Những Nội Dung Chính Của Đề án Văn Hóa Công Vụ

   
  •   Trang nhất
  • Giới thiệu  
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin Tức  
    • Chỉ đạo điều hành
    • Tin tức, Hoạt động
    • Tuyên truyền - Phổ biến pháp luật
    • BẢO VỆ - PHÁT TRIỂN RỪNG
    • ỨNG DỤNG CNTT TRONG LÂM NGHIỆP
  • Văn bản  
    • Thông báo
    • Văn bản pháp luật
    • Nghị định
  • Lịch làm việc
  • Thủ tục hành chính kiểm lâm
  • Liên hệ
  • Sơ đồ site
   
  • Thành viênx
  • RSSx
  • Sơ đồ cổngx
  • Liên kếtx
  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • TUYÊN TRUYỀN - PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
Những nội dung chính của Đề án văn hóa công vụ Hoàng Nhung 2021-01-12T14:04:28+07:00 http://kiemlam.binhphuoc.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=pho-bien-phap-luat/Nhung-noi-dung-chinh-cua-De-an-van-hoa-cong-vu-491.html /themes/egov/images/no_image.gif CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC Thứ năm - 20/08/2020 10:26 11.424 0
  •  
  •  
Nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội Ngày 27 tháng 12 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 1847/QĐ-TTg về việc Phê duyệt đề án công vụ. Các nội dung chính của Đề án văn hóa công vụ gồm: Mục tiêu: Nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan hành chính nhà nước Quan điểm: Nâng cao văn hóa công vụ góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ; Kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đạo đức nghề nghiệp của viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống tham nhũng; Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện văn hóa công vụ. Nội dung của văn hóa công vụ Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Cán bộ, công chức, viên chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, bao gồm: - Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”. - Phải có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. - Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân. - Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín. Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức - Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ. - Đối với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức. - Đối với lãnh đạo cấp trên, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng. - Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử. Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức - Cán bộ, công chức, viên chức phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ. - Cán bộ, công chức, viên chức không được đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội; không được sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc lá đúng nơi quy định; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ. - Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; không mê tín dị đoan và có những hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội. Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đối với những ngành có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định của ngành. Bên cạnh đó, Đề án cũng đưa ra các giải pháp thực hiện văn hóa công vụ, như nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về văn hóa công vụ trong Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời, cần ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa công vụ theo chương trình, kế hoạch hàng năm của Thanh tra Bộ Nội vụ và Thanh tra Sở Nội vụ. … Xem nội dung Quyết định 1847/QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ tại đây. /uploads/news/2020_08/1847-2018-qd-ttg-de-an-van-hoa-cong-vu.pdf

Tác giả bài viết: Hoàng Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Những nội dung chính của Đề án văn hóa công vụ Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu 5 Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Theo dòng sự kiện
  •  

    Giải đáp những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong thực hiện pháp luật về Lâm nghiệp

    (10/02/2020)

Xem tiếp 

  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  •  

    Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm và phát động thi đua lập thành tích chào mừng 50 năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973 – 21/5/2023)

    (06/04/2022)
  •  

    Bình Phước: Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ.

    (06/04/2022)
  •  

    Bình Phước: Ban hành Quy chế phối hợp giữa các Sở, Ngành trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

    (27/06/2022)
  •  

    Công bố Quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh Bình Phước

    (27/06/2022)
  •  

    Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19”

    (15/03/2022)
  •  

    Đề án Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng cho lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2021 -2030

    (14/03/2022)
  •  

    Những nội dung chính về “Dịch vụ môi trường rừng” theo Luật Lâm nghiệp 2017

    (15/12/2020)
  •  

    Kiểm lâm Bù Đăng phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”

    (18/10/2021)
  •  

    Thông tin về việc trồng cây Cao su trên đất lâm nghiệp không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

    (26/01/2022)
  •  

    Những điểm mới của Luật Lâm nghiệp và những khó khăn vướng mắc trong công tác triển khai tại địa phương

    (25/11/2020)
  •  

    Giải đáp những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong thực hiện pháp luật về Lâm nghiệp

    (10/02/2020)
  •  

    Những nội dung chính của Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

    (24/01/2019)
Danh mục Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới. Được sử dụng miễn phí không mất tiền. Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích. Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích. Tất cả các ý kiến trên Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,274
  • Tháng hiện tại39,349
  • Tổng lượt truy cập2,362,316
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚCChịu trách nhiệm nội dung : Ông Trần Quốc Hùng - Chi cục trưởng - Trưởng ban biên tậpĐc: 673 đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.ĐT 0271.3.879461 - 0271.3.886.490 ; Email: CCKIEMLAMBINHPHUOC@GMAIL.COM   Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Kế Hoạch Thực Hiện đề án Văn Hóa Công Vụ