Những Nguyên Tắc Cần Chú ý Và Các Cách đấu Dây điện Phổ Biến

Để đảm bảo hiệu quả dẫn điện cũng nhưđộ bềntính an toàn khi sử dụng, bạn cần áp dụng cách đấu dây điện đúng kỹ thuật. Việc tuân theo các nguyên tắc đấu dây điện sẽ giúp bạn vận hành một hệ thống điện một cách ổn định và hạn chế được những tai nạn có thể xảy ra. Bài viết dưới đây Cơ điện Trần Phú sẽ đề cập đến một số nguyên tắc đấu dây điện và lắp đặt hệ thống điện cơ bản cần chú ý. Chúng tôi cũng liệt kê một số quy trình đấu dây điện phổ biến trong sử dụng điện dân dụng.

1. Một số nguyên tắc đấu dây điện và lắp đặt hệ thống điện cần chú ý

Sau đây là những nguyên tắc đấu nối dây điện và lắp đặt hệ thống điện dân dụng cần chú ý:

  • Dây dẫn điện phù hợp: Dây cần có chất lượng tốt và có lớp bọc cách điện, có tiết diện phù hợp.
  • Không nên đặt 2 mối nối ở 2 dây thẳng hàng nhau, tránh trường hợp ngắn mạch 2 dây khi mối nối không đảm bảo chất lượng.
  • Cầu chì: Đường dây chính và phụ, đồ dùng điện trong nhà phải có cầu chì phù hợp, cầu chì phải đạt tiêu chuẩn có nắp che, dây chảy phải phù hợp với công suất sử dụng.
  • Công tắc điện: Đối với những nơi ẩm ướt như phòng tắm nên để công tắc ngoài cửa phòng để đảm bảo an toàn.Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cách điện: Găng tay cao su, ủng cao su, ván cách điện, dụng cụ sửa điện kim loại như tay vít, cờ lê, dụng cụ bảo hộ trên cao như mũ bảo hiểm,…

Trên đây là các dụng cụ và một số trường hợp đấu nối dây điện cơ bản mà Cơ điện Trần Phú muốn chia sẻ để bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

2. Trang bị dụng cụ đấu nối dây điện

Để đảm bảo nguyên tắcđấu dây điện đúng kỹ thuật và an toàn, bạn nên chuẩn bị cho mình những dụng cụ hỗ trợ đấu nối như dưới đây:

  • Dao – kìm tuốt dây: Dao và kìm là dụng cụ vô cùng quan trọng dùng để tuốt vỏ các loại dây điện, Cơ điện Trần Phú khuyến cáo người sử dụng nên dùng kìm tuốt điện để thao tác dễ dàng và chính xác hơn.
  • Kìm điện: Bên cạnh dao và kìm tuốt dây, kìm điện cũng là công cụ đắc lực giúp công việc cắt dây điện, vặn, xoắn lõi điện khi cần thiết dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều.
  • Băng dính điện: Băng dính điện là dụng cụ không thể thiếu, chúng giúp quấn mối nối điện, đảm bảo cách điện cho mối nối.
  • Bút thử điện: Bút thử điện được dùng để kiểm tra nhanh rò điện từ tường và thiết bị
  • Đồng hồ điện năng: Có tác dụng đo điện trở, kiểm tra điện áp.
  • Găng tay cách điện: Đấu nối điện cũng có thể gây ra những rủi ro nguy hiểm cho người đấu nối, vì vậy chúng ta cần có găng tay để đảm bảo cách điện với mối nối và dòng điện.

3. Các cách đấu nối dây dây điện phổ biến trong gia đình

Mỗi trường hợp đấu dây có những đặc điểm khác nhau dẫn đến các thao tác trong từng bước có thể thay đổi. Vì vậy, bạn cần biết quy trình cho từng trường hợp để đảm bảo nguyên tắc đấu dây điện mang lại mấu nối thẩm mỹ và hoạt động hiệu quả. Cơ điện Trần Phú xin chia sẻ với bạn đọc các trường hợp đấu dây điện phổ biến nhất trong gia đình như sau:

3.1. Đấu dây điện vào ổ cắm

Ổ cắm điện là nơi cung cấp điện cho các thiết bị, nếu ổ cắm bị hư có thể làm hệ thống điện phòng bạn bị tê liệt. Sau đây là các bước đấu dây điện vào ổ cắm bạn có thể tham khảo khi cần:

Bước 1: Sử dụng kìm cắt để cắt 2 đoạn dây nối với ổ cắm

Bước 2:Dùng kìm tuốt dây để tuốt bỏ lớp bọc cách điện lấy lõi đồng (khoảng 3cm).

Bước 3: Bước tiếp theo, bạn xoắn phần lõi đồng đầu dây lại (để các dây đồng nhỏ không bị tua) rồi đưa vào vị trí trên ổ điện và siết ốc cố định.

Bước 4: Nguyên tắc đấu dây điện quan trọng là đảm bảo an toàn và không bị chập. Vì vậy, bạn nên sử dụng băng keo cách điện ở đoạn dây bị hở lõi đồng hoặc các đầu mối nối (trường hợp nối dây dây ổ cắm bị đứt).

Bước 5: Lắp ổ điện vào vị trí bạn muốn, không để dây đồng lòi ra và dùng tua vít vặn chặt ổ cắm để đảm bảo an toàn.

3.2. Đấu dây điện vào phích cắm điện

Phích cắm điện là nơi tiếp xúc trung gian giữa tay bạn và với cấu tạo ổ cắm điện. Việc sử dụng phích cắm điện hư hỏng có thể xảy ra những tai nạn điện đáng tiếc. Sau đây, bạn có thể thao khảm cách đấu nối dây điện với phích cắm:

Bước 1: Đảm bảo nguyên tắc đấu dây điện an toàn, bạn dùng phích cắm mới đảm bảo chất lượng. Tiếp thep, tháo rời hai phần phích cắm.

Bước 2: Cắt bằng 2 đầu dây nối với phích cắm. Sau đó, dùng kìm tuốt tách lớp vỏ bọc khoảng 2cm và xoắn cả hai đầu dây đồng nhỏ lại.

Bước 3: Sử dụng tua vít để nới ốc trên hai thanh đồng trong phích điện. Tiếp theo, đưa 2 đầu nối vào lỗ nhét vào lỗ thanh đồng rồi dùng xiết chặt ốc để giữ 2 đầu nối bên trong.

nguyên tắc đấu dây điện

Hình minh họa. Nguồn: Internet

Bước 4: Kiểm tra độ chắc chắn của thanh đồng và phích cắm. Cuối cùng, lấp với nửa phần phích cắm còn lại và vặn chặt ốc.

3.3. Cách nối dây điện với công tắc

Nối dây điện vào công tắc 2 chiều có nghĩa là 2 công tắc điều khiển 1 đèn được dùng nhiều ở mạch điện cầu thang. Đồng thời cách phổ biến nhất để nối dây điện với công tắc đó chính là chạy dây nguồn phức tạp nối với mạch điều khiển, phụ tải của công tắc. Thông thường bóng đèn được lắp ở vị trí giữa tầng dưới và tầng trên nhằm phát sáng cho cả cầu thang.

Với 1 đầu nguồn điện lưới 220V dây nguội và một bên chân đèn. Đầu dây còn lại thì bóng đèn được nối tiếp điểm chung với công tắc thứ nhất.

- Đầu dây nối nguồn điện 220V với dây nóng nối qua cầu chì điện

- Tiếp theo đến cầu chì nối tới điểm tiếp điểm chung của 2 công tắc

- Cuối cùng 2 tiếp điểm còn lại được nối với nhau

Với nhà có nhiều tầng thì hộp công tắc tầng trung gian là loại lắp được 2 công tắc 2 cực.

3.4. Đấu dây điện một lõi bị đứt

Đối với dây điện đồng cứng có một lõi cứng: Đầu tiên, chọn một sợi dây nối và tách lớp vỏ cách điện. Tiếp theo, bạn cắt rời phần dây bị đứt sau đó dùng kìm để tuốt vỏ điện (lấy 3cm lõi đồng). Cuối cùng, đặt 2 lõi đồng chéo nhau và bện chặt.

Đối với dây điện đồng một lõi có nhiều sợi đồng mềm: Cũng chọn một sợi dây nối. Tiếp theo, bạn cắt rời phần dây bị đứt sau đó kìm để tuốt vỏ điện (lấy 3cm lõi đồng). Cuối cùng, đan xen kẽ lõi dây vào nhau và bện chặt.

Ngoài ra, nguyên tắc đấu dây điện bạn không được quên là dùng băng dính cách điện hoặc ống để cách điện mối nối.

nguyên tắc đấu dây điện

Cách nối dây điện 1 lõi 1 sợi

3.5. Cách nối dây điện nhiều lõi bị đứt

Cắt rời phần dây bị đứt rồi tuốt vỏ điện (từng lõi đồng lộ khoảng 3cm). Sau đó tiến hành nối dây điện nhiều lõi trong từng nhánh, đan xen kẽ lõi dây trong từng nhánh vào nhau và bện chặt. Chú ý khi đấu nối cần đấu nối nhánh cùng màu với nhau. Cuối cùng, để đảm bảo một mấu nối đạt chuẩn nguyên tắc đấu dây điện, bạn cần kiểm tra mối nối điện, bọc cách điện hoặc hàn mối nối khi cần thiết để tăng sức bền cơ học và đảm bảo khả năng dẫn điện tốt.

nguyên tắc đấu dây điện

Cách nối dây điện nhiều lõi

Sau đây là một video sưu tầm về 10 cách đấu dây cáp điện bạn có thể tham khảo

10 cách nối dây cáp điện vô cùng đơn giản. Nguồn: Internet

4. Chọn dây điện chất lượng của Cơ điện Trần Phú

Việc chọn lựa sử dụng dây dẫn điện chất lượng cao là yếu tố đầu tiên mà mỗi gia đình đều cần phải cân nhắc để có được những mối nối dây thẩm mỹ, hiệu quả và đảm bảo các nguyên tắc đấu dây điện an toàn. Dây và cáp điện Trần Phú tự hào làThương hiệu dây cáp điện quốc gia, đảm bảo sẽ mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, dẫn điện tốt và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
  • Hotline: 0898.41.41.41
  • Email: contact@tranphu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU

Từ khóa » Cách Nối Dây điện