Những Người đại Kỵ Với Lựu, Tuyệt đối đừng ăn Kẻo 'hối ... - Tiền Phong

Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Từ xưa, quả lựu đã trở thành một trong những thành phần trong phương pháp Ayurveda – khoa học y tế có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo.Thêm nữa, lựu là loại quả rẻ tiền và có ở bất cứ đâu.

Quả lựu có chứa vitamin C và vitamin B, axit hữu cơ, đường, protein, lipid, canxi, phốt pho, kali và các khoáng chất khác. Trong đó, vitamin C trong quả lựu cao gấp táo 1-2 lần. Thành phần nào của quả lựu cũng mang lại nhiều dưỡng chất.

Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác. Tuy nhiên, khi ăn lựu cần lưu ý những điều sau đây:

Những người không nên ăn lựu

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu nhất là đối với người mắc bệnh viêm dạ dày.

Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức.

Bệnh nhân cúm

Trẻ con cũng hạn chế ăn lựu, nếu ăn nhiều sẽ làm nóng trong người. Hoặc người mắc bệnh đái tháo đường.

Người bệnh mắc bệnh đái tháo đường: Tuy quả lựu có tác dụng kiểm tra lượng đường trong máu , nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

Những người đại kỵ với lựu, tuyệt đối đừng ăn kẻo 'hối không kịp' ảnh 1

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu nhất là đối với người mắc bệnh viêm dạ dày, mắc các bệnh răng miệng, người bị cúm hoặc đái tháo đường...Ảnh minh họa: Internet

Ăn lựu tốt nhất nên bỏ hạt

Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.

Vì vậy, khi ăn không nên nuốt hạt lựu, với người lớn thì cần nhai kỹ trước khi nuốt.

Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể cho lưu ép lấy nước, hoặc có thể kết hợp với một số hoa quả khác như: lê, sơ-ri, xoài hoặc quýt để được cốc nước ngon thơm ngon như ý.

Cẩn thận với lựu có tẩm hóa chất

Lựu có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng thực chất quả lựu cũng không an toàn nếu ăn phải lựu Trung Quốc có ngâm tẩm hóa chất.

Đề cập tới vấn đề này, trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần.

Carbendazim và tebuconazole là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khoẻ.

Những người đại kỵ với lựu, tuyệt đối đừng ăn kẻo 'hối không kịp' ảnh 2

Carbendazim và tebuconazole là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khoẻ. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng. Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động tình dục, cho thấy, khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phân loại benomyl như là hợp chất có thể gây ung thư. Hai năm nghiên cứu thử nghiệm qua chuột đã cho thấy nó có thể gây gia tăng các khối u gan. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và Thực phẩm của Anh cũng đưa ra quan điểm này và cho rằng benomyl mang lại hiệu ứng độc cho gan.

Ngoài ra, nó còn gây dị tật bẩm sinh, nếu người mẹ tiếp xúc với một liều cao bất thường của benomyl thông qua nghề nghiệp của mình trong thời gian mang thai thì ảnh hưởng đến sự hình thành của các dây thần kinh thị giác ở thai nhi.

PVTH

Từ khóa » Tác Hại Của Hạt Lựu