Những Món ăn Vặt Rẻ Tiền Ngon Hết Sảy ở Sài Gòn - Trần Công Châu

1. Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn Sài Gòn hiện nay có nhiều “phiên bản” khác nhau, tha hồ cho thực khách lựa chọn, như bánh tráng mỡ hành, bánh tráng me, bánh tráng cuốn… Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là bánh tráng trộn. Tùy theo tay nghề người bán và sở thích của thực khách mà mỗi nơi sẽ một kiểu trộn, nhưng không thể thiếu những nguyên liệu chính là bánh tráng phơi sương cắt sợi dài vừa ăn, mắm tôm, ruốc, trứng cút, khô bò, khô mực, xoài bào nhuyễn, rau răm, sa tế.

165 1Bánh tráng trộn trở thành đặc sản Sài Gòn đích thực từ khoảng 8 – 9 năm trở lại đây. Bây giờ một gói bánh tráng trộn “đúng chuẩn” Sài Gòn có không dưới 10 thành phần nguyên liệu. Có thể tìm ăn món này ở mọi cổng trường học, công viên... với giá từ 10.000đ đến 20.000 đ.

2. Bắp xào

Bắp xào ban đầu không nhiều xe bán nhưng dần dần món ăn này trở thành quà vặt nổi tiếng thành phố, đi đâu cũng thấy, công viên hay cổng trường học nào cũng tìm ra. Bắp xào chỉ là bắp nếp hay hạt bắp mỹ xào với bơ, ruốc tôm và hành lá, một số nơi bán có thêm hành phi, lạp xưởng...

165 2Hộp bắp xào chỉ khoảng 10.000 đến 15.000đ, nhưng ai ăn rồi cũng thèm, ai ngửi qua bụng cũng cồn cào. Bắp xào có mặt ở nhà hàng sang trọng, nhưng nếu muốn ăn ngon, chắc chắn chỉ có ra khu Hồ Con Rùa quận 3 và mua một hộp bắp bình dân, ngồi trên ghế đá nhìn dòng xe xuôi ngược.

3. Bò bía

Người ở xứ khác, nhất là miền Bắc, sẽ khá xa lạ với bò bía. Bò bía và gỏi cuốn có gì khác nhau? Vì sao lại gòi là bò bía, có thịt bò à? Bò bía khác gỏi cuốn vì cuốn bò bía nhỏ hơn, bên trong cuốn gồm củ cải trắng hầm mềm, rau sống, xà lách tươi, lạp xưởng và ruốc tôm. Khi ăn chấm với tương ngọt. Cuốn bò bía ít ỏi lắm nên một khi đi ăn phải ăn hàng chục cuốn. Vừa vui tay, vừa vui miệng.

165 3Hiện nay, bò bía vẫn bán nhiều trên các xe đẩy ở Sài Gòn, nhưng nếu muốn tìm ăn, bạn có thể đến khu ăn vặt đối diện trường đại học Sài Gòn quận 5. Đây có lẽ là nơi hiếm hoi còn sót lại trong thành phố vẫn còn nhiều hàng trung thành bán bò bía, món ăn vặt lâu đời của giới học trò thành phố, với giá chỉ từ 2.000đ/cuốn.

4. Bột chiên

Bột chiên là món ngon vốn gốc từ người Hoa ở khu quận 5, quận 11 của thành phố. Nhưng vì quá hấp dẫn, mà bột chiên đã dần “phủ sóng” khắp thành phố và trở thành một trong những món ăn đặc trưng của Sài thành. Bột chiên thật ra rất đơn giản, chỉ là những khối bột gạo được xắt vuông vừa ăn, xóc qua hắc xì dầu, nước tương, chiên trên chảo cho vàng giòn mặt ngoài, nóng bên trong, cùng với trứng, hành lá.

165 4Đĩa bột chiên thơm nức mũi, bên ngoài giòn rộm, bên trong mềm lại có trứng bùi béo được ăn kèm với đồ chua và chấm với nước tương dấm có vị chua ngọt khiến ai nếm cũng phải mê. Và du khách khi đã nếm một lần rồi khi rời đi chắc chắn sẽ đôi lần thèm, nhớ.

5. Phá lấu

Phá lấu được chế biến từ lòng bò – lòng heo, gồm phèo, lá sách, lá mía, phổi, gan,... sau khi sơ chế thật sạch để hết mùi tanh nồng, người bán ướp chúng bằng ngũ vị hương cùng nhiều loại gia vị đặc trưng rồi ninh mềm. Những chiếc xe đẩy với nồi nước dùng màu cam sôi lục bục, phía trên xếp chồng những mảng thịt lòng to, tiếng kéo xén lách cách của người bán... tất cả hình ảnh đã in sâu vào mọi thế hệ người Sài thành dù là học sinh hay nhân viên văn phòng.

165 5Nồi phá lấu siêu hấp dẫn đang tỏa khói nghi ngút thế này thì thử hỏi còn gì mà sợ mưa?

Phần phá lấu giá chỉ 15 ngàn đồng, rẻ nhưng khó quên, đặc biệt vào những hôm trời mưa hay man mát, món này càng tuyệt.

6. Gỏi khô bò

Đây cũng là món ăn vặt rẻ mà ngon đặc trưng của Sài Gòn. Sợi đu đủ bào nhuyễn thấm nước xốt bò, bên trên là những miếng khô bò dai mềm, đậu phộng, rau thơm thái nhuyễn, bánh phồng tôm. Khi ăn cho thêm tương ớt hay sa tế. Thịt bò khô dai dai, sần sật, vị mặn đậm đà nước sốt bò, vị ngọt của đu đủ hòa cùng vị ớt cay nồng kích thích vị giác, ăn hoài không thấy ngán.

165 6Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám (Q.1) và đường Nguyễn Văn Thủ (Q.1) là 2 địa điểm nổi tiếng Sài Gòn. Hoặc có thể ghé quán bò bía trên đường CMT8, thưởng thức được cả 2 món ngon.

7. Xiên chiên/nướng

Cá viên, bò viên, tôm viên, đậu bắp, đâu hũ… sau khi xâu lại thành từng xiên sẽ được đem chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi những viên thịt phồng to, cháy vàng. Món này ăn với tương ớt và tương đen có vị cay nồng, mằn mặn, giòn dai, nhai sần sật, không quá mềm cũng không quá cứng. Ở một số nơi còn ăn kèm với củ cải, cà rốt ngâm giấm, dưa leo… Chỉ từ 4.000 đồng bạn đã có ngay cho mình một que cá - bò - tôm viên chiên thơm ngon, nóng hổi.

165 78. Gỏi cuốn

Gỏi cuốn và bò bía là hai món hoàn toàn khác biệt. Gỏi cuốn to hơn bò bía, phần nhân bên trong có bún, rau sống, thịt heo luộc hay tai heo luộc, tôm luộc đã bóc vỏ. Gỏi cuốn là món ăn no, khi ăn chấm với mắm nêm pha hoặc tương, chỉ khoảng 3 – 5 cuốn là người ăn đã no “ứ hự”. Một cuốn gỏi có giá từ 5.000đ trở lên tuỳ thành phần bên trong nhiều hay ít thịt, tuỳ nơi bán là “sang chảnh” hay bình dân.

165 8Gỏi cuốn dễ ăn trong khí hậu đỏng đảnh nóng nực của thành phố phương Nam này, dùng để ăn trưa những ngày oi nồng hay ăn xế lót dạ sau khi tan sở đều hợp.

9. Bánh cay

Sở dĩ món bánh này có tên như vậy, đơn giản bởi vì nó... cay. Miếng bánh nhỏ nhỏ, cắn vào giòn rụm này cực kỳ được lòng các bạn học sinh, sinh viên Sài Gòn nhờ vị béo, bùi và đặc biệt là mức giá không "cay" như bánh. Bạn chỉ cần order “cô ơi cho con 5.000 bánh cay” là có ngay một bịch bánh cay cực đã để tán dóc với bạn bè rồi nhé. Món bánh này được bán nhiều ở các xe bán bánh chuối chiên, khoai lang chiên.

165 910. Chuối chiên

Với giá từ 4.000 đồng, bạn đã có ngay một miếng bánh chuối chiên giòn rụm, thêm một ly nước chanh nữa là đã rất đầy đủ cho một buổi họp nhóm với đám bạn thân kiểu Sài Gòn rồi. Chuối chiên thường được dùng chuối sứ chín, ép mỏng rồi lăn qua bột, chiên giòn. Chuối chiên ăn ngon nhất lúc vừa ráo hẳn dầu.

165 10Trên đường Phạm Ngọc Thạch quận 3 đoạn gần giao với ngã tư Võ Thị Sáu, có một xe chuối chiên nổi tiếng đến độ nhiều ngôi sao nổi tiếng cũng phải đến đây mua dùng và chỉ bán từ hai giờ chiều.

Theo Trí thức trẻ

Từ khóa » Bò Bía Chuối Chiên