Những Mộ Cổ Danh Tướng, Bác Học ít Người Biết ở Sài Gòn
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi trên mạng xã hội
- Trang nhất
- Tin Tức
- Rss
- Đăng bài viết
- Tìm kiếm
- Thăm dò ý kiến
- Tìm kiếm
- Liên hệ
- Giới thiệu
- Giới thiệu Chùa Thành Lạng Sơn
- Trang nhất
- Chuyện Đạo & Đời
Nằm sâu trong đường số 10 (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức) từ xưa đã tồn tại một ngôi mộ cổ nằm sát đường qua lại. Đây là mộ của ông Tạ Dương Minh, hiệu Thủ Đức, tiền hiền thôn Linh Chiểu. Bia mộ không ghi năm mất chỉ viết thời gian lập mộ vào năm 1890. Tháng 7/2016 ngôi mộ đã được trùng tu với kinh phí 120 triệu.
Theo các tài liệu, ông là người là người có công khai sáng vùng đất Thủ Đức, tên hiệu của ông được đặt tên quận Thủ Đức ngày nay. Ông Tạ Dương Minh là thủ lĩnh của thiểu số người Hoa "bài Thanh phục Minh" di cư sang Việt Nam. Tại vùng Linh Chiểu xưa kia, họ đã cùng một số cư dân người Việt, người Champa, người Chân Lạp khai khẩn đất hoang, mở rộng canh tác rồi lập nghiệp.
Một trong những ngôi mộ lâu đời nhất ổ Sài Gòn la khu mộ cổ Gò Quéo (phường Bình Trưng Đông, quận 2). Gò Quéo là một gò rộng lớn cao 2,5 m bao quanh bởi rạch Giồng Ông Tố. Nơi đây gồm 17 ngôi mộ táng trong đó có hai ngôi mộ độc đáo của quan lại xưa.
Quần thể mộ có hai ngôi mộ cổ từ thời vua Gia Long và Tự Đức là của ông Triệt thanh hầu Phạm Quang Triệt và ông Phạm Duy Trinh. Cả hai đều làm quan dưới thời nhà Nguyễn. Hai tấm bia mộ hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP HCM.
Qua thời gian, hầu hết các mộ ở đây đều bám đầy rêu, nứt nẻ, xuống cấp. Các cơ quan chức năng, chuyên gia nhận định khu mộ nhiều khả năng là nghĩa trang họ Phạm bị hoang phế. Người dân trong vùng thường đến đây lễ bái, quét dọn.
Tọa lạc trong hẻm 79 đường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú ) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2, được xây từ 110 năm trước của vợ chồng ông Lý Tường Quan (tức bá hộ Xường, 1842 - 1896) - người đứng thứ ba trong bốn người giàu có nhất Sài Gòn xưa. Ở thời kỳ đầu Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
Khu mộ được xây bằng đá, có tường rào, mái che, họa tiết chạm khắc công phu. Hơn 100 năm qua nhưng quần thể mộ cổ vẫn được bảo quản khá tốt. Khu mộ mang nhiều nét độc đáo của kiến trúc cổ Trung Hoa: có nhà mồ, hai bên cửa vào có cặp liễn khắc chữ...
Nằm ở hẻm 19 đường Hồ văn Huê (quận Phú Nhuận) là mộ gió của ông Võ Tánh (? - 1801), là một vị tướng theo phò vua Gia Long. Ngôi mộ chính của ông hiện nằm ở Bình Định. Phần nấm mộ có hình chữ nhật, dài 4 m, rộng 3 m và cao khoảng 4 tấc. Phía sau mộ là bình phong vẽ hình hạc, ngụ ý võ tướng công cưỡi hạc về trời.
Ngôi mộ gió của Võ Tánh do Nguyễn Ánh cho xây dựng tại Gia Định năm 1801. Mặt trước bức bình phong tiền vẽ hình con hổ. Sau bình phong tiền là cửa lăng rộng hơn 2 m, hai bên có trụ biểu, trên đầu mỗi trụ có chạm búp sen lớn.
Nơi an nghỉ của cụ Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) - người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới - nằm ở số 520 Trần Hưng Đạo (quận 5). Cổng vào nhà mồ xây kiểu tam quan truyền thống của người Việt.
Còn bên trong là khu nhà mồ được xây vào năm 1889 theo phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với một số họa tiết phương Đông, có diện tích khoảng 50 m2, nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.000 m2. Hiện nay, phần lớn diện tích nơi đây được tận dụng làm bãi giữ xe.
Trong nhà mồ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1 m, dài gần 2 m, được lát bằng phẳng nên dễ nhìn là nền nhà mồ. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế. Theo tư liệu gia đình, nhà mồ này được xây dựng trước khi Trương Vĩnh Ký mất tại Chợ Quán, Sài Gòn.
Ở Công viên Tao Đàn có một ngôi mộ cổ được công nhận là di tích cấp thành phố. Đây là di tích mộ cổ họ Lâm hay còn gọi là Mả Ông Thượng. Mộ được xây dựng năm Ất Tỵ (1895), đây là mộ ông Lâm Tam Lang, người gốc Quảng Đông, cùng vợ là bà Mai Thị Xã. Hậu duệ đời thứ tư của ông là cụ Lâm Quang Ky - Phó lãnh binh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đã góp phần không nhỏ trong trận chiến thắng Nhật Tảo lẫy lừng.
Nguồn tin: vnexpress.net
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết TweetÝ kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là %s để có thể bình luậnNhững tin mới hơn
-
Bí ẩn ngôi mộ đá chưa được giải mã ở Mường Thàng và cổ vật là 12 bông hoa bằng vàng
(21/03/2020) -
‘Thợ sửa xe’ 12 tuổi và ước mơ dành tiền đến trường
(24/03/2020) -
Ngôi làng kỳ lạ cụ già 81 tuổi vẫn được coi là “trẻ con”
(24/03/2020) -
Chuyện kể về ngôi miếu nhỏ trong khuôn viên bệnh viện
(26/03/2020) -
Cụ bà 78 tuổi đạp xe đến trụ sở xã ủng hộ tiền chống dịch Covid-19 gây xúc động
(26/03/2020) -
Trao 300 suất cơm chay, nước uống và 2.200 khẩu trang miễn phí
(28/03/2020) -
Ngôi chùa của các Ni Sư cưu mang trẻ mồ côi
(28/03/2020) -
Phá hủy chùa chiền, cả gia tộc bị diệt vong
(30/03/2020) -
Bí ẩn những hòn đá thần kỳ biết ‘đi’, biết ‘khóc’ như có sinh mệnh
(30/03/2020) -
Hà Nội: Hàng chục giếng cổ "ẩn mình" trong lòng phố cổ
(02/04/2020)
Những tin cũ hơn
-
Nữ giám đốc bỏ tiền túi tài trợ ăn, ở cho hàng trăm người cách ly covid-19
(20/03/2020) -
Chuyện đàn quạ bám đuổi trả thù người đàn ông Ấn Độ suốt 3 năm
(20/03/2020) -
Nhục thân bất hoại của Hòa thượng Phổ Sái trên đất Thái Lan
(17/03/2020) -
Vĩnh Phúc: Chuyện ly kỳ quanh hòn đá mọc giữa đường được cho là linh thiêng
(15/03/2020) -
Người 'cha' chôn cất hơn 20.000 thai nhi, cứu sống hơn trăm đứa trẻ
(15/03/2020) -
Vua Thành Thái và những uẩn ức của một ông vua yêu nước
(12/03/2020) -
Bí ẩn ngôi chùa phát tích từ ánh hào quang trong giấc mơ của vị cao tăng
(11/03/2020) -
Giải mã bí ẩn rừng lim cổ thụ được thần trăn bảo vệ
(09/03/2020) -
Những bí ẩn chưa có lời giải của ngôi mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn
(09/03/2020) -
Người mẹ với cuốn sổ hộ khẩu dày và dài nhất Việt Nam
(08/03/2020)
Giới thiệu Chùa Thành Lạng Sơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự
Thăm dò ý kiếnBạn biết đến website Chùa Thành từ nguồn nào?
Trên Google Trên đài, báo Từ Phật tử Xác minh bạn không phải là Robot Tin xem nhiều- Trước khi phán xét ai đó hãy nhìn lại bản thân mình
- Vì sao cổ nhân lại nói: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người”?
- Lớp học Tiếng Anh đặc biệt của Phó trưởng công an xã ở Nghệ An
- Hãy học cách cho đi thay vì chỉ biết nhận lại
- Phật dạy 3 cách tu tâm tạo nghiệp lành để trọn đời hạnh phúc
- Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế tài chính Trung ương GHPGVN thăm và làm việc với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh
- 9 câu danh ngôn của cổ nhân - 9 bài học làm người đầy trí tuệ
- "Hoa hậu" Bích Liên đã chính thức xuống tóc đi tu tại Phan Thiết
- Vì sao truyền thuyết lại đi vào chính sử: ‘Con Rồng cháu Tiên’ có phải chỉ là một câu nói hình tượng?
- Công dụng diệu kỳ của trái bình bát ít người biết đến
- Đang truy cập81
- Hôm nay6,246
- Tháng hiện tại620,816
- Tổng lượt truy cập46,864,313
Đăng nhập Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã xác minh từ ứng dụng Google Authenticator Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Quên mật khẩu? Để đăng ký thành viên, bạn cần khai báo tất cả các ô trống dưới đây Giới tính N/A Nam Nữ- Bạn thích môn thể thao nào nhất
- Món ăn mà bạn yêu thích
- Thần tượng điện ảnh của bạn
- Bạn thích nhạc sỹ nào nhất
- Quê ngoại của bạn ở đâu
- Tên cuốn sách "gối đầu giường"
- Ngày lễ mà bạn luôn mong đợi
Từ khóa » Tạ Dương Minh Là Người Dân Tộc Nào
-
Tạ Dương Minh - Cồ Việt Mobile
-
Hiu Quạnh Mộ Người Khai Phá đất Thủ Đức - Báo Thanh Niên
-
Tạ Dương Minh - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Ông Tiền Hiền Tạ Dương Minh, Người Có Công Lập Nên Chợ Thủ Đức ...
-
Thủ Đức - Khát Vọng Phát Triển - Kỳ 1: Ngày Xưa Thủ Đức
-
Ông Tạ Dương Minh Là Người Dân Tộc Nào? Câu Hỏi 4562470
-
Ông Tạ Dương Minh Có Tên Húy Là Huy,... - Nghiên Cứu Lịch Sử
-
Bí ẩn Hậu Duệ Và Ngôi Cổ Mộ Của Vị Tiền Hiền được Lấy Tên đặt Cho ...
-
Tiền Hiền Tạ Dương Minh - Người Khai Phá Ra Vùng Đất Thủ Đức ...
-
Mộ Cổ Hoành Tráng Của Người Sáng Lập Thủ Đức - Kiến Thức
-
Đường Minh Hoàng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thủ Đức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chợ Thủ Đức Và Ngôi Nhà Thờ Hoang Phế - VietNamNet
-
Chuyện Lạ Mộ Cổ Sài Gòn - PLO