Những Người "đại Kỵ" Với Cải Thảo, Thèm đến Mấy Cũng đừng Nên ăn

Cải thảo vốn là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình, nó không những ngon miệng, có nhiều cách chế biến mà còn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cải thảo cần phải được ăn đúng cách để không gây hại cho sức khỏe.

Những người "đại kỵ" với cải thảo, thèm đến mấy cũng đừng nên ăn - 1

Lợi ích khi ăn cải thảo

Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe

Bên trong cải thảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như các loại vitamin: vitamin K, vitamin C, vitamin B6, và những chất khác như protein, folate, calories, magnesium, folate, fiber, calcium, cùng với các khoáng chất khác như sắt, vitamin A, chất chống oxy hóa, chất xơ.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Cải thảo chứa hơn 36 loại anthocyanin mạnh khác nhau, làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch. Tăng lượng anthocyanin trong chế độ ăn uống của bạn cũng đã được chứng minh là làm giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Tăng cường miễn dịch

Cải thảo chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần để khoẻ mạnh. Uống một ly nước cải thảo giúp chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm và ngăn ngừa các loại nhiễm trùng.

Cải thiện thị lực

Cải thảo chứa beta-carotene giúp giữ cho thị lực khỏe mạnh. Uống nước cải thảo thường xuyên giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và tốt cho sức khỏe mắt, theo boldsky.

Tốt cho da

Uống nước cải thảo thường xuyên được coi là tốt cho da. Do có các chất phytochemical và chất chống ô xy hóa thiết yếu nên nước này giúp chống lại các gốc tự do có hại có thể dẫn đến sự phát triển của các vấn đề về da như mụn trứng cá và da khô ráp.

Tốt cho xương

Cải thảo giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, magiê và kali. Tất cả những chất này kết hợp với nhau giúp bảo vệ xương chậm thoái hóa và yếu đi.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Bên trong rau cải thảo có chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan, từ đó giúp cho việc giữ được hệ thống tiêu hóa luôn của bạn luôn được khỏe mạnh. Ngoài việc bổ sung thêm một lượng chất xơ lớn vào trong và thúc đẩy cho nhu động ruột hoạt động thường xuyên hơn. Bên cạnh đó thì bên trong cải thảo cũng chứa nhiều những chất xơ có thể hòa tan, làm gia tăng sự phát triển cho các vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột.

Thanh lọc rượu khỏi cơ thể

Khi uống rượu quá nhiều, bạn có thể uống một cốc nước cải thảo lúc dạ dày rỗng vào sáng hôm sau. Do tính chất chống ô xy hóa rất phong phú, nước bắp cải giúp giải độc dạ dày cũng như gan.

Hỗ trợ giảm cân

Trong nước cải thảo chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể lại không chứa bất kỳ chất béo hay calo dư thừa nên uống nước cải thảo có thể coi là một trong những cách tốt nhất để giảm cân.

Những người "đại kỵ" với cải thảo, thèm đến mấy cũng đừng nên ăn - 2

Những người "đại kỵ" với cải thảo

Người có bệnh về tiêu hóa không nên ăn

Cải thảo chứa một lượng lớn chất xơ thô với bản chất cứng, khó tiêu nên những người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, trẻ em có hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều.

Ngoài ra, những bệnh nhân sau khi phẫu thuật vùng bụng, lồng ngực, đặc biệt là bệnh nhân bị loét dạ dày và chảy máu dạ dày, bệnh tiêu chảy và bệnh gan không thích hợp ăn cải thảo.

Người cơ địa lạnh

Cải thảo có tính hàn (lạnh), do đó những người có cơ địa lạnh nếu ăn nhiều nó sẽ gặp phải tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.

Người đang mang thai

Những chị em đang mang thai hay bị chứng trào ngược, khó tiêu, dị ứng không nên ăn cải thảo. Bởi ăn cải thảo nhiều, bà bầu sẽ bị khó tiêu, dị ứng, trào ngược thường xuyên, nặng hơn, gây hại cho sức khỏe của chính mình và thai nhi.

Cho nên, không ăn cải thảo quá nhiều, chỉ ăn lượng vừa đủ và ăn cải thảo nấu chín. Nếu ăn cải thảo có các dấu hiệu khó tiêu, dị ứng, trào ngược dạ dày nên ngừng ăn ngay và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Người bị bệnh liên quan đến thận

Cải thảo cũng được các bác sĩ khuyến cáo không nên có trong thực đơn của người đang chạy thận nhân tạo, suy thận nặng. Vì cải thảo có thể làm bệnh tình diễn biến phức tạp, nặng thêm.

Người bị viêm đường tiêu hóa

Để tránh kích thích vùng viêm loét, người bị viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải thảo sống như salad cải thảo, kim chi làm từ cải thảo... nhưng có thể ăn cải thảo chín hoặc xin tư vấn từ bác sĩ trước khi ăn để tốt cho sức khỏe của bạn hơn.

Những người "đại kỵ" với cải thảo, thèm đến mấy cũng đừng nên ăn - 3

Những sai lầm khi ăn cải thảo có thể ảnh hưởng tới sức khỏe

Một số người lười cảm thấy phần tâm của cải thảo được bọc trong nhiều lớp lá nên sẽ rất sạch và không cần phải rửa. Thực tế, cải thảo phải mất từ 2 đến 3 tháng mới phát triển ra lõi, trong giai đoạn này cần bón phân nhiều lần và phòng trừ sâu bệnh, ngoài ra ô nhiễm không khí, vi khuẩn đã tồn tại từ lâu trong đó. Do đó, phải rửa sạch rồi mới ăn được.

Mọi người cũng nên tránh ăn cải thảo thối, cải thảo để quá lâu, nấu quá chín, đun nhiều lần. Vì trong 4 trường hợp này, trong cải thảo sẽ chứa nitrit, nitrit khi vào cơ thể sẽ kết hợp với hemoglobin trong cơ thể tạo thành methemoglobin, khiến cơ thể bị thiếu oxy, xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, khó thở, buồn nôn, nôn mửa và tê liệt. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện điều trị ngay để đảm bảo an toàn tính mạng.

Khi nấu cải thảo không nên chần quá lâu, thời gian tốt nhất là 20 - 30 giây, nếu không sẽ bị mềm và nhũn, ăn không ngon, đồng thời mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.

Cải thảo không thích hợp để ép lấy nước vì điều này sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.

Cải thảo cũng không thích hợp để nấu ăn hoặc phục vụ trong đồ dùng bằng đồng. Đồ dùng bằng đồng sẽ phá hủy axit ascorbic có trong chúng và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.

Nguồn: [Link nguồn]

Mướp đắng có nhiều tác dụng tốt nhưng 4 nhóm người đại kỵ không nên ăn Mướp đắng có nhiều tác dụng tốt nhưng 4 nhóm người đại kỵ không nên ăn

Dù mướp đắng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên lương y Bùi...

Bấm xem >>

Từ khóa » Cải Thảo Kỵ Gì