Những Ngày Cuối Cùng Của Hitler Và Các Tên Trùm Phát Xít - VietNamNet

Ngày 20/4, Hitler tổ chức sinh nhật, trong một căn phòng chật chội dưới boong-ke. Buổi lễ chỉ có mặt một số chiến hữu thân cận nhất của Hitler, trong đó có Goering, Himmler, Bormann, Goebbells, Ribbentrop cùng một vài sĩ quan thân cận – đây cũng là lần cuối cùng các trùm phát xít gặp nhau.

{keywords}
Berlin thất thủ năm 1945. Ảnh: Corbis

Sức khỏe đã khá yếu, chân tay run lẩy bẩy, Hitler đứng với cặp mắt vô hồn nhận lời chúc mừng rất nhỏ của mọi người.

Thủ lĩnh đoàn Thanh niên Hitler-Akman đề nghị Hitler lên khỏi hầm ngầm để úy lạo một nhóm thanh niên 15-16 tuổi đang xếp hàng, tay cầm vũ khí chờ chúc mừng “quốc trưởng”. Đây là lần xuất hiện cuối cùng của Hitler trên mặt đất. Ông ta im lặng đi dọc theo hàng thiếu sinh quân, đặt tay lên vai một vài người để khích lệ.

Sau phần chúc mừng là hội nghị cấp cao. Đa số đều hiểu rằng số phận của Berlin đã được định đoạt, cần phải thành lập Bộ chỉ huy ở đâu đó ngoài Berlin. Chỉ riêng Goebbells là ngoan cố yêu cầu tử thủ đến cùng và cho rằng tiếp xúc với Mỹ-Anh sẽ là hi vọng cuối cùng. Sau khi tranh luận hồi lâu, Hitler quyết định chia Bộ chỉ huy thành 3 bộ phận. Hitler, Goebbells và Bormann sẽ ở lại Berlin; bộ phận thứ hai do tướng Keissentring chỉ huy, đóng ở vùng Bayern, ngoài nhiệm vụ chiến đấu còn tìm cách đàm phán với quân Anh-Mỹ; bộ phận thứ ba do đô đốc Denitz chỉ huy đóng ở phía bắc nước Đức.

Ngày 21/4, các đơn vị Hồng quân khóa chặt vòng vây khép kín phía tây Berlin. Trong hầm ngầm của Hitler, Bộ tham mưu Đức tìm cách điều các đơn vị ở gần về phòng ngự Berlin. Suốt cả ngày, Hitler ngồi chờ báo cáo kết quả cụm quân Wisla tấn công từ phía nam để chia cắt các đơn vị Hồng quân đang bao vây Berlin. Sáng hôm sau, các tướng Krebs và Jold buộc phải báo cáo là cụm quân này đã bị tiêu diệt. Hitler tức giận gầm lên: "Dân tộc Đức không hiểu được mục tiêu của ta. Họ không xứng đáng để hiểu và thực thi khát vọng của ta".

Đúng vào lúc này, Goering quyết định hành động. Ngày 23/4, ông ta gửi cho Hitler một bức thư yêu cầu Hitler chính thức giao cho mình vai trò người kế nhiệm vị trí quốc trưởng. Bormann vốn không ưa Goering đã lợi dụng cơ hội này đề nghị Hitler xử bắn Goering vì tội phản bội. Tuy nhiên, dù rất tức giận, Hitler cấm Bormann không được manh động và chỉ ra lệnh bắt giam Goering, chức vụ Tư lệnh không quân của Goering được giao cho tướng Von Greima.

Ngày 25/4, bộ đội Phương diện quân Belorussia 1 của Nguyên soái Zhukov cắt đứt tất cả các con đường từ Berlin đi phía tây và hợp quân với Phương diện quân Ukraine 1 của Nguyên soái Konev, như vậy, khép kín toàn bộ vòng vây quanh Berlin.

Ngày 28/4, Goebbells truyền đi bức điện tuyệt vọng cuối cùng, yêu cầu tất cả các đơn vị Đức ở khu vực giữa Elber và Oder “bằng mọi cách cứu nguy cho thủ đô”. Nhưng không đơn vị nào lên tiếng, không ai có thể cứu được đế chế quốc xã đang sụp đổ.

Buổi chiều, tướng Weidling chỉ huy phòng thủ Berlin báo cáo về tình trạng tuyệt vọng của Berlin và cho rằng, lối thoát duy nhất là mở cửa tử. Hitler im lặng hồi lâu rồi nói rất nhỏ: "Thậm chí nếu có mở cửa tử thành công thì chúng ta cũng lại rơi vào một vòng vây khác. Lúc đó, tôi sẽ lộ hình ngoài trời hoặc là ngồi co ro trong một ngôi nhà nông dân nào đó, hoặc trú dưới hầm của ai đó để chờ sự kết thúc. Không, tốt nhất tôi ở lại đây trong văn phòng đế chế".

Sau đó, Hitler bộc lộ cơn tức giận cuối cùng, sùi bọt mép hét to rằng tất cả đã phản bội ông ta, rằng tất cả sẽ bị tiêu diệt cùng với ông ta.

{keywords}
Hitler và tình nhân lâu năm Eva Braun. Ảnh: AP

Chiều hôm đó, Hitler làm lễ thành hôn với người tình Eva Braun theo yêu cầu của cô này. Sau đó là bữa tiệc tối, gồm vợ chồng Goebbells, hai viên thư ký và đôi vợ chồng mới cưới.

Sáng 29/4, các đơn vị Hồng quân chỉ còn cách hầm ngầm 500m. Hitler đọc cho thư ký hai bản di chúc, gồm di chúc cá nhân và di chúc chính trị, trong đó tuyên bố tước bỏ tất các mọi chức vụ trong đảng, nhà nước, trục xuất “hai kẻ phản bội” Himmler và Goering ra khỏi đảng; đồng thời trao quyền tổng thống cho đô đốc Denitz và quyền thủ tướng cho Goebbells. Lúc này, hầm ngầm đã mất liên lạc với bên ngoài và không thể biết điều gì đang diễn ra trên mặt đất.

Chiều 30/4, tướng Krebs báo cáo “quân Nga đã tiến đến sát cửa Bộ chỉ huy đế chế”. Hiểu rằng sẽ không có lối thoát nào và sẽ bị Hồng quân bắt sống, Hitler quyết định bước cuối cùng của cuộc đời. Đầu tiên, ông ta tẩm thuốc độc vào thức ăn để kết liễu con chó yêu Blondy và con của nó. Đứng sau cánh cửa quan sát cảnh tượng này là Goebbels, Bormann, Akman…

{keywords}

Hình ảnh được cho là bức ảnh cuối cùng của Hitler trong boongke trước khi chết. Ảnh: Word Press

Khoảng 4 giờ 30 phút, họ mở cửa phòng Hitler thì nhìn thấy Hitler nằm trong một góc phòng, sau ghế đi-văng, cạnh chân là ống thuốc độc; còn Eva Braun ngồi ở một góc khác với khuôn mặt trắng bệch. Cả hai đều đã chết.

Đầu tối 1/5, sau khi không được phía Liên Xô chấp nhận đàm phán hòa bình, vợ chồng Goebbels tiêm thuốc độc giết chết sáu đứa con rồi yêu cầu viên sĩ quan SS bắn hai phát súng vào phía sau đầu.

Ngày 2/5, Bormann cố gắng chạy trốn khỏi Berlin và tự tử khi bị Hồng quân Liên Xô bắt.

Himmler, sau khi bị Denitz khước từ dành cho một vị trí trong chính quyền mới liền bỏ trốn. Ngày 21/5 bị quân Anh bắt giữ, ông ta tự tử bằng cách cắn vỡ một viên xyanua giấu trong miệng.

Nguyên Phong

Chân dung viên tướng 'dám' cãi lời Hitler

Chân dung viên tướng 'dám' cãi lời Hitler

Thượng tướng lục quân Đức Quốc xã Heinz Guderian (1888-1954) là một trong những người góp phần xây dựng học thuyết Chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg).

Những bức thư hé lộ về tuổi thơ của trùm phát xít Adolf Hitler

Những bức thư hé lộ về tuổi thơ của trùm phát xít Adolf Hitler

Những bức thư viết tay của ông Alois Hitler, cha trùm phát xít Đức Adolf Hitler, đã phần nào hé lộ về tuổi thơ của nhà độc tài này.

Từ khóa » Hình ảnh Hitler