Những ông Bố ở Nhà Chăm Sóc Con / Những ông Bố Nội Trợ - Huggies

Vài năm trở lại đây, có thể nhiều người làm cha mẹ ở Việt Nam đã biết đến bộ phim hài Ba người đàn ông và một đứa trẻ của điện ảnh Hollywood. Bộ phim nói về việc ba chàng cử nhân bỗng nhiên trở thành người chăm sóc con với những tình tiết hài hước châm biếm việc đàn ông vụng về và thiếu kinh nghiệm trong việc thay tã cho em bé như thế nào. Tuy là một seri phim gây cười, nhưng nó cũng lột tả được khía cạnh khó khăn của cuộc sống thường nhật đối với những ông bố ở nhà chăm sóc con.

Trong suốt một thời gian dài, thống kê cho thấy vai trò chăm sóc con chính trong gia đình thường vẫn là của người mẹ. Tuy nhiên, ngày nay tỉ lệ các ông bố ở nhà chăm con càng ngày càng tăng và việc gia tăng này gần như trở thành một hiện tượng.

Trong năm 2003, cục thống kê của nước Úc cho biết trong những gia đình có con nhỏ dưới 14 tuổi, chỉ có 3,4% các ông bố ở nhà để các bà mẹ làm việc bán thời gian hoặc chính thức ở bên ngoài. Tám năm sau, đã có đến 7% gia đình có bố ở nhà để các bà mẹ trẻ làm việc toàn thời gian và có khoảng 9% gia đình khác cả bố lẫn mẹ đều làm việc bán thời gian.

Ở Việt Nam, tỉ lệ các ông bố tham gia nhiều vào việc chăm sóc con cũng đang dần có xu hướng gia tăng.

Quan điểm thời đó và bây giờ

Trong xã hội truyền thống, những ông bố sẽ dành cả ngày cho việc kiếm tiền, trong khi những bà mẹ lo việc nội trợ. Vai trò của người đàn ông là “mang thịt (tiền) về nhà”, và kỹ năng làm cha của họ chỉ giới hạn ở việc dạy cho con trẻ những kỹ năng, các hoạt động vui chơi và đặt ra kỷ luật.

Bây giờ đàn ông đã dành thời gian để tự tay chăm sóc con nhiều hơn, ví dụ như họ có thể tự tay chăm sóc con hoặc chỉ dạy con trong các hoạt động hàng ngày. Nhưng khi nhiều người làm cha mẹ quyết định thay đổi như vậy thì họ lại vấp phải không ít phản đối.

Các thành viên trong gia đình thường có thể dễ dàng ủng hộ hơn so với dư luận xã hội nhưng có một nghiên cứu của Úc gần đây cho thấy những nhà phê bình nghiêm khắc nhất lại thường là những đàn ông có người cha truyền thống nhất.

Những cộng sự của họ cũng đã từng có kinh nghiệm tương tự nên có một cái nhìn thoáng hơn trong việc nuôi dạy trẻ. Thật may là những bằng chứng cụ thể cho thấy những khả năng phản hồi tích cực đang dần dần được cải thiện.

Làm cha

Tại sao bây giờ lại có nhiều cặp vợ chồng theo xu hướng này?

Việc gia tăng tỉ lệ những ông bố chăm sóc con “chuyên nghiệp” có thể là do ảnh hưởng của nhiều sự thay đổi trong xã hội. Phụ nữ đã phải đấu tranh hàng thập kỷ để có thêm quyền lựa chọn ngoài việc chỉ chăm con và lo việc nhà. Cùng lúc đó, nhiều đàn ông đã bắt tay thực hành nhiều hơn trong vai trò làm cha mẹ, một vài trường hợp lại có xu hướng trở thành người cha “quá thực hành”, hơn cả mức họ được mong đợi.

Mặc dù khoảng cách thu nhập giữa hai giới vào khoảng 16% nói chung nhưng vẫn có những cặp mà người phụ nữ có khả năng kiếm tiền bằng hoặc thậm chí hơn cả chồng họ – khiến cho vai trò làm cha mẹ đã thay đổi đáng kể.

Trong khi chi phí để chăm lo cho một đứa trẻ vẫn không ngừng tăng lên nên thỉnh thoảng vẫn có những cặp cha mẹ nhận việc làm thêm để chia sẻ gánh nặng với nhau. Một số vợ chồng lại cảm thấy các công việc chính thức khiến họ có được rất ít thời gian để chăm sóc con.

Thêm nữa là những thay đổi về luật pháp và chính sách lao động gần đây đã có sự ủng hộ nhiều hơn đối với lựa chọn làm bố ở nhà chăm sóc con.

Một vài người cha còn tìm kiếm công việc làm thêm với những loại công việc mới ứng dụng sự phát triển công nghệ để hỗ trợ làm việc tại nhà.

Những thử thách cho các ông bố

Giữ cho một hoặc nhiều đứa trẻ ăn uống, tắm rửa, thay đồ, chăm sóc và chơi đùa với chúng mất nhiều thời gian, công sức và sự sáng tạo hơn là nhiều người vẫn tưởng.

Để chú tâm vào việc chăm sóc con, những ông bố này dường như phải bỏ lỡ những cuộc tán gẫu, hàn huyên với đồng nghiệp. Vấn đề còn ở chỗ những cửa hàng dành cho người làm cha mẹ lại thường do phụ nữ điều hành.

Áp lực cho phụ nữ

Sẽ rất nhớ con.

Bỏ lỡ những cột mốc quan trọng trong đời.

Vài trường hợp người mẹ sẽ cảm thấy “có lỗi” khi không thực hiện được vai trò của mình.

Đôi khi sẽ cảm thấy khó chịu vì vai trò chính chăm lo cho gia đình đã bị thay thế.

Nếu em bé vẫn còn trong giai đoạn bú sữa mẹ, các bà mẹ phải sắp xếp thời gian vắt sữa, bảo quản sữa mẹ và lên lịch cho con bú khá chi tiết và sít sao.

Đôi khi phải chấp nhận những dư luận không tốt về chuyện bố thì khó mà có thể chăm sóc con cái bằng mẹ.

Thiên chức làm cha

Lợi ích đối với các ông bố

Được thực hành các hoạt động trực tiếp cùng con cái hơn là chỉ nghe mô tả hoặc qua lời kể của người khác.

Một số ông bố nhận ra vai trò làm cha còn quan trọng hơn những thành tích ở chỗ làm cũ.

Một nghiên cứu khoa học của Anh thực hiện năm 2008 chỉ ra sự liên hệ trong việc gia tăng hạnh phúc liên quan đến việc bạn có dành nhiều thời gian ở cùng con trẻ hay không.

Lợi ích dành cho mẹ.

An tâm hơn khi chắc chắn rằng con mình được chăm sóc bởi người đặc biệt tin tưởng.

Có cơ hội để tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp mà mình yêu thích.

Có được cảm giác đặc biệt trong mối quan hệ với bạn đời.

Với một vài cặp vợ chồng thì đây là dịp để cả hai được thay đổi vai trò chính trong việc chăm sóc gia đình.

Lợi ích cho đám trẻ

Những ông bố rất giỏi dạy con trong việc khám phá thế giới và chấp nhận rủi ro một cách hợp lý.

Những nhà nghiên cứu người Úc đã cho rằng những ông bố cùng con chơi đùa và thực hiện công việc hằng ngày sẽ cải thiện được mối quan hệ cha con, khuyến khích hoạt động thể chất và giúp trẻ tự kiểm soát cũng như hạn chế được những khó khăn trong ứng xử.

Một nghiên cứu tương tự của Anh được thực hiện trước đó cũng cho biết  những người cha tự tay chăm sóc con sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi chơi cùng con. Đó cũng là cơ sở cho thấy sự liên kết giữa việc chăm sóc con cái và cảm xúc ở những ông bố.

Từ khóa » Các ông Bố