính bảo (Người thân trong gia đình của phật tử đã mất).

Mẫu viết cáo phó phật giáo

Mẫu viết cáo phó Phật Giáo

Cáo phó Công Giáo

Mẫu cáo phó này không thể hiện đơn giản chữ đen nền trắng thông thường mà nó sẽ có cả những biểu tượng của lòng Chúa thương xót.

Về phần nội dung, mẫu cáo phó này bao gồm những nội dung như sau:

Nội dung trích dẫn đầu cáo phó: “Trong niềm hy vọng vào mầu nhiệm của Chúa Kitô phục sinh, chúng tôi xin loan báo đến thân bằng quyến thuộc: A (danh xưng của người mất với người viết cáo phó) của chúng tôi là ông/bà Linh Hồn X. (tên người đã mất) vừa an nghỉ trong Chúa”.

Nội dung về thông tin của người quá cố:

+ Họ tên người quá cố được viết dưới dạng Ông/ bà Linh Hồn X

+ Ngày tháng năm sinh của người quá cố

+ Thời gian từ trần của người quá cố được trình bày dưới dạng: Đã an nghỉ trong Chúa lúc bao nhiêu giờ, ngày, tháng, năm… tại đâu.

+ Hưởng thọ bao nhiêu tuổi

+ Linh cữu được quản tại đâu

Nội dung về chương trình thăm viếng và Thánh Lễ An Táng:

+ Thời gian làm nghi thức Phép xác/ Phát Tang và đọc Kinh

+ Thời gian thăm viếng/ Cầu nguyện/ Đọc kinh

+ Thời gian thăm viếng/ Cầu nguyện/ Đọc kinh Hội đoàn/ Giáo đoàn/ Ca đoàn

+ Thành lễ an táng được diễn ra ở đâu vào thời gian nào

+ Thành lễ linh cữu di chuyển được an táng hoặc hỏa táng tại đâu vào thời gian nào

Tang gia đồng kính báo (Người thân trong gia đình của phật tử đã mất).

Mẫu viết cáo phó công giáo

Mẫu viết cáo phó Công giáo

Một số mẫu cáo phó đặc trưng khác

Ngoài hai mẫu viết cáo phó trên, vẫn còn những mẫu cáo phó đặc trưng khác như cáo phó đạo tin lành và những đạo phái khác. Tuy nhiên nhìn chung phần nội dung chính của những cáo phó này vẫn bao gồm thông tin cơ bản về người đã khuất.

Bên cạnh đó còn có thời gian, địa điểm và chương trình tổ chức tang lễ để người thân và bạn bè gia đình nắm bắt. Điểm khác biệt tồn tại giữa những mẫu cáo phó này chính là hình thức cáo phó và những lời dẫn và câu từ sử dụng để chỉ tên, hay các hoạt động tổ chức mà thôi.

Trên đây chúng tôi vừa đề cập với gia đình những nội dung liên quan đến mẫu viết cáo phó. Nếu gia đình đang có chuyện buồn và chưa có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị mẫu cáo phó phù hợp, hãy liên hệ với Tang Lễ Martino. Chúng tôi sẽ tạo ra sự hỗ trợ tốt nhất cho gia đình trong vấn đề này.

Gia đình có thể truy cập website https://tanglemartino.com/. Hoặc hotline 0944448822 Mr Tâm để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ của chúng tôi.

Từ khóa » Cáo Phó Người Công Giáo