Những Nét Văn Hóa đặc Trưng Của Myanmar - Air Booking
Có thể bạn quan tâm
[kkstarratings]
Những năm gần đây, Myanmar trở thành một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách bốn phương. Myanmar hút hồn du khách bởi vẻ đẹp của nét cổ xưa, huyền bí, không những thế nó khiến mọi người nao lòng vì nó với những nét đẹp riêng về văn hóa, phong tục tập quán và lễ hội nơi đây nữa… Du lịch Myanmar, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị, chân thực về một nền văn hóa đặc sắc. Cùng Airbooking khám phá một số điểm làm nên nét văn hóa riêng biệt cho đất nước xinh đẹp này.
1. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA MYANMAR
Ngôn ngữ
Tiếng Miến Điện hay tiếng Myanma là ngôn ngữ chính thức ở Myanma. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Miến. Tiếng Myanma được dùng như là tiếng mẹ đẻ của 32 triệu người trên thế giới và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở Myanma.
Tiếng Myanma có thể được phân thành hai loại: Loại “chính thống” thường thấy trong văn bản, báo chí và truyền thanh, loại thứ hai là văn ngôn thường thấy trong hội thoại hàng ngày. Chữ viết trong tiếng Myanma có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Môn.
Nét riêng biệt về trang phục và phong tục
Chính phủ của Myanmar khuyên khích người dân nơi đây giữ gìn bản sắc dân tộc. Do đó Myanmar được mọi người biết đến vì sự riêng biệt, đặc trưng về trang phục cũng như phong tục ở nơi đây.
Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơmi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.
Phụ nữ ở nơi đây thì vì trang điểm bằng phấn, bằng son thì phụ nữ ở đậy họ dùng tha na khan làm phấn trang điểm trên mặt, cổ và tay của mình cho mát, để chống nắng.
Người dân ở đây, họ vẫn còn nhai trầu, nhiều người ví von vui rằng, những người dân nơi đây giống “những con ma cà rồng răng đỏ” những mà lại hiền lành và thân thiện lắm.
Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa.
Người Myanmar cũng có một phong tục kỳ lạ: để trở thành người đẹp, ngay từ lúc lên 5 tuổi, người con gái phải có một dây đai thắt lưng, sau đó là thêu 30 cái thắt lưng nữa. Khi chọn người con gái để thành gia thất, độ to nhỏ của vòng bụng người con gái cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với người con trai Myanmar.
Nét đẹp về các lễ hội ở nơi đây
Myanmar là một quốc gia có nhiều lễ hội vào bậc nhất trên thế giới, những lễ hội ở đây diễn ra quanh các năm, nhưng chủ yếu tập trung chủ yếu vào các thời điểm tháng 3, tháng 4 đó là những thời kì mà nông nhàn. Các lẽ hội ở đây vô cùng độc đáo và thú vị thu hút mọi người đến đây nhiều hơn. Myanmar đón năm mứoi vào tháng 4 khác với Việt Nam và một số nước trên thế giới, vào ngày chào đón năm mới của họ có lễ hội té nước, họ dùng nước té vào nhau với mong muốn gột rửa những bụi bẩn của năm cũ chào đón một năm mới may mắn và hạnh phúc hơn. Khách du lịch Myanmar vào thời điểm này, họ cũng hòa mình vào dòng người Myanmar, tại các đường phố té nước vui đùa…
Ngoài ra còn có lễ hội xuất gia, có lẽ lễ hội này càng khẳng định tinh thần trọng đạo của người dân nơi đây, lễ hội này diễn ra quanh năm, một tháng tại các tu viện có một ngày để làm lễ xuất gia. Lễ này là lễ xuất gia cho những đứa trẻ tập làm sư, họ mong muốn những đưa con của họ có thể xuất gia để làm vẻ vang dòng họ và theo họ thì là một người phật tử tốt là trong đời phải ít nhất một lần xuất gia. Vì thế mà vào ngày có dịp lễ xuất gia, du khách có thể được ngắm những đứa trẻ trang điểm lỗng lẫy như hoàng tử, công chúa được đón rước linh đình trên các đường phố trước khi đưa vào chùa làm lễ xuất gia… Ngoài ra còn vô vàn những lễ hội độc đáo khác như lễ hội nghệ thuật múa rối, Lễ hội Phaung Daw U, Lễ hội nấu cơm nếp (Htamane), Lễ hội thần Ko Gyi Kyaw…
Tập tục ăn uống của người dân Myanmar
Khi đi du lịch Myanmar, du khách cần chú ý một số phong tục về cách ăn uống của người dân nơi đây. Người Myanmar thường ăn uống bằng tay phải vì họ quan niệm rằng tay trái là để dùng cho những việc vệ sinh cá nhân. Cũng vì vậy mà khi đưa bất kì đồ gì cho người dân ở Myanmar, bạn nên đưa cho họ bằng tay phải.
Một bữa ăn của người dân Myanmar thường có cơm, cá, thịt, rau và canh. Họ thường nắm cơm lại và ăn cùng thức ăn và rau. Bạn cần lưu ý, những người theo đạo Phật không ăn thịt bò và người Hồi giáo thì không ăn thịt lợn.
2. MỘT SỐ LƯU Ý ĐẶC BIỆT KHI DU LỊCH MYANMAR
– Người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Khi chào nhau, họ thường chắp hai tay trước ngực hoặc cúi đầu chào.
– Người dân Myanmar rất yêu chim chóc. Con trâu cũng được trọng vọng. Gặp phải một chú trâu trên đường, bất kể già trẻ trai gái đều phải nhường đường cho chú trâu ấy qua trước. Khi vào thăm đình, chùa, bất kể ai cũng phải cởi giày dép.
– Khi bạn đưa tiền, quà tặng hoặc bất cứ thứ gì cho người khác, bạn nên đưa bằng tay phải hoặc bằng cả hai tay để tỏ thái độ lịch sự.
– Một số vị trí trong chùa, hoặc khu vực đền đài đặc biệt là các khu vực trang trọng và có tính linh thiêng sẽ không cho phép phụ nữ vào trong. Bạn nên kiểm tra với hướng dẫn viên địa phương để biết chắc mình đứng đúng vị trí. Phụ nữ cũng không nên ngồi trên nóc ô tô hoặc nóc mái nhà, nóc thuyền, tàu… nghĩa là ngồi phía trên đầu của người khác.
– Phụ nữ cũng không được phép chạm, sờ hoặc bắt tay nhà sư dưới mọi hình thức. Nếu bạn không may chạm vào nên xin lỗi và vị sư kia chắc chắn sẽ cảm thấy tội lỗi khi bị chạm. Ở Myanmar, chỉ có nam giới mới được làm sư.
– Nếu bạn mặc các trang phục truyền thống của Myanmar, quý khách nên mặc cao cổ, không hở lưng, không hở bụng, không hở ngực và có mặc áo ngực (với phụ nữ).
– Bạn phải mặc quần dài quá gối và áo có tay, không hở ngực, hở bụng, hở lưng khi đi thăm các đền chùa của Myanmar.
– Quay phim và chụp hình lại là một vấn đề nhạy cảm ở Myanmar. Đây chính là vẫn đề rắc rối nhất mà nhiều khách du lịch gặp phải. Bạn nên tránh chụp hình hay quay phim ở những điểm nhạy cảm liên quan tới chính trị, bệnh viện, an ninh… Nếu khi chụp hình, bạn bị cảnh sát bắt gặp và bắt phải xóa những tấm hình thì tốt hơn hết là hãy xóa nó đi rồi xin lỗi. Đừng bỏ chạy, hay cố gắng thuyết phục vì điều đó chỉ gây thêm rắc rối cho bạn.
Đất nước nào cũng có những phong tục và tập quán riêng, trước khi đi du lịch Myanmar, du khách cũng nên tìm hiểu một số phong tục và những điều kiêng kị để không có những hành động để lại ấn tượng xấu cho người dân nơi đây.
Từ khóa » Thuyết Trình Về Myanmar
-
Thuyet Trinh Myanmar - Prezi
-
(DOC) Tiểu Luận Myanmar Nhom 9 | Yến Nhi Lê
-
Giới Thiệu Chi Tiết Về đất Nước Myanmar Mới Nhất - VietNam Booking
-
Giới Thiệu Về đất Nước Myanmar - Smile Travel
-
Thuyết Trình Về Văn Hóa Myanmar | Sắc Màu ASEAN | 2016.10.20.(06)
-
Myanmar - Đất Nước Bị Lãng Quên
-
Myanmar – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Đặc Trưng Lễ Hội Và Văn Hóa Đặc Trưng Của Myanmar ...
-
MYANMAR - HÀNH TRÌNH VỀ ĐẤT PHẬT VÀ CUỘC SỐNG THANH ...
-
Giới Thiệu Tổng Quan đất Nước Và Ngôn Ngữ Myanmar
-
GIỚI THIỆU VỀ XỨ CHÙA VÀNG - ĐẤT NƯỚC MYANMAR
-
Tiến Trình Hòa Bình ở Myanmar: 2010-2021
-
Tìm Hiểu Về đất Nước Con Người Myanmar - Những điều Kỳ Lạ Chỉ Có ...