Những Nguyên Nhân Gây Nhồi Máu Cơ Tim Bạn Không Thể Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
1. Những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
Tim là một trong những cơ quan rất quan trọng của cơ thể. Nhiệm vụ của tim chính là bơm máu để nuôi cơ thể. Trong đó, động mạch vành phải và động mạch vành trái chính là hai nhánh mạch máu quan trọng có vai trò nuôi dưỡng tim. Khi xảy ra tình trạng tắc đột ngột hoặc hoàn toàn động mạch vành phải, động mạch vành trái hoặc tắc cả hai nhánh mạch máu này được gọi là nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong
Nhồi máu cơ tim là một tình trạng rất nguy hiểm. Vì khi tắc nhánh mạch máu quan trọng có thể dẫn đến thiếu máu và khiến một vùng cơ tim bị chết. Tim sẽ không thể thực hiện chức năng bơm máu một cách trơn tru, toàn vẹn và dẫn tới suy tim, thậm chỉ là đột tử,… vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim thường gặp nhất chính là do tắc nghẽn động mạch vành. Cụ thể hơn là, những mảng xơ vữa (bao gồm cholesterol, canxi hay mảnh vỡ tế bào) được tích tụ lâu ngày sẽ bám vào thành mạch máu. Đến một thời điểm, mảng xơ vữa này nứt vỡ, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và dẫn tới tắc nghẽn lòng mạch máu, gây ra nhồi máu cơ tim.
Từ 30 tuổi trở đi, những mảng xơ vữa bắt đầu hình thành và tích tụ lại trong cơ thể của chúng ta và tình trạng này sẽ diễn ra khoảng vài năm hoặc cũng có thể là vài chục năm.
Người lười vận động, béo phì có nguy cơ cao bị bệnh
Ngoài vấn đề tuổi tác, một số trường hợp sau được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh:
-
Người mắc bệnh tăng huyết áp.
-
Người hút thuốc lá thường xuyên.
-
Người bị rối loạn lipid máu.
-
Bệnh nhân mắc tiểu đường.
-
Tai biến mạch máu não.
-
Những trường hợp có người thân từng bị mắc bệnh động mạch vành sớm, đối với trước 55 tuổi ở nam giới và trước 65 tuổi ở nữ giới.
-
Bệnh nhân mắc thận mạn tính.
-
Bệnh nhân mắc bệnh tự miễn.
-
Trường hợp tiền sử bị tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.
-
Người ít vận động hoặc bị thừa cân, béo phì.
2. Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm tình trạng nhồi máu cơ tim
Dưới đây là những triệu chứng giúp bạn nhận biết tình trạng nhồi máu cơ tim:
- Cơ thể xảy ra tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực.
- Bệnh nhân có cảm giác đau thắt ngực, cơn đau có thể lan xuống cánh tay trái, lưng và bụng hoặc cũng có thể lan bỏ lên vai trái. Thời gian đau tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có thể đau vài phút hoặc vài chục phút. Mức độ đau có thể là dữ dội hoặc đau dạng nóng rát, có cảm giác bị đè nặng. Đau thắt ngực chính là một triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng nhồi máu cơ tim.
Đau thắt ngực là dấu hiệu bệnh thường gặp
- Bệnh nhân cảm thấy khó thở.
- Ra nhiều mồ hôi.
- Bị hoa mắt, chóng mặt.
- Có thể buồn nôn hoặc nôn.
- Có triệu chứng tụt huyết áp hay tăng huyết áp.
- Người bệnh bị lạnh chân tay.
- Có thể ngất hoặc đột tử.
Trên đây là những triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân không xuất hiện những triệu chứng kể trên, họ chỉ có những biểu hiện rất mơ hồ, thoáng qua như hơi mệt, khó chịu vùng thượng vị,… Chính vì thế, bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để có thể chẩn đoán bệnh chính xác.
Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm thường được chỉ định nếu nghi ngờ xảy ra tình trạng nhồi máu cơ tim:
- Điện tâm đồ: Là phương pháp giúp phát hiện có xảy ra tình trạng nhồi máu cơ tim, đồng thời phát hiện được vùng tổn thương và sự bất thường của nhịp tim.
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu cũng thường được chỉ định vì có thể tiên lượng tình trạng nhồi máu cơ tim.
- Chụp động mạch vành: Đây là cách thường được các bác sĩ áp dụng để xác định bệnh nhân có bị nhồi máu cơ tim hay không. Bằng kết quả này, các bác sĩ có thể xác định bệnh, can thiệp vào động mạch vành để đặt stent giúp thông động mạch vành bị tắc.
3. Phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim
Càng phát hiện muộn thì tỉ lệ tử vong của người bệnh càng tăng. Chính vì thế phát hiện sớm bệnh cũng là một trong yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân tăng hiệu quả điều trị bệnh. Những trường hợp có nguy cơ cao về các bệnh tim mạch hoặc có những triệu chứng sớm của tình trạng nhồi máu cơ tim cần phải đi khám càng sớm càng tốt.
Hiện nay, phương pháp điều trị hiện đại và hiệu quả nhất thường được áp dụng đó là phương pháp thông động mạch vành, lưu thông dòng máu và giúp người bệnh có thể tăng tỉ lệ sống. Những phương pháp can thiệp này sẽ làm giảm nhẹ triệu chứng và có thể giảm tối đa tổn thương cho cơ tim.
Bệnh nhân cần đến khám sớm để tăng cơ hội điều trị bệnh hiệu quả
Đối với những biện pháp can thiệp tim mạch, bệnh nhân cần phải được thực hiện sớm. Cụ thể, nó sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất nếu được thực hiện trong giờ đầu tiên sau khi xảy ra tình trạng nhồi máu hay ít hơn 6 tiếng khi cơn nhồi máu diễn ra. Thời gian càng kéo dài thì cơ hội cứu sống người bệnh càng thấp.
Mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này, chẳng hạn như nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, dấu hiệu nhận biết sớm nhồi máu cơ tim,… để từ đó có phương pháp phòng bệnh tốt nhất.
Các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục để giảm nguy cơ bị bệnh. Những bệnh nhân đã được can thiệp điều trị bệnh cần tuân thủ theo lời chỉ định của bác sĩ. Nên bỏ thuốc lá, kiêng tuyệt đối bia rượu và giữ cân nặng ở mức vừa phải.
Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 nếu còn những thắc mắc về bệnh nhồi máu cơ tim hoặc những vấn đề sức khỏe khác.
Từ khóa » Nguyên Nhân Của Bệnh Nhồi Máu Cơ Tim
-
Nhồi Máu Cơ Tim Cấp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và “giờ Vàng” điều Trị
-
Nhồi Máu Cơ Tim Là Gì – Tìm Hiểu Cùng Bác Sĩ | Vinmec
-
Nhồi Máu Cơ Tim Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Nhồi Máu Cơ Tim để Biết Cách Phòng Ngừa
-
Những Nguyên Nhân Chính Gây Nên Bệnh Nhồi Máu Cơ Tim | Jio Health
-
Nguyên Nhân Nhồi Máu Cơ Tim Và Các Yếu Tố Nguy Cơ | TCI Hospital
-
Nhồi Máu Cơ Tim Cấp Tính (MI) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhồi Máu Cơ Tim: Bệnh Lý Có Nguy Cơ Cao Gây Tử Vong
-
Nhồi Máu Cơ Tim Cấp Những điều Cần Biết - FAMILY HOSPITAL
-
Nhồi Máu Cơ Tim - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học
-
Nhồi Máu Cơ Tim Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
-
Nhồi Máu Cơ Tim – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhồi Máu Cơ Tim - Một Biến Chứng Nguy Hiểm
-
Nhồi Máu Cơ Tim Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị