Những Người Sưu Tầm Tư Liệu Về Bác Hồ

Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (Trừ chiều thứ 2) Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h / Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h Chủ nhật, 24/11/2024 Vi En Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (Trừ chiều thứ 2) Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h / Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tin tức-Sự kiện
    • Thông tin hoạt động
    • Mở cửa thư viện
    • Cảm tưởng
  • Tư liệu
    • Thông tin tư liệu
    • Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
    • Chuyên môn nghiệp vụ
    • Tư liệu ảnh
    • Tư liệu video
  • Trưng bày-Triển lãm
    • Trưng bày chuyên đề
    • Trưng bày bổ sung
    • Trưng bày online
  • Trao đổi
  • Điểm di tích
    • Khu di tích Phủ chủ tịch
    • Các điểm di tích chính
    • Cụm di tích Ba đình
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp quy
    • Liên hệ
    • Thăm quan không gian 3D
slider Phát triển kinh tế số
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tin tức-Sự kiện
    • Thông tin hoạt động
    • Mở cửa thư viện
    • Cảm tưởng
  • Tư liệu
    • Thông tin tư liệu
    • Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
    • Chuyên môn nghiệp vụ
    • Tư liệu ảnh
    • Tư liệu video
  • Trưng bày-Triển lãm
    • Trưng bày chuyên đề
    • Trưng bày bổ sung
    • Trưng bày online
  • Trao đổi
  • Điểm di tích
    • Khu di tích Phủ chủ tịch
    • Các điểm di tích chính
    • Cụm di tích Ba đình
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp quy
    • Liên hệ
    • Thăm quan không gian 3D
Trang chủ - Trao đổi - Những người sưu tầm tư liệu về Bác Hồ Những người sưu tầm tư liệu về Bác Hồ 01 Tháng 09 Năm 2011 / 3751 lượt xem Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã trở về với thế giới người hiền hơn 40 năm, nhưng tình cảm của đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế vẫn luôn nhớ về Người. Những cuốn sách mới viết về Người của các tác giả trong nước cũng như các tác gỉa là người nước ngoài vẫn tiếp tục được xuất bản. Đặc biệt không chỉ có tác giả nhiều tuổi đã từng gặp và quen biết Hồ Chí Minh, mà có cả các tác giả tuổi đời còn rất trẻ chưa từng được gặp Bác dù chỉ một lần nhưng với những tấm lòng cảm phục và kính yêu Bác vô hạn, các tác giả vẫn rất say sưa viết về Người. Bên cạnh những người viết sách, viết những câu truyện về Bác, lại có những người thầm lặng tự mình đi khắp nơi để sưu tầm những tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ gìn, bảo quản như một “bảo tàng” của riêng mình…Một trong số những nhà sưu tầm tâm huyết về Bác đó là ông Nguyễn Văn Mùi. Ông sinh năm 1942, hiện đang sinh sống tại số nhà 113 đường Ngô Bệ - Phường Hải tân - Thành phố Hải Dương. Ông đã từng tham gia quân ngũ trong những năm kháng chiến chống Mỹ trong ngành Vận tải quân sự hơn 30 năm. Sau khi về hưu tại Phường Hải Tân Thành Phố Hải Dương, mặc dù kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng với lòng kính yêu Bác vô hạn, ông vẫn dành một phần lương hưu để đi khắp nơi tìm kiếm tài liệu, hiện vật về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. Gần 20 năm sưu tầm đến nay ông đã có một kho tư liệu về Bác gồm các bài viết, các bức ảnh và đặc biệt ông đã sưu tầm được hơn một trăm cuốn phim tư liệu về Hồ Chủ tịch. Không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm tài liệu hiện vật mà ông còn tham gia cuộc thi “ tìm hiểu tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2007, ông đã giành giải nhất của Tỉnh Hải Dương, được ban giám khảo đánh giá là người sưu tầm tư liệu về Bác hồ nhiều nhất tỉnh. Bác Nguyễn Văn Mùì (người ngồi xe lăn) vời đoàn cán bộ khu di tích tại nhà riêng của mình số 113 đường Ngô Bệ, Hải tân, Hải Dương Ngoài việc đi khắp nơi để sưu tầm hiện vật, ông còn tham gia các hoạt động Chi bộ của phường, Hội cựu chiến binh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và đã được tặng nhiều bằng khen và giấy khen của Sở Văn hoá Tỉnh Hải Dương, Tổng cục hậu cần, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh phường, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương...Đã có nhiều thành tích trong việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, đã có thành tích xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Có thành tích trong công tác mặt trận năm 1997.Và đặc biệt ngày 18-6-2005, ông đã được Tổng cục hậu Cần, Cục Vận tải tặng kỷ niệm chương, đã có nhiều cống hiến trong công tác Vận tải quân sự. Năm 2009, ông bị tai nạn khiến ông bị liệt nửa người không thể đi lại bình thường, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có người gúp đỡ. Song không vì thế mà chán nản, tự mình rèn luyện. Dù phải ngồi xe lăn hay nằm trên giường, không lúc nào ông rời quyển sách và cây bút. Ngày 29-3-2011, với tấm lòng kính trọng và yêu quý Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nguyễn Văn Mùi đã gửi tặng Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn 100 cuốn phim tư liệu về Bác Hồ để khu di tích lưu giữ, mặc dù những thước phim tư liều đó có sử dụng được hay không nhưng tình cảm và việc làm đầy ý nghĩa đó của ông là đáng trân trọng. Tấm lòng của ông nguyễn Văn Mùi không những nói lên lòng biết ơn sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu, mà còn thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ trong cuộc sống thời bình hiện nay. Ông Phạm Chí Thiện không phải là một cựu chiến binh, mà ông là một thầy giáo văn dạy cấp ba trường Bình Giang- Hải Dương. Hiện nay, ông đã nghỉ hưu ở tại số nhà 117- Khu Hạ, xã Tráng Liệt- Huyện Bình Giang- Tỉnh Hải Dương, là người đã nhiều năm đi sưu tầm sách. Hiện nay ông đã có một thư viện của riêng mình gồm trên 20.000 đầu sách các loại.Tiếp chúng tôi, ông nhanh nhẹn, mời chúng tôi vào nhà. Bước vào căn nhà cổ dễ đến hơn trăm tuổi, trước mắt chúng tôi là những giá sách đầy ắp như làm sáng cả ngôi nhà. Chúng tôi ngồi quây quần xung quanh chiếc bàn gỗ mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy ắp tình người. Ông Thiện cho biết gia đình ông là gia đình Công giáo, bố là liệt sĩ, mẹ là ngườiBác Phạm Chí Thiện (người ngồi bên trá)  tại nhà riêng của mình ở 117- Khu Hạ, xã Tráng Liệt, Bình Giang, Hải Dương làm ruộng thuần nông, thời trẻ bà làm chủ nhiệm hợp tác xã Tráng Liệt Kẻ Sặt đã tích cực lao động, làm giầu cho hợp tác xã, là người công giáo đầu tiên được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người vào năm 1962. Còn ông là con trai độc nhất của gia đình. Ngừng một lát, ông kể cho chúng tôi nghe về những kỷ niệm ham mê sách từ hồi nhỏ của ông. Ngay từ nhỏ Thiện đã khác hẳn với bạn bè cùng trang lứa. Bà con ở đây vẫn nhớ như in hình ảnh Thiện chăm chú ngồi đọc sách trong khi các bạn đang vui đùa. Cậu thường trốn vào góc nhỏ hoặc nơi yên tĩnh ngấu nghiến đọc hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Thời chiến tranh sách đâu có nhiều như bây giờ. Hễ nhà ai có cuốn sách hay là anh nhờ mẹ đến tận nơi mượn về cho. Anh luôn ao ước nhà mình có thật nhiều sách để anh đọc cho đã. Đến năm 1974 anh thi đỗ đại học, những năm là sinh viên anh thường lân la đến các hiệu sách ở khu vực Bờ Hồ, Ô chợ Dừa Cầu Giấy…Năm 1979, sau khi tốt nghiệp khoa văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học khoa học Xã hội và nhân văn. Thiện trở về quê hương làm giáo viên. Là giáo viên dạy văn khiến anh càng mê đọc sách. Vì thế, chẳng bao lâu, anh nảy ra ý định sẽ đi sưu tầm nhiều sách về để tự xây dựng cho riêng mình một thư viện. Lúc đầu anh tìm đến những cửa hàng sách ở gần nhà, sau đó anh ra Hà Nội tìm đến những hiệu sách lớn, nhỏ để sưu tầm, nhưng rồi cũng chưa thoả mãn, bao nhiêu sách anh vẫn còn thấy thiếu. Anh quyết định đi một chuyến vào thành phố Hồ Chí Minh cho thoả. Và thế là anh bán đi một số đồ đạc để lấy tiền vào Nam. Hơn một tháng lang thang ở thành phố Hồ chí Minh anh mua được hàng nghìn cuốn sách đủ các thể loại. Khi đi qua Huế là đất hiếu học ắt phải có nhiều sách quý nghĩ vậy nên anh lại lang thang ở Huế gần một tháng nữa. Những năm tháng lang thang nay Bắc, mai Nam, anh như con chim bay không biết mệt mỏi và cuối cùng anh sở hữu 20.000 cuốn sách đủ các loại cho riêng mình. Trao đổi với ông Thiện, chúng tôi cho ông biết mục đích của chuyến đi này là chúng tôi sưu tầm những cuốn sách đồng thời với những cuốn sách gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lúc sinh thời, hiện nay những cuốn sách gốc này đang được trưng bày tại Khu di tích Phủ Chủ tịch. Hiểu ra mục đích của chúng tôi, ông Thiện vui vẻ cầm tờ danh mục sách để tìm cho chúng tôi, không phải chờ lâu, ông đã đưa ra hơn 20 cuốn sách trong “thư viện” của ông mà chúng tôi đang cần và ông còn hứa là sẽ tiếp tục tìm những cuốn sách theo danh mục mà chúng tôi cần để tặng cho Khu di tích. Ông tiếc rằng giá như thư viện của ông có nhiều những cuốn sách mà chúng tôi đang cần để ông được tặng lại cho cơ quan. Chia tay ông Thiện, tuy số sách của ông tặng cho Khu di tích mới chỉ là hơn 20 cuốn sách nhưng có một ý nghĩa rất quan trọng là những cuốn sách này sẽ dùng để trưng bày thay thế những cuốn sách gốc tại các nhà di tích của Bác trong Khu di tích- Phủ Chủ tịch. Nguyễn Thị Bình - Phòng Sưu tâm- Kiểm kê- Tư liệu

Xem thêm

  • Đoàn đại biểu cấp cao Trung tâm Những người lao động Brazil thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 6/11/2024

    06/11/2024 / 689 lượt xem

  • Đoàn đại biểu Đội Cận vệ trẻ Đảng nước Nga thống nhất thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 5/11/2024

    05/11/2024 / 687 lượt xem

  • Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 30/10/2024.

    30/10/2024 / 681 lượt xem

  • Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 30/10/2024

    30/10/2024 / 677 lượt xem

  • Đoàn cán bộ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

    28/10/2024 / 680 lượt xem

  • Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024

    27/10/2024 / 899 lượt xem

  • Giáo sư Hoàng Tranh và đoàn cán bộ Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây thăm và làm việc với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 26/10/2024

    26/10/2024 / 33 lượt xem

  • Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực văn hóa, ngày 25/10/2024

    25/10/2024 / 27 lượt xem

  • Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 22/10/2024

    22/10/2024 / 27 lượt xem

  • Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương họp định kỳ với các bảo tàng, Khu Di tích trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch, 21/10/2024

    21/10/2024 / 26 lượt xem

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

“Lịch sử nước ta” với việc dạy và học lịch sử hiện nay Sự quan tâm chỉ đạo của Bác Hồ đối với chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng của Đảng trong chiến thắng Điện Biên Phủ Tình cảm sâu đậm của Bác Hồ với Việt Bắc Đoàn kết quốc tế trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hội nghị chính trị đặc biệt - Hội nghị Diên Hồng trong thời đại Hồ Chí Minh Xây dựng nền văn hóa mới sau Cách mạng Tháng Tám theo Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 và tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận diện những giá trị cốt lõi của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943

Xem nhiều nhất

Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Ái Quốc với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênnin “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, tất cả những điều tôi hiểu!”(1) Nguyễn Ái Quốc và Đại hội VII Quốc tế cộng sản Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản (Quốc tế cộng sản III) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân tại Hiến pháp 1946 “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm Thống kê truy cập Lượt truy cập: 20,108,302

Từ khóa » Sưu Tầm 1 Câu Chuyện Về Bác Hồ