Những Môn Thể Thao Nào Dễ Gây Chấn Thương Dây Chằng?

Với người chơi thể thao, chấn thương là điều rất khó tránh khỏi. Trong đó, chấn thương dây chằng là loại tổn thương tương đối phổ biến, gây sưng đau, làm giảm tầm vận động của người chơi. Một số trường hợp không chữa trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể dẫn đến đứt dây chằng, mất vững khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế, phải thay khớp sau này.

Các môn thể thao dễ gây chấn thương dây chằng

1. Đá bóng

Đá bóng là môn thể thao dễ gây chấn thương cho người chơi, đặc biệt là các tổn thương liên quan đến dây chằng (1). Chuyển hướng đột ngột là thao tác tương đối phổ biến khi chơi bộ môn này. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu làm dây chằng bị tổn thương. Ngoài ra, một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ tổn thương dây chằng ở người chơi đá bóng như:

đá bóng dễ gây tổn thương dây chằng

Các biện pháp dưới đây sẽ giúp người đá bóng hạn chế được chấn thương dây chằng khi tập luyện, thi đấu:

  • Khởi động cơ thể để tránh chấn thương khớp gối, đau cổ chân khi đá bóng.
  • Mang giày, sử dụng dụng cụ, quần áo bảo vệ cho ống chân và đầu gối phù hợp để tránh va đập, gây chấn thương trong quá trình tập luyện, thi đấu.
  • Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật khi di chuyển với tốc độ cao, hạn chế chuyển động đột ngột.
  • Sau khi kết thúc trận đấu hoặc giờ tập, nên dành khoảng 5 – 10 phút để kéo giãn cơ nhẹ nhàng.
  • Xây dựng chương tập luyện nâng cao dần theo thời gian để tránh vận động quá sức.

Xem thêm: Các chấn thương bóng đá phổ biến

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

2. Chạy bộ

Hội chứng dải chậu chày là chấn thương rất thường gặp ở người chạy bộ. Dải chậu chày là một dải xơ dày chạy từ mào chậu đến mặt ngoài đầu trên xương chày, được tạo thành từ phần chuyển tiếp của gân cơ mông to và cơ căng mạc đùi. Dải chậu chày tương đối mỏng, giống như một lưỡi dao chạy dọc mặt ngoài đùi tới bám vào phần ngoài của gối, nối khung chậu với đầu gối. Chức năng chính là gập, xoay khớp háng, duỗi khớp gối. (2)

Chạy trên đường dài, mặt đất gồ ghề, đi xuống dốc, đi giày đế mòn hoặc người chạy có phần hông yếu là các nguyên nhân gây ra hội chứng dải chậu chày. Dây chằng bị cọ sát vào xương đầu gối, dẫn tới tình trạng sưng viêm, cơn đau xuất hiện ở mặt ngoài đầu gối.

Ngoài ra, người chạy bộ cũng rất dễ mắc phải tình trạng bong gân mắt cá chân. Khi chạy, bạn không điều khiển được tư thế chạy. Mắt cá chân bị trật khi người chạy cuộn, xoắn hay xoay khớp đột ngột. Tình trạng này làm kéo giãn hay xé rách các dây chằng giữ xương mắt cá nằm đúng vị trí.

phòng-ngừa-chấn-thương-chạy-bộ

Để ngăn ngừa nguy cơ chấn thương khi chạy bộ, bạn có thể áp dụng các biện pháp như:

banner subs ctch content
  • Khởi động: Trước khi chạy nên thực hiện các bài tập khởi động khoảng 5 – 10 phút. Điều này sẽ giúp cho cơ bắp và nhịp tim của người tập thích nghi với trạng thái hoạt động.
  • Luôn tuân theo nguyên tắc 10%: Không tăng số km quãng đường lên hơn 10% mỗi tuần. Việc bắt cơ thể hoạt động nhiều hơn một cách đột ngột là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương ở người tập.
  • Chọn giày chạy thích hợp: Người tập nên chọn một đôi giày chạy vừa chân, thoải mái khi chạy, có độ bám tốt. Khi giày bị mòn, bạn nên thay giày tập mới.
  • Lựa chọn các quãng đường bằng phẳng để chạy, tránh chạy ở các địa điểm có dốc, đèo, gập ghềnh khó di chuyển.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Người tập nên lên kế hoạch cho chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng của mình để đảm bảo cho việc phục hồi của cơ thể.
  • Tăng cường tập luyện sức mạnh thể chất và sức bền.
  • Không để cơ thể mất nước khi tập luyện.

3. Đạp xe

Tương tự chạy bộ, nếu không cẩn thận, người tập xe đạp cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng dải chậu chày. Tình trạng này thường xuất hiện ở người thường xuyên gập đầu gối 30°. Những triệu chứng của hội chứng này thường bắt đầu từ các cơn đau nhẹ, tăng lên khi không chữa trị kịp thời. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở bên ngoài đầu gối, đầu gối bị mềm khi chạm vào; cơn đau có thể ảnh hưởng tới đùi trong, hông, háng và mông; sưng đỏ xung quanh đầu gối, đặc biệt là phần bên ngoài. (3)

Ngoài ra khi tập luyện quá sức, chở vật nặng và tư thế đạp xe có thể gây bong gân mắt cá chân. Khi đó, hệ thống cơ và dây chằng bị giãn ra, gây lỏng lẻo ở vùng khớp, tổn thương dẫn tới sưng tấy đau đớn.

Để phòng tránh chấn thương khi đạp xe, người tập cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đảm bảo chiều cao yên xe phù hợp với chiều cao của bạn.
  • Khởi động kỹ: Trước khi tập, bạn có thể đạp nhẹ bàn đạp để làm nóng đầu gối, cơ khớp khoảng 15 – 20 phút.
  • Ngâm chân với nước ấm sau mỗi lần tập để giúp các mạch máu lưu thông.
  • Nếu đạp leo đèo, có thể chỉnh líp nhỏ hơn, nhẹ hơn giúp tăng tốc độ đạp.

4. Bóng rổ

Bóng rổ là môn thể thao đòi những động tác dừng, đi và cắt rộng diễn ra liên tục. Các động tác này đều rất dễ tổn thương cho dây chằng và sụn chêm ở đầu gối. Tổn thương dây chằng bên trong là tình trạng thường gặp sau một tác động mạnh vào bên ngoài đầu gối. Tổn thương dây chằng chéo trước có tính nghiêm trọng hơn. Tổn thương này có thể xuất hiện do sự thay đổi đột ngột về hướng và việc tiếp đất sai cách sau các cú nhảy. (4)

Việc di chuyển, bậc nhảy liên tục, đảo bóng, chuyển hướng đột ngột với tốc độ cao trong bóng rổ còn làm gân Achilles dễ bị tổn thương, thường dẫn tới viêm, thoái hóa hay làm suy yếu gân. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng bị rách, đứt gân có thể xảy ra. Gân Achilles là một khu vực tương đối ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót khoảng 3 – 6cm. Đây là khu vực thường bị tổn thương viêm tại điểm bám gân, viêm quanh gân, viêm giữa gân, xơ gân hay đứt gân.

Các cơn đau liên quan tới viêm gân Achilles thường khởi phát như một cơn đau nhẹ ở phía sau hay phía trên gót chân sau khi di chuyển đột ngột với tác động đẩy mũi chân và nhấc chân di chuyển nhanh để tăng tốc hoặc chạy nước rút hay do đổi hướng di chuyển đột ngột khi chơi bóng rổ. Người bị tổn thương gân Achilles có thể trải qua các cơn đau hoặc cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng, thường cải thiện khi hoạt động nhẹ.

chấn-thương-khi-tham-gia-chơi-bóng-rổ

Những biện pháp phòng ngừa chấn thương thường được khuyến nghị cho người bóng rổ như:

  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện.
  • Đảm bảo bản thân có khả năng kiểm soát, khả năng nhận thức, tốc độ, sức bền, sức mạnh, sự nhanh nhẹn và kỹ năng.
  • Mang giày tập bóng rổ cổ cao qua mắt cá, có đế chống trượt.
  • Đảm bảo áp dụng đúng kỹ thuật tập luyện.
  • Làm sạch sân trước khi chơi, kiểm tra lại những điểm trơn trượt hay các mảnh vỡ (nếu có).
  • Đeo băng nén bảo vệ, hỗ trợ cơ khớp khi tập luyện và thi đấu.

5. Bóng chuyền

Những động tác đánh bóng, đỡ bóng khiến ngón tay, cổ tay của người chơi bóng chuyền luôn phải liên tục hứng trọn áp lực lớn. Tình trạng này khi diễn ra trong thời gian dài rất dễ gây chấn thương dây chằng hay khiến dải mô bị kéo căng quá mức, thậm chí có thể dẫn tới rách dây chằng. Ngoài ra, khi chơi bóng chuyền, khớp gối hay cổ chân bị xoắn quá mạnh có thể gây chấn thương dây chằng ở chân, có thể gây bong gân, đứt dây chằng.

Để hạn chế chấn thương khi chơi môn thể thao này, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Trước khi tập hay thi đấu, bạn cần khởi động cơ thể, đặc biệt là cổ tay, chân, vai.
  • Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật để giảm thiểu chấn thương.
  • Nên dùng những phụ kiện bảo hộ khi bóng chuyền như đai bảo vệ cổ chân và cổ tay; giày, vớ và trang phục chuyên dụng.
  • Không tiếp đất bằng đầu gối thẳng: Tư thế tiếp đất tốt nhất là giữ cho hông, đầu gối cong và ngón chân thẳng hàng, hạn chế tối đa việc xoay các khớp điểm tốt nhất để duỗi gối, giãn cơ là ngay sau khi tập hay sau thi đấu. Vì khi đó cơ trong và ngoài đầu gối vẫn còn ấm. Giãn cơ sẽ giúp tránh tình trạng căng cơ quá mức, gây ra chấn thương không đáng có.

6. Quần vợt

Chấn thương khuỷu tay (hội chứng tennis elbow) là chấn thương thường gặp nhất ở người chơi quần vợt. Đây là tình trạng khối gân ở xương cánh tay bám vào mỏm cầu lồi bị tổn thương và viêm.

Nguyên nhân gây hội chứng tennis elbow là do quá tải các hoạt động lặp đi lặp lại như giao bóng, phát bóng phải hay trái với động tác vặn và xoắn khuỷu tay, cổ tay; chuyển động vặn về phía sau khi phát bóng hay đỡ bóng dài. Hiện tượng quá tải này thường gặp ở người mới chơi. Vì cơ thể chưa có sự phối hợp nhịp nhàng trong khi di chuyển thân người cùng cánh tay, cẳng tay, đùi và cẳng chân.

Với người chơi quần vợt chuyên nghiệp, nguyên nhân gây ra hội chứng này là vì sử dụng quá mức vùng khuỷu tay khi tập luyện mà không có sự chuẩn bị tốt trước đó. Người chơi sẽ bị đau vùng mặt ngoài khuỷu hay cảm giác nóng khi nắm chặt tay, xoay ngoài hay xoay tròn khớp khuỷu, lắc cẳng tay.

Ngoài ra, khi chơi tennis, người chơi phải di chuyển theo phương ngang liên tục, đòi hỏi tính linh động cao trong các bước chân. Nếu khởi động không kỹ các cơ và khớp trước khi tập, bạn sẽ làm gia tăng tăng khả năng tổn thương chân, đặc biệt là các dây chằng ở đầu gối và cổ chân. Sai tư thế tiếp đất của cổ chân khi cố gắng cứu bóng hay những động tác di chuyển nhanh, mặt sân trơn trượt cũng dễ khiến người chơi quần vợt bị tổn thương các dây chằng ở chân.

quần-vợt-dễ-gây-chấn-thương-thể-thao

Để ngăn ngừa chấn thương khi chơi quần vợt, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn vợt phù hợp với: Khi chọn vợt, người chơi cần lưu ý về kích thước tay cầm, độ căng dây, kích thước và trọng lượng của vợt. Đảm bảo các yếu tố này phù hợp với bản thân để ngăn ngừa tình trạng tổn thương gân ở cổ tay khi vung vợt.
  • Hạn chế cầm cán vợt xoay quá mức, vặn cổ tay để tạo lực bóng xoáy khi tạt bóng vì dễ làm bong gân cổ tay. Tư thế đúng khi cầm vợt là hơi cong cánh tay, gập khuỷu, gân cơ nhị đầu cánh tay và khớp vai sẽ phân tán đều lực, tránh chấn thương khớp khuỷu.
  • Chọn giày và vớ chuyên dụng: Người chơi nên chọn giày và vớ phù hợp để tránh nguy cơ lật, giãn dây chằng cổ chân.
  • Khởi động kỹ: Cơ bắp ở trạng thái nguội rất dễ bị chấn thương. Bạn nên dành khoảng 3 – 5 phút để làm nóng như nhảy bật tại chỗ, chạy quanh sân, thực hiện những bài tập kéo giãn gân cơ cho tới khi ra mồ hôi.
  • Dùng băng hỗ trợ cổ chân: Một chiếc băng hỗ trợ cổ chân sẽ giúp người chơi phòng ngừa chấn thương chân, đồng thời mang lại sự thoải mái, vững chắc, dẻo dai trong từng động tác di chuyển.

7. Các môn võ thuật

Các môn võ thuật, đặc biệt là các môn võ đối kháng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương dây chằng như:

  • Taekwondo: Người tập Taekwondo dễ gặp các chấn thương như rách và căng gân do đá cao; bong gân đầu gối và tổn thương dây chằng do đá luân phiên; viêm gân do các chuyển động lặp đi lặp lại. Người nhận cú đá không phải là người duy nhất có nguy cơ chấn thương. Người thực hiện kỹ thuật cũng có nguy cơ chấn thương. Các cơ gấp bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và hông đều rất dễ bị tổn thương khi thực hiện các cú đá trong Taekwondo. Các loại chấn thương này là do tập sai cách, hít thở không đúng kỹ thuật, không giãn cơ trước khi tập… Chấn thương có thể xảy ra trong quá trình thi đấu hay tập luyện.
  • Karatedo: Giãn dây chằng là chấn thương thường gặp khi tập luyện, thi đấu Karatedo, đặc biệt là ở khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay. Sau tác động của một đòn va chạm mạnh vào khớp sẽ làm khớp bị vặn quá mức, khe khớp bị mở, các dây chằng bị căng giãn, thậm chí có thể gây đứt dây chằng.
  • Boxing: Người tập boxing thực hiện cú đấm quá nhanh và sai kỹ thuật có thể gây bong gân ở tay. Các cú đấm trong boxing yêu cầu tư thế và kỹ thuật chính xác. Do nắm tay sai cách nên các khớp ngón tay trỏ dễ bị bong gân vì bị trồi lên. Ngoài bong gân ở tay, di chuyển quá nhiều và nhanh cũng làm tổn thương dây chằng ở chân.
  • Muay Thái: Bong gân mắt cá chân có thể là do bạn đã hạ một cú đá mạnh vào khuỷu tay của đối thủ. Dù ghi điểm nhưng cú đá này có nguy cơ gây ra tình trạng giãn dây chằng cho bạn. Ngoài ra, bong gân tay thường xảy ra khi bạn phát ra một cú đấm với toàn bộ sức mạnh. Nếu động tác đấm sai kỹ thuật, cổ tay có thể uốn cong quá mức dẫn tới bong gân cổ tay.

Các biện pháp phòng ngừa chấn thương dây chằng khi tập võ như:

  • Mang thiết bị bảo hộ: Người tập cần mang mũ đội đầu chuyên dụng, các dụng cụ bảo vệ miệng, lớp đệm toàn thân và những thiết bị bảo vệ vùng xương chậu để giảm nguy cơ chấn thương.
  • Chế độ tập luyện hợp lý: Những bài tập kéo giãn cơ trước khi tập võ sẽ giúp tăng sự linh hoạt cho cơ thể, giảm nguy cơ chấn thương. Lưu ý một động tác kéo căng không nên duy trì quá 15 giây.
  • Khởi động và hạ nhiệt thích hợp: Người tập cần đảm bảo nhịp tim và nhiệt độ cơ được tăng lên trong 5 – 10 phút đầu tiên của buổi tập, sau đó tăng dần lên trong suốt buổi. Khi hạ nhiệt nên thực hiện các bài tập với cường độ thấp hơn như giãn cơ tĩnh để giúp giảm đau cơ.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước trong các buổi tập có thể làm giảm căng thẳng do sự sản sinh nhiệt trong khi tập, đồng thời giúp duy trì chức năng cơ thể ổn định.
  • Trang phục tập luyện rất quan trọng trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu. Khi trang phục đã hao mòn, bạn nên thay mới để đảm bảo độ an toàn trong quá trình tập luyện.

Sơ cứu khi bị chấn thương dây chằng

Khi bị chấn thương dây chằng, bạn cần dừng cử động và thực hiện sơ cứu trong vòng 48 giờ, cụ thể:

  • Nghỉ ngơi: Cần hạn chế hoàn toàn các cử động để khu vực bị tổn thương được nghỉ ngơi đến khi cơn đau thuyên giảm.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh tại vị trí bị chấn thương càng sớm càng tốt, thực hiện 4 – 8 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp làm giảm sưng rất hiệu quả. Sau 2 ngày chườm lạnh có thể chuyển sang ngâm nước ấm.
  • Cố định khớp: Dùng những loại băng vải có độ đàn hồi cao để băng vùng bị chấn thương dây chằng khoảng 2 ngày để giúp giảm sưng, lưu ý không băng quá chặt.
  • Nâng cao vùng bị chấn thương: Nâng hay kê cao vùng chấn thương so với tim để giảm tình trạng sưng phù.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề như ibuprofen, alpha choay…

Bạn nên tránh sử dụng rượu, xoa cao nóng vào vị trí bị tổn thương dây chằng. Vì các chất gây nóng sẽ làm chảy máu mạnh hơn, trong khi tổn thương dây chằng cần sử dụng các thuốc gây lạnh, làm giảm đau tại chỗ. Nếu xoa dầu nóng, rượu, cao xoa vào nơi tổn thương dây chằng có thể dẫn tới teo cơ, cứng khớp sau này.

Với trường hợp chấn thương dây chằng ở mức độ vừa và nặng (khớp bị sưng nhiều, mất vững, mất vận động), ngoài giảm đau bằng chườm đá và kê cao chân, bạn cần phải tuyệt đối bất động. Sau đó, bạn hãy kêu gọi sự hỗ trợ từ những người xung quanh để được đưa đến bệnh viện.

Chấn thương dây chằng là hiện tượng khó tránh khỏi khi chơi thể thao. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, khi bị chấn thương, bạn nên sơ cứu đúng cách. Sau sơ cứu, nếu tình trạng đau nhức vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bất thường ở nơi bị thương, bạn cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Vào 20:00 thứ Năm 4/11/2021, ThS.BS Trần Anh Vũ (Phó giám đốc TT Chấn thương chỉnh hình, Trưởng đơn vị Y học thể thao) và BS.CKI Phạm Quang Thanh Long (Trưởng khoa Phục hồi chức năng, TT Chấn thương chỉnh hình) sẽ livestream và tư vấn sức khỏe cộng đồng, với chủ đề “Dây chằng nhân tạo” trực tiếp trên Fanpage/YouTube Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Fanpage/YouTube TT Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh, Jex – Chuyên gia cơ xương khớp, Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động.

Hai chuyên gia Chấn thương chỉnh hình sẽ trả lời trực tiếp tất cả các thắc mắc về dây chằng nhân tạo (LARS) và những phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng; cũng như đưa ra các tư vấn cộng đồng chăm sóc sức khỏe Cơ xương khớp mùa dịch một cách hiệu quả nhất.

Khách hàng nếu quan tâm đến những vấn đề Cơ Xương Khớp cho bản thân và gia đình có thể đặt lịch khám online với các chuyên gia của khoa Cơ xương khớp tại đây: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham

Các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giỏi của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp sẽ trực tiếp thăm khám 1:1 (1 người bệnh và 1 bác sĩ), tất cả các vấn đề cơ xương khớp cho trẻ em, người lớn… Hình thức khám online hiện tại là hoàn toàn toàn MIỄN PHÍ. Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh online trên các nền tảng phổ biến Zalo/Zoom/Meet/Viber.

Khách hàng quan tâm có thể đăng ký thăm khám online bằng các cách sau:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký “Khám bệnh online” với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện đa khoa Tâm Anh hoặc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình.
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
  • Quét QR Code trên phần hình ảnh.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Khoa Cơ xương khớp – BVĐK Tâm Anh với các chuyên gia cơ xương khớp luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp để giúp khách hàng nhanh chóng vượt qua những vấn đề cơ xương khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Từ khóa » Xoáy Mắt Cá