Những Nét Tiêu Biểu Về Kiến Trúc Ấn Độ

Đặc điểm nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ

Kiến trúc Ấn Độ Giáo

Thời kì hậu Gupta (TK 6-9) Ấn Độ giáo dần thay thế Phật giáo, các đền ngoài trời thay thế các chùa hang. Đền thờ ở Mahabalipuram và ở Ellora được đẽo từ đá núi lửa nguyên khối, đó là bản trình bày bằng đá vũ trụ luận của Ấn Độ. Đền thờ lingaraja ở Bhuvaneshwar xây bằng gạch chiếm một diện tích với những tháp đồ sộ có móc hình vành khăn. Ở miền nam đền thờ có các tháp tam quan bên các tường bao quanh. Vô số tượng phủ lên tường và lên nóc các đền thờ đến mức gần như quá tải. tác phẩm điêu khắc nổi tiếng là pho tượng đồng shiva Nataraja. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: cụm thánh tích Mahabalipuram, Pandava ratha,…

Cụm thánh tích Mahabalipuram

Cụm thánh tích Mahabalipuram, được xây dựng vào khoảng những năm 630 và 715. Đây là một cụm kiến trúc đặc biệt bao gồm nhiều ngôi đền Ấn Độ giáo to nhỏ khác nhau được tách trực tiếp vào những tảng đá liền khối như các catha (thiên xa) và đền thờ thần Si-va có tên là Đền ven biển xây hoàn toàn bằng đá. Các ngôi đền đều được tạc vào các tảng đá lớn liền khối. Đền ven biển cũng được xây toàn bằng đá, bên cạnh các ngôi đền có những tượng lớn: voi, sư tử, bò…

Trong số tám thiên xa bằng đá, khối nổi bật lên là năm ratha đứng cạnh nhau mang tên những người anh em nhà Pandava trong sử thi Mahabharata. Nhưng mỗi thiên xa đá khối có vóc dáng riêng của nó như thân vuông, mỗi cạnh dài 8,85mét, cao 12,2 mét và bộ mái ba tầng thu nhỏ dần về phía đỉnh. Hai tầng mái phía dưới có hành lang bao quanh và được tô điểm bằng các tháp nhỏ, còn tầng thứ ba hay tầng trên cùng lại là cả một khối vòm tròn lớn, gây được ấn tượng hoành tráng mạnh mẽ.

Pandava ratha

Mặc dù rất đa dạng và phong phú về đề tài thể hiện, song nghệ thuật điêu khắc đá ở Mahabalipuram vẫn toát lên một bút pháp hoặc phong cách nghệ thuật chung là: mạnh mẽ, sống động, chuẩn xác và hoành tráng, Mahabalipuram với nhiều ngôi đền độc đáo và những hình phù điêu khổng lồ quả là điều kì diệu của nghệ thuật miền nam Ấn Độ. Không phải ngẫu nhiên mà có các nhà khoa học đã ví khu đền Mahavalipuram như đỉnh Everest của nghệ thuật cổ Trung đại của Ấn Độ.

Kiến trúc Phật Giáo

Phật giáo là đề tài phong phú cho nhiều ngành học thuật và cuộc đời của Đức Phật cũng chứa đựng nhiều điều hứng thú cho các nghệ nhân tạo hình và kiến trúc. Ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN, về mặt kiến trúc, từ thời kì này đã xuất hiện hai loại hình chủ yếu của kiến trúc Phật giáo. Loại hình thứ nhất là thờ thánh tích, gọi là Stupa, một hình thức mộ táng nhưng cũng đồng thời là tháp, là nơi đặt thánh tích, di tích (hay xá lị) của Phật. Loại hình thứ 2 gọi là chùa, là nơi thờ hình tượng Phật và là chỗ ở của nhà tu hành. Tiêu biểu cho hai loại hình kiến trúc Phật giáo đó là Stupa Sanchi và chùa hang Ajanta.

Chùa hang Ajanta

Nằm ở miền Trung Ấn, Át-gian-ta bao gồm 30 chùa. Hang động được bố trí theo hình móng ngựa, khoét sâu vào trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Những ngôi chùa được đục khoét sâu trong lòng hang đá, có bàn thờ Phật, đại sảnh để làm lễ. Phía ngoài thường có khoảng 20 hàng cột đá đục liền, trang trí công phu trước khi qua dãy hiên qua đại sảnh.

Kiến trúc Phật giáo thời cổ đại của ấn Ðộ gồm Stupa và các công trình kiến trúc ngầm trong đá. Stupa (phù đồ) là loại lăng mộ có hình bán cầu lớn, tương tự như biểu tượng nhập Niết bàn của đức Phật.

Stupa Sanchi

Thời kỳ đầu tiên ra đời, stupa gồm phần thân là hình bán cầu trên nền thấp (Anda). Cột trụ trên đỉnh tháp gồm nhiều tầng hình tròn thu dần lên trên, tiêu biểu cho " ngọn núi của thế giới", mô tả nhận thức của nhà Phật về vũ trụ.

Cổng vào Stupa Sanchi

Trong nội thất, nơi đặt xá lị thường được trang trí hết sức công phu tạo cảm giác huyền bí. Vật liệu xây dựng stupa chủ yếu là gạch, đá. Ðiểm nhận biết chính yếu của stupa tại Ấn Độ là các công trình này chỉ có duy nhất một tầng.

Kiến trúc Hồi giáo

Đặc điểm chung của hầu hết các công trình kiến trúc, Thánh đường Hồi giáo đó là kiến trúc mái vòm và những họa tiết được trang trí cực kì công phu ở trên tường, mái, cột trụ hay trên trần nhà. Đặc biệt hơn là những đường diềm, họa tiết trang trí được làm lên từ những người thợ tài hoa và những vật liệu như thủy tinh, pha lê lấp lánh nhiều màu sắc.

Đền Taj Mahah

Taj Mahan là lăng mộ đẹp đẽ do vua Sagiahan làm cho người vợ yêu quý đã qua đời ở tuổi thanh xuân, nó tượng trưng cho tình yêu chung thủy. Kiến trúc của khu lăng mộ la một tòa lâu đài đáy hình bát giác, xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên nền đất cao. Trên nóc tòa lâu đài đó, ở chính giữa là 1 mái vòm tròn, lớn bằng đá cẩm thạch trắng đồ sộ, uy nghi và cao 75m, xung quanh còn có 4 vòm tròn nhỏ hơn. Ở 4 góc lại vươn lên 4 tháp nhọn, cao đến 40m. Tất cả đều được làm bằng đá cẩm thạch trắng như tuyết – một chất liệu đá cực kì nhạy cảm với sự thay đổi cho dù là nhỏ nhất của ánh sáng, nó phản chiếu những màu sắc biểu hiện kỳ diệu của đất trời qua từng khoảnh khắc.

Lăng mộ Humayun

Lăng mộ của Hoàng đế Humayun của vương triều Mughal được xây dựng bởi người vợ của ngài vào năm 1562 sau Công nguyên. Tọa lạc tại Delhi, công trình cao 47m này lấy cảm hứng từ kiến trúc Ba Tư. Ngôi đền hình bát giác với hai tầng và được bao quanh bởi các phòng nhỏ hình bát giác đặt chéo nhau.

Lăng mộ Humayun là một trong những lăng mộ đầu tiên của Ấn Độ có kiểu cấu trúc hai mái vòm. Những mái vòm trước đây không cao và dáng của chúng không phải là hình bán nguyệt. Mái vòm phía ngoài lăng mộ Humayun được bao phủ bằng cẩm thạch. Những sảnh đường được mở rộng ra bằng các tháp nhọn ở tất cả các góc của tòa nhà, điểm trên mái vòm với các đường thẳng của cấu trúc chính và tạo nên sức mạnh, sự bền vững khi thiết kế.

Quwat ul Islam

Quwat ul Islam ở Dehli là giáo đường Đạo Hồi đầu tiên được xây dựng trên đất Ấn Độ,. Công trình này mang tính Hồi giáo thuần khiết, tuy nhiên vẫn phảng phất bóng dáng nghệ thuật Ấn Độ. Giáo đường Quwat ul Islam nay đã đổ nát nhưng Quib Minar được xây dựng lên bên cạnh nó, vừa là ngọn tháp giáo đường vừa là đài chiến thắng.

Từ khóa » Trúc ấn độ