Những Mũi Tiêm Phòng Không Thể Thiếu Cho Các Mẹ Bầu Và Lịch Tiêm ...
Có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng vắc-xin cho bà mẹ mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho mẹ và thai nhi trong 9 tháng thai kỳ.
TIN LIÊN QUANKhi mang thai sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, do đó nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ tăng lên, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, tiêm phòng cho bà bầu là biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp như hiện nay.
Những vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai
Vắc-xin kết hợp sởi - quai bị - Rubella: Cả ba bệnh này đều dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non... Vi rút Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng đáng tiếc khi trẻ được sinh ra.
Thủy đậu: Nếu trước đây mẹ chưa từng tiêm vắc-xin thủy đậu hoặc chưa từng mắc thủy đậu hay không có kháng thể chống thủy đậu thì nên tiêm vắc-xin phòng thủy đậu bởi đây cũng là căn bệnh nguy hiểm có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não...
Viêm gan B: Viêm gan virut B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ gây xơ gan, viêm gan và có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Do đó để phòng bệnh cho trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bà mẹ nên làm xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.
Cúm: Mẹ mắc cúm trong quá trình mang bầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ khiến con gặp dị tật, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai. Khi mẹ tiêm vắc-xin phòng cúm sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh hay dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Vắc-xin phòng cúm thường có hiệu lực trong vòng 1 năm.
Bạch hầu - ho gà - uốn ván: Đây là loại vacxin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên.
Các mũi tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai
Trước khi mang thai chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trên để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Và trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai cần được tiêm vắc-xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và con. Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc- xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng. Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc-xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván vào tuần thai từ 27-35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc-xin này.
Lịch tiêm phòng cụ thể
Thời gian tiêm phòng thích hợp nhất:
Trước khi mang thai
Mũi tiêm 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella): Tiêm phòng trong 3-6 tháng trước khi có thai, muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.
Tiêm phòng viêm gan B: Vắc-xin có thể tiêm vào trước hoặc trong khi mang thai. Tốt nhất là nên tiêm trước khi có thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.
Cúm: Vắc-xin phòng cúm nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và sau đó nên tiêm nhắc lại hàng năm.
Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4-64 tuổi.
Trong mang thai
Đối với mang thai lần đầu: Nên tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 20 trở đi. Sau một tháng, tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Tuy nhiên, cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.
Lần có thai sau: Chỉ tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần có thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.
Một số lưu ý khi tiêm phòng
Sau khi vắc-xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Nên đi tiêm phòng ở đâu?
Trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa, viện vệ sinh dịch tễ... đều có dịch vụ tiêm chủng. Những chị em ở các thành phố lớn nên đi tiêm tại các trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ Y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Đỗ Hương
ad syt ad
Các tin khác- Đẩy mạnh dịch vụ y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 19/12/2024
- Sở Y tế Hà Nội: Tập thể xuất sắc tại Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024
- TTYT huyện Đông Anh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
- Quận Hà Đông mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 18/12/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Bầu ở đâu Hà Nội
-
Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Cho Bà Bầu ở đâu An Toàn, Chất Lượng Nhất?
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
Địa Chỉ Tiêm Phòng Vắc Xin Dịch Vụ Cho Bà Bầu ở Hà Nội - VNVC
-
Top 5 Địa Chỉ Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Cho Bà Bầu Tốt Nhất Tại Hà Nội
-
Địa Chỉ Tiêm Vắc Xin Uốn Ván ở đâu Có Chất Lượng Tốt Nhất? | Medlatec
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Phụ Nữ Có Thai - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tiêm Phòng Uốn Ván ở đâu Hà Nội An Toàn Và Uy Tín?
-
Đăng Ký Tiêm Phòng Cho Bà Bầu ở đâu Uy Tín? - Docosan
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Mới Nhất | Vinmec
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Chi Tiết Cho Bà Bầu Mang Thai Lần đầu, Lần 2 ...
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu: Lịch Tiêm, Giá Tiêm Và Những Lưu ý
-
Tiêm Uốn Ván Cho Bà Bầu ở đâu Hà Nội?
-
Tất Tần Tật Về Tiêm Vaccine Uốn Ván Mẹ Bầu Cần Biết
-
Hướng Dẫn Của Bộ Y Tế Về Tiêm Vắc Xin Covid-19 Cho Phụ Nữ Mang ...