Những Món Nợ Theo Suốt Cuộc đời - Sự Kiện Nhân Chứng

  • Trang chủ
  • English
  • 中文
  • ລາວ
  • ខ្មែរ
  • QĐND Cuối Tuần
  • Theo dòng sự kiện
  • Đối thoại
  • Chuyện xưa - nay
  • Nhân vật
  • Chuyện tướng lĩnh
  • Kỷ niệm sâu sắc
  • Thư - Nhật kí chiến tranh
  • Tình yêu người lính
  • Điều tra
  • Kỷ vật kháng chiến
  • Con người - cuộc sống
  • Địa chỉ đỏ
  • Khách đến Việt Nam
  • Văn học - Sự kiện
  • Trên mặt trận thầm lặng
  • Hồ sơ - Tư liệu
Thứ năm, 19/12/2024 | 11:56 GMT+7 Tel: (84 - 24) 3733 3598 * E-mail: skncbqd@gmail.com

Kỷ niệm sâu sắc

SKNC - Thứ Năm, 18/10/2021, 09:07 (GMT+7) print Những "món nợ" theo suốt cuộc đời

Cựu chiến binh Lê Văn Nhược, Chủ tịch Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển thành phố Hà Nội hiện đang ở nhà riêng trong một ngõ nhỏ thuộc phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Đến thăm ông, tôi được ông cho xem những bức ảnh và kể về những năm tháng làm nhiệm vụ trong đội hình Đoàn tàu không số.

Tháng 4-1963, Lê Văn Nhược đang có việc làm ổn định ở Phòng Kế hoạch, Sở Thương nghiệp Hà Nội, nhưng vẫn tình nguyện nhập ngũ và được biên chế vào Trung đội 1, Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 (Cục Hải quân). Sau 4 tháng huấn luyện, Lê Văn Nhược được cấp trên cử đi học lớp lái tàu ở Cửa Hội (Nghệ An). Hoàn thành khóa học lái tàu, chiến sĩ Lê Văn Nhược được cấp trên điều động về Tàu 181, Phân đội 7, đóng quân ở gần sông Gianh thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình. Sau một thời gian làm quen, huấn luyện thực tế trên tàu, Binh nhất Lê Văn Nhược được bổ sung vào đội hình của đơn vị tham gia chiến đấu... 

leftcenterrightdel

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và các cựu chiến binh Đường Hồ Chí Minh trên biển TP Hà Nội, tháng 5-2008; ông Lê Văn Nhược đứng ngoài cùng, bên trái.  Ảnh do nhân vật cung cấp.

Theo ông Lê Văn Nhược, trong cuộc đời mình, ông có 3 “món nợ” với mẹ, vợ và đồng đội mà đến giờ vẫn chưa trả nợ được. Đã gần 80 tuổi, ông Nhược vẫn day dứt khôn nguôi về lời hứa với mẹ mình, bà Lê Thị Hòe. Chuyện xảy ra đầu năm 1964, khi bà Hòe từ quê ra Hải Phòng thăm con, mục đích xin phép đơn vị cho con trai về nhà mấy ngày để cưới vợ. Do công tác bí mật ở Đoàn tàu không số, ông Nhược đành giấu mẹ, chỉ tiết lộ là đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, là lái tàu nên ông không thể vắng mặt. Rồi ông thuyết phục mẹ đợi đến cuối năm, khi kết thúc đợt huấn luyện, ông sẽ về cưới vợ theo ý của bố mẹ. “Ngay hôm đó tôi đưa mẹ ra ga lên tàu về quê. Tôi đâu biết rằng đó là lần gặp mẹ cuối cùng. Bởi cho đến năm 1976, mẹ mất, vì nhiệm vụ, tôi cũng không thể về chịu tang được. Tôi đã không thể thực hiện lời hứa với mẹ!”, giọng ông Nhược ngậm ngùi.

Món nợ thứ hai của ông Nhược chính là với vợ mình. Chuyện là, đầu năm 1965, Hạ sĩ Lê Văn Nhược được cấp trên điều động bổ sung biên chế về Tàu 132 do Thiếu úy Nguyễn Thanh Trầm là Thuyền trưởng. Sau lần vận chuyển thành công vũ khí, trang bị từ Hải Phòng vào Cà Mau, Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Trầm đề nghị cấp trên cho lái tàu Lê Văn Nhược nghỉ mấy ngày. “Thấy thuyền trưởng thông báo được nghỉ để về Hà Nội cưới vợ, tôi mừng rơi nước mắt. Ngày 13-12-1965, tôi cùng vợ chưa cưới Đặng Thị Ngọc Thảo đi đăng ký kết hôn tại Đống Đa, Hà Nội. Tuy nhiên, chưa kịp tổ chức đám cưới thì tôi nhận được điện khẩn phải trở lại đơn vị ngay để nhận nhiệm vụ. 14 giờ hôm sau (14-12-1965), vợ tôi ngậm ngùi tiễn chồng ra Ga Hàng Cỏ. Chúng tôi nên duyên vợ chồng mà không có đám cưới. Kể từ đó đến nay, tôi vẫn nợ vợ một lần lên xe hoa”.

leftcenterrightdel

Cựu chiến binh Lê Văn Nhược. Ảnh: THÁI AN

 

Khi nhắc tới món nợ thứ ba, giọng ông Lê Văn Nhược trầm xuống: "Tối 28-2-1968, trước khi Tàu 165 xuất phát tại cảng Hậu Thủy (đảo Hải Nam, Trung Quốc), tôi hẹn bạn thân là đồng chí Trần Văn Dựng, khi tàu hoàn thành nhiệm vụ cập cảng Cà Mau sẽ mời bạn bữa liên hoan, vì mới có phụ cấp. Tuy nhiên rạng sáng 29-2 khi tàu còn cách cảng Cà Mau khoảng 20 hải lý thì bị 8 tàu địch bao vây, tấn công. Không còn cách nào khác, để bảo đảm bí mật và không để vũ khí rơi vào tay địch, Tàu 165 tự hủy, thợ máy Trần Văn Dựng cùng 18 thành viên trên tàu đều hy sinh. Rất may là cách đây 10 năm, đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển, tôi gặp được con gái của liệt sĩ Trần Văn Dựng là Trần Thị Ngân và cùng cháu về quê thắp hương cho đồng đội. Tuy tôi đã gặp vợ con của anh Dựng, nhưng lời hẹn với bạn không bao giờ thực hiện được!”. 

THÁI KIÊN

Tag(s): Lê Văn Nhược món nợĐoàn tàu không số.

Thông báo

Bạn đã gửi bình luận thành công.Bình luận của bạn sẽ được quản trị duyệt trước khi hiển thị! Đóng

Thông báo

Bình luận của bạn chưa được gửi đi. Vui lòng thử lại! Đóng Ý kiến của bạn Hiển thị: Nội dung Họ và tên Email Nội dung Mã bảo mật capchaGenerate New Image

Type the code from the image

GỬI TÒA SOẠN Các tin khác
  • QĐND HẰNG NGÀY
  • QĐND CUỐI TUẦN
  • QĐND TIẾNG ANH
  • QĐND TIẾNG TRUNG
  • QĐND TIẾNG LÀO
  • QĐND TIẾNG KHMER
Đọc báo in Đọc báo in Quân khu - Quân chủng
  • Quân khu 1
  • Quân khu 2
  • Quân khu 3
  • Quân khu 4
  • Quân khu 5
  • Quân khu 7
  • Quân khu 9
  • BTL Thủ đô Hà Nội
  • Quân chủng Hải quân
  • Bộ đội Biên phòng
  • Quân chủng Phòng không - Không quân
viettell thuong hieuviettell dich vu © 2015 Bản quyền thuộc Báo Quân đội nhân dân Tổng biên tập: Thiếu tướng ĐOÀN XUÂN BỘ Các Phó tổng biên tập: Đại tá NGÔ ANH THU,  Đại tá TRẦN ANH TUẤN (Phụ trách nội dung), Đại tá LÊ NGỌC LONG, Đại tá NGUYỄN HỒNG HẢI Trưởng phòng Biên tập Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng: Đại tá NGUYỄN ĐÌNH XUÂN Giấy phép mở chuyên trang số: 48/GP-CBC ngày 10-6-2021 Toà soạn: Số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội Điện thoại: (84 - 24) 3733 3598 Fax : (84 - 24) 3747 4913 E-mail : skncbqd@gmail.com     go top

Từ khóa » Món Nợ Cuộc đời