Những Người Giúp Dũng “kiều” Ra Khỏi Trại Tạm Giam Nói Gì?
Có thể bạn quan tâm
Kỳ 1: Những người lạ mặt ở bản Na Quýt
>> Kỳ 2: Từ tội phạm giết người đến triệu phú đô la
>> Kỳ 3: Cuộc đào tẩu khỏi nhà tù và những lần nhập cảnh của Lai Thành Hữu
>> Kỳ 4: “Vòi bạch tuộc” và kết thúc của ông trùm
Ông Nguyễn Văn Độ |
Đó là: Ông Nguyễn Văn Năm (cậu ruột Dũng) đứng ra bảo lãnh; ông Nguyễn Văn Độ, khi đó là Phó phòng điều tra xét hỏi (CA tỉnh Bắc Thái) có bút phê đồng ý và ông Bùi Huy Lập, khi đó là Phó Viện trưởng Viện KSND TP Thái Nguyên – người ký lệnh tạm tha.
Ông Nguyễn Văn Năm: “Tôi không biết Dũng giết người”
Ông Nguyễn Văn Năm Nguyên cán bộ thi hành án – TP Thái Nguyên, người đã làm đơn bảo lãnh cho cháu ruột Ngô Tiến Dũng ra khỏi trại tạm giam tỉnh Bắc Thái cách đây 17 năm bị tai biến mạch máu não nằm liệt giường đã 2 năm nay, mới nhúc nhắc đi lại được bằng chiếc nạng gỗ. Khi chúng tôi vừa nhắc đến Ngô Tiến Dũng, mặt ông Năm nhăn lại, ông thốt lên: “Thằng mất dạy!”.
Bà Bùi Thị Phương – vợ ông, người từng đưa cơm cho Ngô Tiến Dũng khi hắn đang ở trại tạm giam tâm sự: “Vợ chồng tôi không muốn nhắc đến thằng Dũng nữa. Từ ngày được tại ngoại, nó lặn một hơi mất tăm, chưa một lần đoái hoài đến cậu mợ. Cậu ốm đau thế này cũng chẳng thấy nó liên lạc hỏi thăm gì. Cả gia đình nó, chỉ có bà Ngân là còn quan tâm đến chúng tôi”.
Sau khi sang Hà Lan, khoảng 8 năm sau bà Ngân mới liên lạc với người em ruột Nguyễn Văn Năm. Bà Ngân phàn nàn rằng ở bên ấy bà phải sống nhờ vào tiền trợ cấp của Chính phủ Hà Lan. Cả Ngô Tiến Dũng và Ngô Thúy Hằng chẳng cho mẹ đồng xu nào.
Bà Ngân vẫn phải bóp mồm bóp miệng tiết kiệm để thỉnh thoảng gửi về nước ít tiền giúp gia đình ông Năm. Túng thiếu đến mức, thỉnh thoảng bà phải sang nhà cô con gái Thúy Hằng ở nhờ khoảng 20 ngày, để dôi ra được ít tiền.
Nói về việc làm đơn bảo lãnh cho Ngô Tiến Dũng, ông Năm khá kiệm lời. Ông bảo: “Hồi đó việc bảo lãnh đơn giản vì tôi quen biết với nhiều người trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của thành phố và tỉnh, anh em cùng ngành với nhau”.
Chúng tôi hỏi: “Nhưng Dũng phạm tôi giết người cũng bảo lãnh được sao?”. Trả lời câu hỏi này, ông Năm nói: “Phạm tội giết người nếu biết thì ai dám thả ra. Khi Dũng được tại ngoại, Viện Kiểm sát thành phố Thái Nguyên không biết Dũng vừa giết người. Tôi cũng không biết”.
“Sau khi Dũng trốn chạy, là người bảo lãnh, ông có bị quy trách nhiệm gì không?” “Tôi chẳng bị quy trách nhiệm gì cả. Quy trách nhiệm gì mới được chứ, tôi là cậu ruột của nó thì phải có nghĩa vụ giúp cháu” - Ông Năm thở dài.
Cả hai vợ chồng ông Năm đều ngỡ ngàng khi nhìn tấm ảnh Ngô Tiến Dũng đăng trên báo Tiền phong. Họ không nhận ra thằng cháu hay gây gổ và ăn cắp vặt ngày nào. “Nó khác quá, mặt béo đến mức biến dạng. Mà thôi đừng nhắc đến nó nữa, chỉ thêm buồn” - Bà Phương nói như van nài.
Ông Nguyễn Văn Độ: “Có thể, ông Lập đã ký lệnh tạm tha cho Dũng trước khi có lời phê của tôi”
Trao đổi với Tiền phong ông Độ nói: “Tôi và anh Năm có quan hệ công tác với nhau, chính anh Năm mang đơn đến bảo “cháu nó bị liệt...”. “Sau đó ông có trực tiếp xuống kiểm tra Dũng có đúng là bị liệt hay không?”. Ông Độ trả lời: “Cái đó có điều tra viên làm, chứ tôi lúc đó là lãnh đạo không xuống trực tiếp”.
Nói về lý do vì sao sau khi Dũng phạm tội giết người mà vẫn được tại ngoại, ông Nguyễn Văn Độ cho rằng: “Bây giờ phải xem lại hồ sơ mới biết được, chứ hồ sơ lúc đó chỉ nói Dũng và đồng bọn phạm tội tiêu thụ tài sản XHCN. Nếu Dũng phạm tội giết người thật thì cũng phải chứng minh được tội giết người đó”.
Nhưng trong hồ sơ về Ngô Tiến Dũng, cơ quan điều tra đã chứng minh được Dũng phạm tội giết người?
Chứng minh được nhưng ở giai đoạn nào, phải xem Dũng được tạm tha thì mức độ phạm tội như thế nào? Liệu có khởi tố được không?
Ông có cảm thấy mình có phần trách nhiệm khi đã phê vào đơn, để từ đó Dũng thoát khỏi trại giam, trở thành tội phạm quốc tế?
Tôi không phải là người ký lệnh tạm tha.
Nhưng với tư cách là Phó phòng Điều tra xét hỏi ông đã phê vào đơn bảo lãnh cho Ngô Tiến Dũng?
Nếu tạm tha cho một đối tượng nào đó mà biết được sau này nó phạm tội tiếp thì không cơ quan điều tra nào dám tha.
Thưa ông, không những sau này mà trước khi tạm tha Dũng đã phạm tội giết người cơ mà?
Khi một vấn đề chưa có đáp số, chưa tìm được hướng giải quyết thì làm sao biết được nó sẽ như thế này hoặc thế kia. Khi nhận đơn bảo lãnh thì phải hỏi điều tra viên xem mức độ phạm tội có được bảo lãnh hay không.
Lúc đó ông có hỏi điều tra viên không?
Tôi cũng không nhớ được.
Sau khi Dũng phạm tội giết người, cơ quan điều tra có thông báo cho Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Thái Nguyên biết không?
Theo quy trình thì không nhất thiết phải thông báo việc Dũng giết người cho Viện Kiểm sát cấp dưới, cơ quan điều tra cứ làm, chỉ thông báo cho Viện Kiểm sát cấp tỉnh thôi.
Nhưng việc không thông báo này đã dẫn đến Ngô Tiến Dũng được tạm tha?
Theo tôi có thể ông Bùi Huy Lập ký lệnh tạm tha cho Dũng trước khi nhận được lá đơn có lời phê của tôi. Rồi ông sợ trách nhiệm, nên mới bảo gia đình Dũng làm một cái đơn khác gửi cho tôi. Tôi không nắm được mới phê là “nếu Dũng bị ốm, Phòng điều tra xét hỏi đồng ý cho tạm tha chờ xử lý sau”.
Ông biết như vậy rồi sao vẫn cứ phê vào đơn?
Bây giờ tôi suy luận lại thôi, lúc đó tôi không biết Dũng được tha lúc nào.
Sau khi Dũng trốn ông có bị nhắc nhở không?
Riêng bên công an, sau lúc Dũng trốn đến khi tôi nghỉ hưu, không ai nói đến việc này cả.
Xin cảm ơn ông!
Ông Bùi Huy Lập |
Ông Bùi Huy Lập: “Tôi chẳng có trách nhiệm gì cả”(!)
Ông Lập nhớ lại: Lúc đó, tôi nhớ Ngô Tiến Dũng phạm tội tiêu thụ tài sản XHCN, bị giam 3, 4 tháng về tội đó. Sau có đơn của bà Ngân và ông Năm xin bảo lãnh.
Tôi bảo với ông Nguyễn Văn Năm sẽ cho kiểm tra nếu đúng thì cho ra. Lúc đó, Dũng cũng đủ điều kiện được tại ngoại: Tội trạng rõ ràng, có nơi cư trú ổn định, có mẹ và cậu bảo lãnh.
Sau đó ông có cho kiểm tra Dũng ốm đau thực hư thế nào không?
Có, kiểm tra thì thấy Dũng có ốm, bị phù chân. Còn thực tế chuyện đó là giả hay thật thì không khẳng định được.
Nhưng khi được ký lệnh tạm tha, Dũng vừa phạm tội giết người trong trại?
Trong hồ sơ của Viện Kiểm sát thành phố lúc đó, Dũng chỉ phạm tội tiêu thụ của gian, chứ không thể hiện tội giết người.
Như vậy, ông không biết Dũng phạm tội giết người khi ký lệnh tạm tha?
Nói về lý thì tôi không biết. Còn thực ra tôi có biết hay không bây giờ tôi cũng chẳng rõ đâu. Như trường hợp này, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa Công an tỉnh Bắc Thái lúc đó với Viện Kiểm sát thành phố Thái Nguyên thì phải có thông báo việc Dũng phạm tội giết người trong trại tạm giam cho tôi biết. Nhưng trong hồ sơ của Dũng ở Viện Kiểm sát thành phố Thái Nguyên hình như không có thông báo đó.
Sao lại “hình như”, thưa ông ?
Vì tôi cũng không nhớ rõ nữa. Nhưng tôi tin là không có sự phối hợp giữa Công an tỉnh Bắc Thái và Viện Kiểm sát thành phố Thái Nguyên nên tôi không biết việc Dũng giết người. Kể cả tôi biết mà tôi nói không biết cũng chẳng làm gì được tôi, vì trên văn bản giấy tờ không thông báo việc này.
Tại sao giết người là một tội rất nghiêm trọng mà công an không hề báo cáo cho Viện Kiểm sát để Dũng được ông ký lệnh tạm tha ngay sau khi phạm tội?
Đáng ra nếu có sự phối hợp, phía công an phải có ngay thông báo hành vi giết người của Dũng và đề nghị chúng tôi đặc biệt lưu ý trường hợp này. Nếu mà có thông báo thì tôi sao dám ký lệnh tạm tha cho Ngô Tiến Dũng
Theo ông, điều đó nó thể hiện sự lỏng lẻo trong phối hợp hay có sự cố tình không thông báo?
Tôi không dám khẳng định bên Công an tỉnh cố tình không thông báo hay không, có thể đó là do cách làm việc. Tôi nghĩ là việc của ai người ấy làm.
Nhưng chính từ sự không phối hợp đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thưa ông?
Đáng lẽ việc Dũng giết người không những Công an tỉnh phải thông báo mà Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Thái cũng phải thông báo cho chúng tôi. Nếu bây giờ trong hồ sơ có tờ thông báo đó, tôi biết mà vẫn ký lệnh tạm tha thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thưa ông, sau đó Dũng trốn thoát thì có truy cứu trách nhiệm không?
Tôi chỉ nhớ sau đó có kiểm điểm nhau. Nhưng không thể quy trách nhiệm gì cho ông Năm vì lúc đó chẳng có quy định gì về trách nhiệm người bảo lãnh cả.
Còn trách nhiệm của ông thì sao?
Tôi chẳng có trách nhiệm gì cả. Bởi vì đủ điều kiện thì tôi ký lệnh tạm tha, còn Dũng trốn đi làm sao tôi biết được. Tôi cũng chẳng bị kỷ luật gì về việc này.
Có nghĩa là ông “không biết thì không có tội?”
Nếu biết Dũng giết người, tôi không bao giờ cho ra. Không biết mà cho ra là quyết định không chuẩn chứ chẳng có tội gì đâu.
Xin cảm ơn ông.
Nhóm PVĐTTừ khóa » Tiểu Sử Dũng Kiều
-
Tiểu Sử DŨNG KIỀU - Trùm Của Các Trùm, Mafia Người VIỆT
-
Dân Xã Hội - Vụ Án TV - Tiểu Sử DŨNG KIỀU - Facebook
-
Trùm Cờ Bạc Dũng "Kiều" - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Dũng “kiều” Chối Tội đánh Bạc - PLO
-
Dũng Kiều – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biệt Thự 7 Triệu USD Của Trùm Cá độ Dũng Kiều - Vietnamnet
-
Kỳ 1: Đường Dây Tội Phạm Của Một Số Việt Kiều - Công An
-
Lật Lại Hồ Sơ: Ngô Tiến Dũng - "trùm Của Các Trùm" Cá độ Bóng đá
-
Trùm Ma Túy Quốc Tế Và Thủ đoạn "rửa Tiền" Bằng Cờ Bạc
-
Dũng Kiều Là Ai
-
Tiểu Sử Tóm Tắt Cùa Bà Phan Thị Kiều Linh
-
Tiểu Sử Tóm Tắt Của ông Phan Thanh Dũng