Những Món ăn đặc Sản Miền Tây Mùa Nước Nổi Từ Bông điên điển
Có thể bạn quan tâm
- Du Lịch Miền Tây
Cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hằng năm, người dân miền Tây Nam Bộ lại đón nhận món quà từ thiên nhiên – mùa nước nổi về. Du lịch miền Tây vào mùa nước nổi, bạn sẽ cảm nhận sự căng tràn sức sống của thiên nhiên. Dòng nước Mê Kông mang theo phù sa màu mỡ tưới mát cho những cánh đồng khô cằn ở miền Tây. Cây cối được khoác lên mình tấm áo mới, thảm thực vật trở nên phong phú, thủy hải sản dồi dào đến không tưởng. Tất cả đã tạo nên một nguồn thực phẩm lớn làm giàu hơn cho kho tàng ẩm thực miền sông nước. Đây củng là thời điểm du khách được thưởng thức một thứ đặc sản đó là bông điên điển.
Bông điên điển
Nghe cái tên thôi đã thấy kỳ lạ chính người dân nơi đây cũng không nhớ rõ hoa có từ bao giờ và nguồn gốc xuất xứ như thế nào. Chỉ biết rằng cứ mỗi độ con nước về hoa lại nở vàng rực trên khắp những cánh đồng, triền đê. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, muốn hái bông điên điển nên hái vào buổi chiều vì lúc đó bông vừa mới hé nhụy, tươi ngon. Còn hái vào buổi sáng hoa nở ong bướm đã lấy mật không còn tinh túy nữa.
Bông điển điển được chế biến thành nhiều món ăn ngon
Có rất nhiều món ăn ngon được các bà, các chị chế biến từ những bông hoa điên điển. Như gỏi điên điển, điên điển xào tôm, điên điển chấm cá kho lạt, chấm mắm kho, bông điên điển bún nước lèo, canh chua bông điên điển…
Canh chua bông điên điển
Đây là một trong những món ăn đặc trưng nhất của miền Tây mùa nước nổi. Bông điên điển sau khi hái, nhặt sạch bông khô héo, rồi đem rửa sạch để ráo. Cá bỏ vào nồi nấu đến khi sôi lên, cho vào chanh, ớt, đường, bột ngọt, muối nêm sao cho vừa khẩu vị, rồi tiếp đến thả bông điên điển vào. Ngoài ra, muốn tăng thêm hương vị ta có thể thêm vài cọng bông súng, bạc hà, giá đỗ, rau thơm, vài lát ớt để món canh trông bắt mắt hơn.
Canh chua bông điên điển
Nhắc đến cá để nấu canh chua bông điên điển, người dân nơi đây thường chọn cá lóc, cá bông lau, cá diêu hồng nhưng ngon nhất và điển hình nhất trong mùa lũ chính là cá linh. Bông điên điển vừa giòn, lại có vị bùi nhưng ngọt dịu, cá linh thì béo ngậy hòa quyện với vị chua thanh từ me, cay nồng từ ớt kèm theo mùi thơm nức mũi từ các loại rau thơm đã làm nên món canh chua cá linh bông điên điển đậm đà hương vị.
Lẩu Cá Linh Bông Điên Điển
Mùa nước nổi về cũng là lúc những cánh đồng miền Tây được nhuộm vàng rực rỡ của bông điên điển. Còn những con cá linh béo tròn, lấp lánh ánh bạc theo dòng nước lũ đổ về trở thành đặc sản làm vang danh ẩm thực vùng sông nước Tây Nam Bộ.
lau-ca-linh-bong-dien-dien
Thật thiếu sót, nếu không thử qua hương vị của món lẩu cá linh bông điên điển khi du lịch Miền Tây vào thời gian này. Bạn sẽ từ từ cảm nhận vị dân dã của bông điên điển giòn giòn, thơm nhẹ hòa quyện với thịt cá béo ngọt và nước dùng chua thanh, đúng chất hương đồng gió nội.
Món gỏi bông điên điển
Ai bảo người miền Tây không sáng tạo, khi chỉ với một loại hoa mà có thể cho ra đời vô vàn món ngon độc đáo khác nhau mà không đâu có được. Bạn đã thử chưa món gỏi bông điên điển, chỉ một lần thử qua cũng đủ khiến bạn say mê với mùi vì là lạ của nó. Đây là một món ăn hết sức đặc sắc, có sức gây thương nhớ cho bất kỳ ai thưởng thức món ăn này. Cái giòn của bông điên điển, vị ngọt của thịt heo và những con tôm, thêm các loại rau thơm là ta đã có một món ăn đặc sản của người miền Tây.
Gỏi tép đồng bông điên điển
Người ta thường trộn bông điên điển với giấm đường hoặc nước me cùng với các loại rau củ khác như cà chua, dưa leo, rau thơm… Nhấn nhá thêm vị ngọt cho đĩa gỏi có thể là tép ram, tôm luộc, giò chả hoặc thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Đĩa gỏi ngon là phải cân bằng trong độ chua ngọt hài hòa và giữ được cái giòn bùi đặc trưng của điên điển.
Bánh xèo bông điên điển
Cầu kỳ nhất trong những món ăn chế biến từ bông điên điển là bánh xèo bông điên điển. Bánh xèo được làm từ bột gạo, khuấy đều với nước cốt nghệ sao cho ánh lên màu vàng tươi của nghệ, rồi trộn đều với nước cốt dừa nhằm tăng thêm độ béo. Sau khi làm xong bột bánh, ta tiến hành công đoạn đổ bánh. Đầu tiên tráng chảo nóng, đổ dầu vào, rồi múc lượng vừa đủ từ bột bánh xèo đổ vào chảo, tráng đều và nhanh tay sao cho bên không quá mỏng bên thì quá dày.
Bánh xèo bông điên điển
Khi vỏ bánh chín, cho thịt, tép đã xào, bông điên điển và củ sắn vào. Tiếp theo, úp phân nửa bánh lại, đậy nắp vung đợi khi bông điên điển và củ sắn chín thì gắp ra dĩa. Gắp một phần bánh nóng hổi vừa làm, cuộn tròn bởi nhiều lớp rau sống tươi thơm, chấm đều trong nước mắm chua ngọt thơm nức mùi. Phần bánh nóng mềm với độ béo vừa đủ kết hợp với vị bùi từ bông điên điển đã tạo ra món ăn cực ngon, khó cưỡng đối với thực khách. Thêm vào đó sự hòa trộn ăn ý với vị ngọt từ tôm, thịt, vị thanh mát từ củ sắn, vị chát nhẹ từ rau rừng tất cả đã làm nên nét đặc trưng riêng cho món bánh xèo của người dân vùng lũ. Mới nghe thôi mà đã thấy bụng cồn cào, vì vị ngon, ngọt, thơm, béo của bánh được hòa quyện với vị đặc trưng của bông điên điển tạo nên một vị bánh xèo lạ lẫm… với nước mắm chua ngọt tạo hương vị ngon khó quên.
Bông điên điển xào
Bông điên điển xào tỏi là món ăn cực kỳ đơn giản để chế biến nhưng lại hấp dẫn vô cùng. Bông điên điển sau khi xào chín vừa giòn vừa mềm, phần tỏi phi thơm nồng kèm theo hương thơm ngào ngạt từ bông điên điển làm kích thích người ăn ngay từ hương vị đầu tiên.
Bông điên điển xào thịt bò
Để tăng thêm vị ngọt cũng như sắc màu cho món ăn, người nấu có thể thêm giá đỗ, hẹ, thịt bò, tôm…vào xào chung với bông điên điển. Tuy chỉ đơn giản là món rau xào đạm bạc ăn kèm theo cơm nhưng bông điên điển xào tỏi lại là món ăn không thể vắng mặt trong mỗi bữa cơm gia đình khi mùa nước về.
Bông điên điển muối chua
Ngoài ăn sống hoặc chế biến món ăn ngon, bông điên điển còn được muối chua. Đây là món ăn khoái khẩu của người miền Tây, bởi nó ngon và hấp dẫn nên trong dân gian lưu truyền câu ca rằng: “Điên điển mà đem muối chua. Ăn kèm cá nướng cả vua cũng thèm”.
Bông điên điển muối chua
Bông điên điển vớt đem về rửa sạch, lựa bỏ lá úa, bông hư, để ráo nước và ngâm nước muối, hai ngày là thành dưa chua bông điên điển ăn được rồi. Có người còn ngâm giá sống chung với bông điên điển làm ra món dưa chua vừa mang hương vị dưa giá vừa hương vị dưa bông điên điển.
Những món ăn từ bông điên điển đã góp phần làm nên sự đặc sắc của ẩm thực miền Tây sông nước. Bông điên điển là đặc sản chỉ có ở miền Tây mùa nước nổi vậy nên nếu có cơ hội bạn hãy du lịch Miền Tây mùa nước nổi và thưởng thức nhé!
Tour Du Lịch Miền Tây 1 Ngày
Tour Cần Thơ 1 ngày: Chợ Nổi Cái Răng – Bình Thủy – Cồn Sơn
690,000₫/ kháchTour Cần Thơ 1 ngày: Chợ Nổi Cái Răng – KDL Mỹ Khánh Trải Nghiệm Làm “Điền Chủ”
990,000₫/ kháchTour Cồn Sơn Cần Thơ nửa ngày đón tại Bến Tàu
250,000₫/ kháchTour Cần Thơ 1 ngày: Chợ Nổi Cái Răng – Bình Thủy – Cồn Sơn
690,000₫/ kháchCó thể bạn sẽ thích
400,000₫/ kháchTour vườn quốc gia Tràm Chim mùa nước nổi
Nếu được một lần du lịch miền tây, hãy nhớ dành một ngày đến thăm Vườn quốc gia Tràm Chim, nơi sở hữu hệ sinh thái đặc trưng của vùng ngập...
Tour Mùa Nước Nổi An Giang – Vàm Nao 1 ngày
990,000₫/ kháchTour du lịch An Giang mùa nước nổi 1 ngày: Rừng Tràm Trà Sư – Búng Bình Thiên – Thánh Đường Hồi Giáo
1,450,000₫/ kháchTour Miền Tây mùa nước nổi 2 ngày 1 đêm: Rừng Tràm Trà Sư – Búng Bình Thiên từ TP HCM
2,290,000₫/ kháchTour An Giang mùa nước nổi: Châu Đốc – Rừng Tràm Trà Sư – Búng Bình Thiên 2N1Đ
1,980,000₫/ kháchTừ khóa » Cá Linh Kho Lạt Bông điên điển
-
Cá Linh Kho Lạt, Bùi Ngùi Nhớ Quê | Phụ Nữ
-
Phát Sốt Với Cá Linh Kho Lạt độc đáo Thơm Ngon Hấp Dẫn - YummyDay
-
Xuýt Xoa Với Cách Kho Cá Linh Ngon Chuẩn Vị Người Miền Tây
-
Gỏi Tép Bông điên điển, Cá Linh Kho Lạt Và Cá Cơm Chiên Giòn
-
Cá Linh Kho Lạt - Sài Gòn Tiếp Thị
-
Cách Làm Cá Linh Kho Lạt Thơm Ngon đậm đà Hấp Dẫn Cho Bữa Cơm
-
Cá Linh Kho Lạt - Báo Thanh Niên
-
Cá Linh Kho Lạt - Món 'hao Cơm' Mùa Nước Nổi Miền Tây
-
CÁCH LÀM CÁ LINH KHO LẠT - Facebook
-
Cá Linh: Đặc Sản Mùa Nước Nổi Miền Tây, ăn Một Lần Nhớ Cả đời
-
Cách Nấu Canh Chua Cá Linh Bông điên điển đậm đà Hương Vị Quê ...
-
Cách Làm Lẩu Cá Linh Bông điên điển Thơm Ngon Như Người Bản Xứ
-
Canh Chua Bông điên điển Cá Linh - Wiki Phununet