Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ - Hứa Hoành - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 162 trang )
Hứa HoànhNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa HoànhNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHồi năm 1918, nhà văn Phạm Quỳnh có vào thăm Nam Kỳ. Ông viết bài “Một tháng ở Nam Kỳ”đăng liên tục nhiều kỳ trên báo Nam Phong. Tuy có thái độ tự tôn, nhưng nhà văn Phạm Quỳnh cũngngạc nhiên thấy mức sống của các ông Cai tổng, điền chủ, Hội đồng trong Nam quá cao, quá sungtúc hơn những ông Tổng đốc, Tuần phủ, án sát ngoài Bắc. Các điền chủ lớn trong Nam là những ôngvua nho nhỏ tại địa phương. Điền chủ có vài ngàn mẫu ruộng như một ấp riêng, có chợ riêng, hàngchục ngôi nhà nền đúc, có máy điện, máy lạnh, xe du lịch, ca-nô và tôi tớ hàng chục người phục dịchtrong gia đình. Trong khi đó, nông dân, tá điền, những người góp phần làm cho họ giàu có chỉ cómỗi căn chòi lá ọp ẹp và chiếc xuồng ba lá... Chúng tôi không có thành kiến như cộng sản “Hễ nhàgiàu thì bóc lột, là ác ôn, là trọc phú bất nhơn.” Giới nào cũng có người tốt kẻ xấu. Nhiều điền chủ cóvài ba trăm công ruộng, đối đãi thân mật với tá điền như anh em, chỉ những người quá giàu thỉnhthoảng mới có người khắc khe.Thói thường “phú quý thì bất nhơn, còn bần cùng sanh đạo tặc gian trá.” Tá điền, nông dân làmmướn đáng thương mà các điền chủ cũng có khi không đáng trách. Lỗi ấy tại chế độ thực dân dungdưỡng. Thực dân muốn cho một số ít người thật giàu để họ trung thành và áp bức kẻ nghèo thay họ,giúp họ một cánh tay đắc lực trong việc nội trị. Bấy giờ, dưới chế độ cộng sản, người nông dân Việtnam còn nghèo khổ hơn vì nhà nước độc quyền mua sản phẩm, độc quyền bán phân bón, thuốc trừ sâucòn lại thu thuế rất cao. Nếu giàu quá ắt không khỏi mang tiếng bóc lột, mà con cháu sẵn của, ănTạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹkhông ngồi rồi, sinh lắm thói hư tật xấu, cũng là một khía cạnh khác của xã hội đương thời.Các đại điền chủ ở Nam Kỳ hồi trước đều có hàng chục lẫm lúa. Mỗi lẫm là một dãy nhà liên kế,rộng 4, 5m, bề dài từ vài chục đến hàng trăm mét. Nhiều gia đình giàu quá, không biết xài cách nàocho hết tiền, nên con cái phung phí cũng là chuyện dĩ nhiên. Hễ cha kiếm tiền dễ thì con phải xàiphá. Đó là định luật. Ít khi, nhưng vẫn có những người giàu biết nhân nghĩa, làm việc thiện. Hộiđồng Đoàn Hữu Nhơn ở Bến Tre tặng nguyên một ghe chài lúa cho làng để cất trường học. BàHuyện Xây ở Vũng Liêm, cứ mỗi ngày rằm lớn thường làm chay, phát chẩn, dựng rạp trước nhà đểđãi người nghèo, hành khất... Không phải hễ phú quý thì tàn ác mà nghèo khổ là đạo đức, đángthương hại tất cả.Trung thành với chủ trương từ trước tới nay, chúng tôi không phê phán công việc làm ăn của họ màchỉ liệt kê, tìm hiểu. Một nguồn gốc của sự giàu sang phú quý khác, được cắt nghĩa bằng thuyếtphong thuỷ. Tuy mơ hồ, nhưng hồi trước ai cũng tin vào thuyết này. Con người sống nhờ đất. Đất tạora của cải nuôi sống loài người. Con người không thể tồn tại nếu thiếu đất. Lịch sử Đông Tây kim cổchứng minh rằng vấn đề ruộng đất là nguồn gốc mọi sự bất hoà trong mỗi gia đình, sự xích míchgiữa dòng họ, sự tranh chấp trong làng xóm, láng giềng và là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh.Nói cho cùng, nguyên nhân gây ra hai cuộc thế chiến hồi đầu thế kỷ 20 này cũng chỉ là cuộc tranhchấp đất đai mà ra. Đất nào sinh ra người nấy. Thuyết phong thuỷ giải thích tại sao có “địa linh sinhnhân kiệt,? Theo quan niệm cổ, ông bà ta cho rằng cuộc đất linh thiêng do núi sông ùn đúc, đã sảnsinh những anh hùng, hào kiệt. Đó là thế đất kết tụ khí thiêng sông núi, đồng bằng như một sự kếthợp hài hoà, mà những người am hiểu địa lý không thể biết được?Ngày nay, khoa học chưa tìm ra mối lương quan ấy. Tuy vậy các nhà doanh nghiệp, nhứt là ở ÁChâu, mỗi khi tìm co sở thiết lập hãng xưởng, noi mở văn phòng, luôn luôn nhờ thầy địa lý tìm thếđất vượng phát. Cũng có khi gặp thế đất xấu, nhưng do nhu cầu làm ăn, họ phải “cải tạo bằng cáchtrấn yểm. Quan niệm về địa lý phong thuỷ còn giải nghĩa tại sao có những người hồi hàn vi lao đaokhổ sở, không có cục đất chọi chim, mà chỉ trong một thời gian ngắn trở nên giàu có, trở thànhnhững thế gia vọng tộc, dòng họ nhiều đòi hưởng phú quý. Trái lại, có những người đang giàu có,hưởng phú quý vinh hoa, làm ăn phát dạt, phút chốc sụp đổ, trở thành trắng tay.Viết được loạt bài này tôi mắc nợ ơn nghĩa nhiều người. Trong số đó có nhà văn và bạn đồng hươngcũ Hồ Trường An, giúp chúng tôi rất nhiều tài liệu để bài viết được sống động, phong phú. Tôi xinchân thành cám ơn nhà văn Hồ Trường An.Chúng tôi xin bắt đầu từ tỉnh Gò Công.Trong bộ Nam Kỳ lục tỉnh, chúng tôi có nhắc đến Gò Công là nơi phát tích các dòng họ quý tộc. BàiNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhnày chỉ kể đến các nhà giàu xưa. So với các tỉnh nằm trong lưu vực giữa hai sông Tiền và HậuGiang, Gò Công là tỉnh nhỏ, đất hẹp, nhiều phèn và nước mặn, mỗi năm chỉ làm ruộng có một mùa.Tuy nhiên theo nhiều ông già bà cả kể lại đó là một cuộc đất quý, một thế đất “Long đầu phượng y”(đầu rồng, đuôi phượng). Ở đây người ta thường truyền tụng hai câu ca dao:Đầu rộng đuôi phụng le the,Mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con.Đối với người bình dân, đó là hai câu “thai đố” (xuất quả) tức buồng cau. Thực vậy, ít có nơi nàotrên đất nước có nhiều địa danh “long phụng” như vùng Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre. Nào là CônRồng (cù lao Rồng) trước chợ cũ Mỹ Tho, Côn Phụng (nơi hành hương của ông Đạo Dừa). Theothuyết phong thuỷ đã cắt nghĩa vị trí địa lý đắc lợi của tỉnh Gò Công như sau:“Đất Gò Công sở dĩ sản sinh nhiều bậc công hầu khanh tướng (Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng,Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào, bà Từ Dụ Thái hậu, bà Đinh Thị Hạnh, thứ phi của vuaThiệu Trị...) thì phía Nam Gò Công là nơi tiếp giáp với Mỹ Tho, Bến Tre có Vàm Rồng ở làng VĩnhHựu, rạch Long Uông ở xã Tăng Hoà, rạch Long Trọng trên có cầu Ngang. Rạch này làm ranh giớigiữa hai làng Thạnh Nhựt (Gò Công) và Hoà Bình (Chợ Gạo). Hồi trước có nạn xét giấy thuế thân,ông bà kề lại, hễ khi hương chức làng xét, dân nghèo trốn qua làng Hoà Bình, còn phía Mỹ Tho xétthì đàn ông trốn qua làng Thạnh Nhựt như trò chơi cút bắt. Chỗ rạch Long Tượng, nối từ Thạnh Nhựtăn ra Tiền Giang, được gọi là “đầu Rồng”, theo kiểu “long đầu hí thuỷ.” Còn đuôi rồng nằm về phíaBắc. Vùng phía Bắc tỉnh lỵ Gò Công, có địa danh “vườn Phụng” do ông Thôn Cửu lập ra giữa thế kỷ19, với Gò Lân ở làng Sơn Quy. Thế đất đó gồm đủ “Long Lân Quy Phụng” tức “tứ linh,” nên làngnào nằm trong cuộc đất “tứ linh”, sẽ vượng phát phú quý. Các làng Sơn Quy, Tân Niên Đông, TânNiên Tây, Bình Thành... chính là nơi phát tích các thế gia vọng tộc của Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ này.Đây là quê hương của các ông Phủ hàm Khiêm (Huỳnh Đình Khiêm), Phủ Bảy Lê Quang Liêm, PhủHải cùng nhiều nhà giàu lớn khác. Hôi mấy mươi năm trước, ở vùng Gò Công có lưu truyền mấy câuhát:Bóng lân đã hiện Gò Đông,Rùa về quy tụ bên sông Tây Đài.Phụng trương cánh Bắc lố mày,Rồng thiêng uốn khúc Nam Nhai ẩn mình.Dưới con mắt của các nhà địa lý phong thuỷ, chính đây là thế đất có các huyệt Châu Trước, ThanhLong, Bạch Hổ... ai có hài cất tổ phụ được an táng vào những nơi đó, con cháu sẽ trở nên giàu sangphú quý. Thế đất “Gò Sơn Quy” nằm ven một con sông nhỏ, nối rạch Hàng chảy qua chợ Gò Công, lànơi có nước ngọt, phù sa tân bồi, là noi lập vườn, làm ruộng đều tươi tốt. Đất linh sinh người tài tuấn.Phụ nữ ở đây nhiều người xuất sắc, quê của thân phụ Nam Phương Hoàng hậu, hay nhữngNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhngười dân giã như cô Nguyễn Thị Kiêm (Manh Manh nữ sĩ), bà Nguyễn Đức Nhuận (nhũ danh CaoThị Khanh), chủ nhiệm tuần báo Phụ Nữ Tân Văn nổi tiếng ở Nam Kỳ (1928-1933), bà Phan ThịBạch Vân, sáng lập “Nữ Lưu Thơ Quán” xuất bản nhiều sách kêu gọi lòng yêu nước, đến nỗi thựcdân lo sợ, phải cấm và bắt bà đưa ra toà... Một thiếu nữ khác, học giỏi, yêu nước, thuộc hạng thượnglưu xã hội là bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương. Bà Sương sinh năm 1910, được gia đình cho qua Pháp duhọc rất sớm lúc mới 17 tuổi. Tại đây, bà Sương học các trường Lyceé de Varsailles (Nice), rồi quaAix En Provence, tốt nghiệp Tú tài Triết học. Sau đó bà lên đại học ban Lý Hoá và đỗ vào trườngthuốc. Năm 1940, bà Nguyễn Thị Sương là người phụ nữ lục tỉnh đầu tiên đậu Y khoa bác sĩ. Bà làlãnh tụ Thanh nữ Tiền phong hoạt động mạnh ở Sài gòn năm 1945, nhưng sau bị Việt Minh giết vìuy tín của bà đối với quần chúng quá lớn. Chồng bà, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký thuộc nhóm Trotskyist, cũngchịu chung số phận với bà. Thuộc hàng thế gia vọng lộc bậc nhứt tại Gò Công là gia đình họ PhạmĐăng. Xuất phát từ Quảng Ngãi, dòng họ Phạm Đăng theo đoàn người di dân trong đợt Lễ ThànhHâu Nguyễn Hữu Cảnh chiêu mộ, đã đến Gò Công, cất nhà ở tại giồng Sơn Quy. Phải đợi hai thế hệsau họ Phạm Đăng có người ra làm quan cho tân triều tới chức Thượng Thư, một trong tứ trụ củatriều đình. Phạm Đăng Hưng có con gái là Phạm Thị Hàng, gả cho vua Thiệu Trị tức Từ Dụ, mẹ ruộtvua Tự Đức. Gò Sơn Quy cũng là quê hương của cô Đinh Thị Hạnh, thứ phi của Thiệu Trị. Đinh ThịHạnh sinh con trai trước bà Từ Dụ, đặt tên Hồng Bảo, tước An Phong Công, nhưng không được nốingôi, mặc dầu là con trưởng. Việc này đã lạo ra cuộc đảo chính vua Tự Đức bất thành. Hồng Bảo bịbức tử trong ngục. Các con của Hồng Bảo phải đổi theo họ Đinh của mẹ (Đinh Đạo). Ông NguyễnHữu Hào và vợ là bà Lê Thị Bính (con gái ông Huyện sĩ Lê Phát Đạt) đã sinh ra Nguyễn Thị HữuLan tức Nam Phương Hoàng hậu sau này. Nhà giàu xưa thuộc hàng dân giả có nhiều người có tiếngtăm như ông Phủ Huỳnh Đình Khiêm ở làng Đồng Sơn, ông Hội đồng Nguyễn Văn Hạc, ông PhủHải... Theo nhà văn Hồ Trường An cho biết:“Người giàu nhứt tỉnh Gò Công là “Bà Tư Nói”, tên trong khai sinh là Lâm Tố Liên. thuở hàn vi, côTố Liên bán trầu cau tại chợ Gò Công hồi Tây mới qua. Cô Thiên không chồng con. Cô góp nhóptiền mua một mẫu ruộng. Sau đó, lần hồi cô mua may bán đắt, lại có huê lợi của mẫu ruộng, nên côsắm thêm ruộng. Công cuộc làm ăn càng lúc càng thạnh vượng, cô bỏ nghề bán trầu cau, mở tiệmbán tơ lụa nho nhỏ. Vào tuổi ngũ tuần, Lâm Tố Liên có lợi tức 400 mẫu ruộng tốt, giàu bực nhì ở GòCông, ăn đứt ông Phủ Huỳnh Đình Khiêm (Phủ hàm) ở Đồng Sơn, ông Cai tổng kiêm Hội đồngNguyễn Văn Hạc, ông Huyện Quái, ông Phủ Hải, ông Hội đồng Đinh Nhựt Chu...Khi lớn tuổi, cô Lâm Tố Liên được dân Gò Công kêu bang “Bà Tư Nói”. Tiệm của bà bán đủ thứlãnh: lãnh Bưởi ngoài Bắc, lãnh Nam Vang, lãnh Tân Châu, lãnh Thượng Hải (lãnh trơn, lãnhbông). Ngoài ra, bà còn bán những hàng lụa sản xuất trong nước như lụa Hà Đông ở ngoài Bắc, lụaDuy Xuyên ở Quảng Nam, the La Cai, the và xuyến đất Diên Khánh, hàng Cẩm ở Châu Đốc, lụa TânNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa HoànhChâu, cùng các loại cẩm nhung, cẩm vân, cẩm tự, cẩm trước, cẩm cuốn, cẩm quệt, cẩm kim... (cẩmlà loại hàng lụa, còn gọi là “gấm”).Cẩm nhung có nhiều loại màu, đem ra ánh sáng mặt trời thì thấy có vạch sáng rờn rợn. Cẩm vân,màu trắng, màu vàng, là hàng dệt nền khô bông mướt hình cụm mây. Cẩm tự màu đen nền ướt bôngkhô, dệt hình chữ thọ, Cẩm trước màu đen hay trắng, nền ướt bông khô, dệt hình lá trúc. Cẩm cuốndệt bông hình quyển sách cuốn tròn, có buộc nơ. Cẩm quyệt dệt bông hình trái quýt có đeo hai chiếclá. Cẩm kim dệt hình mũi kim nhỏ, thuộc loại nền khô bông ướt. Lại còn cẩm sen loại nền khô bôngướt, dệt hình bông sen. Nếu kêu cho đúng nghĩa phải gọi cẩm quýt là “cẩm quất”, cẩm kim là “cẩmchâm”,”cẩm sen” là “cẩm liên”, cẩm cuốn là “cẩm thư” để tránh tiếng Hán ghép vào tiếng Nôm.Hàng cẩm tự chỉ để dành may quần. Còn các loại hàng cẩm vân, cẩm cúc, cẩm kim, cẩm sen... đểdành may áo. Ngoài ra còn dùng để may áo lẫn quần là cẩm nhung, cẩm cuốn, cẩm trước, cẩm quýt.Cẩm vân còn có thứ màu tím. Cẩm nhung ngoài màu trắng màu đen, còn có màu tím, màu hường,màu mắm ruốc, màu khói nhang. Về sau, có thứ cẩm phụng mình khô dệt chim phụng đang bay,thường có màu đen hay màu trắng. Người hay chữ thời trước gọi cẩm là “gấm”. Ở Tây Ninh, chỗgần ngã rẽ vào chợ Long Hoa, có một địa danh gọi là Cẩm Giang (Sông Gấm). Cắt nghĩa hiện tượngnày có người lớn tuổi hiểu biết chuyện xưa nói rằng: “Cách nay non một thế kỷ, chỗ này là con rạchđầy rau mát (còn gọi là lục bình, hay bèo Nhựt Bản?) trổ bông màu tím như gấm nên mới đặt tên làCẩm Giang. Tại tỉnh Tứ xuyên (chỗ hợp lưu 4 con sông, gần ngay tỉnh lỵ) bên Trung Quốc, cũng làquê hương của các loại cẩm lụa. Tương truyền lụa sản xuất tại Tứ Xuyên, đem giặt dưới sông này thìtrở nên trong sáng, đẹp hơn, nên họ đặt. tên sông ấy là “Cẩm Giang”.Về sau, bà Tư Nói nhờ một ông thầu khoán ở chợ Gò Công gọi là ông Tư Bảy, cất cho bà một cáinhà ba căn hai chái, nền cẩn đá da quy (giống như vảy rùa), nền cao tới ngực, mái lợp ngói lưu ly.Để có thứ ngói này, ông thầu khoán Tư Bảy phải đặt mua Lái Thiêu. Ngói lưu ly là ngói móc (cóngười gọi là ngói vảy cá, vì có cái móc để cày vào sườn nhà khi lợp giống như lớp vảy cá, hoặc vảyrồng được tráng men bóng lộn. Ông Tư Bảy mua ngói lưu ly tráng men vàng và ngói lưu ly trángmen lục để lợp nhà bà Tư Nói. Ngói vàng, dưới ánh mặt trời, thì có màu men chậu xứ Giang Tây.Vào mùa gặt lúa vào giữa tháng Chạp tới giữa tháng Giêng, mỗi ngày hàng chục chiếc xe bò chớ lúatới lẫm (vựa lúa) của bà Tư Nói để đong lúa cho bà. Tuy có nhà đẹp, nhưng bà Tư Nói thích ở căntiệm bán lãnh lụp xụp của mình, còn ngôi nhà nguy nga tráng lệ của bà, dành cho gia đình bà Bảyem (em gái ruột của bà. Khi bà qua đời, bà Bảy em (chớ không phải Em) làm cái nhà mồ cho bà. Ngôinhà mồ nguy nga đồ sộ không thua phủ thờ (nơi thờ bà Từ Dụ Thái hậu, cách chợ Gò Công 4 cây số).Khi bà Từ Dụ mất, được an táng tại Vạn Niên Cơ (Khiêm Lăng) ở ngoài Huế, nhưng con cháu củaPhạm Đăng Hưng ở Gò Công thuộc hàng quốc thích, xúm lại lập đền thờ bà, gọi là “Phủ thờ.” Hồitrào Tây lẫn trào Bảo Đại, các con cháu của dòng họ Phạm Đăng khỏi đóng thuế thân lẫnNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhthuế điền cho nhà nước.Người giàu thứ hai là ông Tri phủ Huỳnh Đình Khiêm ở làng Đồng Sơn. Đất Đồng Sơn thuộc vùngcó mùa nước mặn lẫn mùa nước ngọt, nên có thể lập vườn. Lập vườn có huê lợi bán quanh năm, cònlàm ruộng chỉ được một mùa lúa. Dân Gò Công ở vùng Tân Niên Đông, Tân Niên Tây, Kiểng Phướcvì gần biển, nên có nước ngọt khi có mưa già, nên khó lập vườn. Họ chỉ làm ruộng được vào đầumùa mưa. Ông Phủ Khiêm nhờ có ruộng lẫn vườn nên mau giàu. Ông là ông ngoại của luật sưNguyễn Hữu Châu, nguyên Bộ trưởng dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Châu là rể củaluật sư Trần Văn Chương, chồng trước của bà Trần Lệ Chi, là anh em cột chèo với ông Ngô ĐìnhNhu.Người thuộc hàng dân giã, giàu thứ nhì ở Gò Công là ông Hội đồng Nguyễn Văn Hạc (tên một loàichim). Ông có một người con gái đầu lòng, tên là cô Hai Én. Mấy người em trai của cô Hai Én, đềucó tên thuộc loài chim ở miền đồng bang sông Cửu Long. Đó là cậu Ba Nhạn, cậu Tư Quắc, cậuNăm Sắt, cậu Sáu Sẻ, Bảy Trích và Tám Diệc. Cô Hai Én kết hôn với quan thầy thuốc, tức bác sĩNguyễn Như Ánh. Cô có mở một tiệm may thiệt lớn ngoài chợ Gò Công. Cậu Ba Nhạn mua chứchương hào, một chức nhỏ trong ban hương chức hội tề. Hồi tiền chiến, các dân cậu ở miệt vườn, tuycó tiền của, nhưng chẳng có chức phận chi, thường bỏ tiền ra mua chức hương hào hay hương thân.Nhờ hai chức đó mà mai sau, họ có thể leo tới chức hương trưởng, hương sư, hương cả.Vào năm 1945, gặp lúc phong trào Việt Minh nổi dậy, thầy hương hào bị ghép tội Việt gian, tội địachủ bóc lột tá điền, nên Việt Minh xử bắn thầy. Năm Sắt ôm mối thù không đội trời chung với ViệtMinh, nên tình nguyện điềm chỉ cho Tây những ổ kín của Việt Minh (khi Tây làm chủ được lụctỉnh), những cơ quan bí mật của Việt Minh trong lãnh thổ Gò Công để báo thù cho anh mình... Vềsau, Năm Sắt lên Sài gòn, làm phóng viên nhiếp ảnh cho nhựt báo Thần Chung. Ông ta giỏi phongcầm, được quái kiệt Trần Văn Trạch mời trình diễn phong cầm (accordéon) trong các buổi phụ diễntân nhạc cho hai rạp hát bóng Văn Cầm (Chợ Quán) và rạp Nam Việt (Chợ Cũ).Ông Đốc phủ Hải, ngoài ruộng đất ra, còn là người lập hãng nước đá đầu tiên ở Gò Công. Người contrai của ông là cậu Bé Sáu, được du học bên Tây, ăn học thành tài. Ông Huyện Quái có người contrai là ông huyện Hải. Về sau, ông Huyện Quái có nạp một người vợ goá của một anh tá điền để làmthiếp. Chị này đẻ một đứa con trai, đặt tên là Ba Huệ. Cậu Huệ được cha mẹ cưng, được anh trưởngchiều chuộng. Cậu đi học, có tài xế lái xe nhà đưa rước. Người thiếp của ông Huyện Quái có nhansắc, được chồng sủng ái. Trong đám tôi tớ có đứa ghen tức, đặt điều là ông Huyện Hải thông dâm vớidì ghẻ, cho nên Ba Huệ là con của ông Huyện Hải với người thiếp. Nói như vậy tức là bề ngoài HuyệnHải là anh Ba Huệ, nhưng thiệt ra là cha của Ba Huệ. Hư thực ra sao chỉ những kẻ trong cuộc mới biết.Ông Hội đồng Đinh Nhựt Chu có người con trai là hương quản Dương (Đinh Nhựt Dương)Những phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhở Tân Niên Tây. Ruộng đất của ông đều ở vùng nước mặn (ruộng biển). Nhưng lúa ở các ruộng biền(biển ở đây có nghĩa là bưng biền) như lúa tiêu, lúa nàng cơ, lúa nàng qướt... đều cao hơn lúa ở vùngkhác, hột lại nặng hơn hột lúa thường. Thầy hương quản Dương giữ chức thấp trong 12 vị hươngchức của ban hương chức hội tề, nhưng tía thày giữ chức hội đồng địa hạt, thầy quen biết các quantai to mặt bự ở ngoài tỉnh. Vào thời thái bình thịnh trị, tuy giữ an ninh cho làng Tân Niên Tây, nhưngthầy vẫn ngồi xe máy đi đá gà, đi hột me. Thầy là người đầu tiên mua máy đèn, mua giàn hát máyColumbia, mua điã hát nhạc Tây... Sau đó, thầy cũng là người đầu tiên mua xe hơi, chiếc RenaultCelt 4. Bởi thầy giàu, giao thiệp rộng, quen biết nhiều nên các ông hương chức hội tề từ hương cảxuống xã trưởng, không dám khinh lờn thầy. Còn các ông Phủ, ông Huyện, thầy Cai tổng, thầy Bangbiện, không dám cậy oai hùng hiếp thầy.Thầy Thôn Thọ, trước làm thầy giáo. Vì thầy là nhà giàu, nên nghề gõ đầu trẻ chỉ là nghề để thầygiải muộn, chớ không phải việc mưu sanh chánh của thầy. Được ít năm, thầy nghỉ việc chỉ giữ việccông nho cho làng. Đó là chức “thôn”, công nho là tiếng xưa, có nghĩa là công quỹ hay ngân quỹ.Thầy Thôn Thọ có tiệm sửa xe đạp, bán đồ phụ tùng xe đạp. Ngoài ra, thầy còn bán đèn Ti to Landycủa Tây đốt bằng xăng, sau đó bán đèn Ai da bằng dầu lửa, và đèn Pétromax của Đức hai loại nàythuộc loại man chon. Về sau, thầy dẹp tiệm sửa xe, lập một cái đề bô (dépot) rượu, xéo xéo chợ GòCông. Nhà giàu chót là ông Hội đồng Lợi nhờ làm ruộng và lập vườn mà giàu có, chớ không cónguồn lợi nào khác. Ngoài ra còn thầy Ba Vị, có nhà máy chà gạo ở Vĩnh Trị, cách chợ Gò Công 7cây số, cách giồng ông Huê 3 cây số cũng là một nghiệp chủ đáng kể. Năm 1945, khi Việt Minhcướp chính quyền, thì ông Huyện Hải (con ông Huyện Quái), hương hào Nhạn, thầy Thôn Thọ, ôngHội đồng Lợi, thầy Ba Vị cùng hai đứa con trai mới 15, 16 tuổi của thầy đều bị xử bắn. Lúc đó trongđám Việt Minh ở chợ Gò Công, có chủ tịch Côn, là thợ hớt tóc ở tiệm Minh Hồng, làm chủ tịch Uỷban Nhân dân, giữ chức trưởng ban Quốc gia tự vệ cuộc (Công an). Thầy giáo Philippe (thủ lãnhThanh niên Tiền phong), Trần Thanh Liêm bí thơ uỷ ban Nhân dân và tên chủ tiệm tạp hoá Vạn Lợi(không giữ chức vụ gì). Khi Tây tới chiếm tỉnh Gò Công, có khuyên dân chúng ai lỡ theo Việt Minhtrong thời kỳ Việt Minh cướp chính quyền, hãy ra đầu thú, sẽ được ân xá để làm ăn như xưa. Chỉ trừchủ tịch Côn, tên thợ hớt tóc tiệm Minh Hồng, thầy giáo Philippe, tên Trần Thanh Liêm, tên chủ tiệmVạn Lợi, là 4 tên tội phạm đầu sỏ, cần phải bắt giết để trừ hậu hoạn.Về sau thầy giáo Philippe, ban đêm băng qua con lộ Giây thép, bị lính partisan đi tuần tiểu bắn chết.Tên thợ hớt tóc tiệm Minh Hồng, ban đêm lẻn về thăm vợ ở làng Vĩnh Trị cũng bị lính ở đồn Vĩnh Trịphục kích bắn chết tại trận. Họ cột thây hắn treo lên cây ở lộ Giây Thép để cho thân nhân của những kẻchết đến nhòm mặt. Còn chủ tịch Côn thoát chết trong một trận ruồng bố, cảm thấy ăn năn tội cũ, nêncùng tên chủ tiệm Vạn Lợi trốn lén núi Thiên Giải ở Bà Rịa để tu hành. Từ năm 1946 trở về sau, cả haikhông bao giờ chường mặt ở lãnh thổ đất Gò Công nữa. Trải qua bao cuộc biển dâu,Những phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhkhông ai còn nhắc tới họ nữa”.Ngoài ra, trong tỉnh Gò Công cũng còn nhiều nhà giàu xưa, kẻ ở phía Bắc tỉnh lỵ, người ở phía Namnhư ông Phủ Bảy Lê Quang Liêm, ông huyện Hiền, ông Hội đồng Nguyễn Minh Chiếu (có tênđường ở Phú Nhuận).Nhà giàu lớp trước nữa, thuộc thế kỷ 19, được người đời nhắc tới là ông Mai Tấn Huệ, một cự phúđã khai thác nhiều sở ruộng, lập vườn, xây đập để ngăn nước mặn tràn vào ruộng. Nghe đâu hồitrước ông làm quan võ dưới triều Nguyễn tới chức Chưởng cơ, nên dân chúng nhớ ơn gọi chỗ đó là“đập ông Chưởng”, nay vẫn còn. Gò Công còn là quê hương của một chàng công tử ăn chơi khéttiếng được dân chúng tôn là “dân cậu” hay “công tử” tiền phong của Nam Kỳ. Cuộc đời của công tửHai Miếng, con lãnh binh Huỳnh Công Tấn, chúng tôi có viết lại trong bài Gò Công, nơi phát tíchcác dòng họ quý tộc. Làng Đồng Sơn, trù phú nhứt trong tỉnh, ruộng sâu, đất cát phì nhiêu, vườntược nhiều cây trái tươi tốt. Đó là cuộc đất của nhiều bậc cự phú trong tỉnh. Đồng Sơn cũng là quêquán của người viết tiểu thuyết tiên phong ở Nam Kỳ là Lê Sum, tự Trường Mậu (Viết báo Nông CổMạn Đàm). Chỗ này là trung lâm văn hoá của Gò Công hồi giữa thế kỷ 18. Từ miền ngoài, các vịkhoa bảng lỡ vận, các ông đồ theo đoàn người di dân đến đây lập nghiệp. Lớp người có căn bản Nhohọc đầu tiên ấy, đã đào tạo các ông Nhiêu Phan, Nhiêu Chánh ở địa phương.Tới đây chúng tôi xin nói thêm về nguồn lợi kinh tế trầu cau ở Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ này để độc giảthấy sự quan trọng của nó trong các thứ huê lợi của miền Nam. Người đời nay khó hình dung đượcnhu cầu của trầu, cau, thuốc hút, thuốc xỉa hồi trước quan trọng thế nào trong đời sống. Thế hệ sinhra và lớn lên vào cuối thế kỷ 20 có thể không biết gì về tập quán xã giao hồi trước: “miếng trầu làđầu câu chuyện”. Nhiều bà già xưa thường nhắc câu “ăn cơm không đặng, ăn trầu giải khuây”. Traigái gặp nhau mời trầu. Khách tới nhà, việc đầu tiên là mời ăn trầu, bất luận đàn bà hay đàn ông. Hồiđó, hễ ra đường người ta luôn luôn có gói trầu, bịt đựng thuốc đem theo như vậy bất ly thân. Nhữngbà nhà giàu xưa, mỗi lần đi đâu có tôi tớ bưng ô trầu đi theo. Chẳng những ở Gò Công mà còn nhiềunơi tại Nam Kỳ như Gia Định, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long... nguồn lợi về trầu cau chiếm hàngđầu, theo tài liệu địa phương chí Nam Kỳ in năm 1903. Hồi trước, ông bà ta ít ăn trái cây như cam,quít, dừa, chuối nhưng bắt buộc phải ăn trầu luôn miệng. Nói theo tiếng bình dân “miếng này chưahạ nông, tới miếng kia động quan”. Điều đó cũng chứng tỏ rằng nghề bán trầu cau đem lại một mónlợi lớn cho bà Tư Nói để khởi đầu sự nghiệp làm giàu của bà. Cũng thuyết “địa linh nhân kiệt” đã cắtnghĩa tại sao làng Điều Hoà ở Mỹ Tho lại có nhiều vị Đốc phủ sứ nhứt Nam Kỳ. Đó là quê hương củacác ông Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Thâm, Phủ Lê Minh Tiên, Phủ Lê Văn Mầu, Phủ Lê Công Sủng(thân phụ công tử Phước George). Ông Phủ Nguyễn Văn Kiên sinh năm 1878 lại làng Điều Hoà MỹTho, thuở nhỏ theo học trường Le Myrle de Vilers, rồi sau tiếp tục lên Sài gòn theo học trường thôngngôn tức “College des Stagiaires”. Những thập niên cuối thế kỷ 19, Pháp mở trườngNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhthông ngôn có mục đích đào tạo lớp người công chức bản xứ, nên họ hàng nâng đỡ, cấp học bổng đểtheo học. Nhiều gia đình nghèo, nhưng có con hiếu học, chỉ vài năm sau trở thành thầy ký, thầythông, rồi từ từ leo lên hàng phủ, huyện cũng dễ dàng. Tốt nghiệp năm 1898, ông Kiên lần lượt thănghuyện, rồi phủ và từng ngồi chủ quận ở các quận Thủ Thừa, Bình Phước (Tầm Vu) thuộc tỉnh TânAn và Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ.Ông Phủ Nguyễn Văn Thâm sinh năm 1882, sau khi tốt nghiệp tại trường Mỹ Tho, ông lên Sài gòn,thi vô trường lớn Chasseloup Laubat. Năm 1900, ông ra trường làm thư ký tập sự tại dinh Thống đốc(còn gọi Soái phủ), rồi đổi ra làm đại lý hành chánh (như Quận trưởng) tại các tỉnh Sa Đốc, Tân An,Trà Vinh... tới năm 1935 thì về hưu với nấc thang chót của quan trường ngạch thuộc địa: Đốc phủ sứ.Các ông Lê Minh Tiên, ông Lê Văn Mầu, dân cố cựu ở Mỹ Tho Vĩnh Long đều nghe danh tiếng vềsự giàu có. Riêng ông Phủ Lê Văn Mầu, đương thời làm chủ trọn cù lao Rồng trước chợ Mỹ Tho. Cùlao Rồng, tên chữ là Long Châu, do vua Gia Long đặt ra, nằm án ngữ trước châu thành Mỹ Tho, dài2 cây số. Thời Pháp thuộc, chỗ này là nơi an trí người bịnh cùi. Sau Trần Bá Lộc, ông Đốc phủ Mâucó lẽ là người giàu nhứt nhì trong tỉnh Mỹ Tho. Theo dư luận những vị cao niên kể lại cho biết giaithoại “ác lai ác báo”. Đó là sự nghiệp của hai cha con Tổng đốc Trần Bá Lộc và con là Trần Bá Thọ(Hội đồng quản hạt, kiêm Tổng đốc hàm). Nguyên vào năm 1876, Trần Bá Lộc có mua trọn cù laoDài, còn gọi là cù lao Ngũ Hiệp hay cù lao “Năm Thôn” (sau này là xã Quái Thiện, quận Vũng Liêm,tỉnh Vĩnh Long). Sở dĩ gọi “Cù lao Năm Thôn” vì trên cù lao này có 5 ấp: Thanh Bình, ThanhLương, Phù Thới, Thới Bình... Cù lao này, hồi Pháp mới chiếm được Nam Kỳ (1872) có bán cho haiĐại uý Hải Quân giải ngủ là Brou và Taillefer với giá tượng trưng chỉ có 3000 quan (Francs). Hàngnăm Taillefer và Brou phải trả thêm 3180 quan (Francs) như tiền thuế và phải trả mãn đời. (Xin xemthêm bài “Cù Lao Năm Thôn và lãnh chúa Taillefer”, sách Nam Kỳ lục tỉnh, tập I, Văn Hoá xuấtbản).Tân An là một tỉnh nhỏ, đất nhiều phèn, nhưng là chỗ khởi nghiệp của ông Huyện Sĩ (Lê Phát Đạt),nhà giàu nhứt Nam Kỳ, được dư luận gọi là “Thiên hạ đệ nhứt gia”. Tân An cũng có nhiều ngườigiàu lớn như ông Cai Nguyên, ông Hội đồng Vận, và nhứt là gia đình họ Nguyễn tại làng Tân Trụ,dược người địa phương gọi là “gia đình danh giá nhứt” trong tỉnh. Dưới con mắt của người dân quê,ai giàu có, may mắn có nhiều con trai, gái ăn học thành tài, dỗ đạt ra làm quan, cũng nhờ phước đứcông bà kiếp trước ăn ở hiền lành:Khen ai kiếp trước khéo tu,Ngày sau con cháu võng dù nghinh ngang.Hứa HoànhNhững phú hộ lừng danh Nam KỳGia đình họ Nguyễn làng Tân Trụ gồm có các ông:Người anh cả là Nguyễn Văn Ca, làm Quận, tột bực trong ngành hành chánh tức Đốc phủ sứ, từngngồi ghế chủ quận Ô Môn.Người thứ hai là Nguyễn Văn Vinh, cũng học trường Chasseloup Laubat, trước làm thơ ký PhủThống đốc Nam Kỳ, rói được thăng huyện, đốc phủ sứ từng ngồi chủ quận nhiều nơi khắp lục tỉnh.Em trai thứ ba Nguyễn Văn Duyên, giáo sư, du học Pháp, đỗ bằng Brevet Superieur, từng giữ nhiềuchức vụ cao trong ngành giáo dục.Hai em kế là Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Văn Phán đều là dược sĩ, tốt nghiệp trường Dược Hà Nội.Người em út Nguyễn Văn Khát, y sĩ Đông Dương, cùng khoá với các bác sĩ Phương Hữu Long,Nguyễn Bính (thân phụ nhà văn An Khê) ông là thân phụ của luật sư Nguyễn Văn Huyền, nguyênchủ tịch Thượng Nghị Viện thời Việt nam Cộng hoà.Hứa HoànhNhững phú hộ lừng danh Nam KỳCác cự phú ở làng Đại Điền, Mỏ Cày, Bến treTỉnh Bến Tre gồm 3 cù lao lớn: Cù lao Minh, cù lao Bảo, cù lao An Hoá. Làng Đại Điền nằm trên cùlao Minh, là nơi đất đai trù phú, nước ngọt quanh năm, ruộng vườn tươi tốt. Quận Mỏ Cày là quêhương của nhiều nhà giàu thuở xưa của Nam Kỳ. Những người được gia đình cho qua Pháp du họcđợt đầu tiên là các ông Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo, Dương Văn Tây. Thuộc hàng cự phúĐại Điền người ta thường kể ông Hương Liêm (Huỳnh Ngọc Khiêm), ông Phủ Kiểng (Nguyễn DuyHình), ông Hội đồng Hoài, dân địa phương quen gọi ông Phó Hoài vì trước ông có làm Phó Tổng.Không rõ làng Đa Phước cuối thế kỷ 19 và Đại Điền đầu thế kỷ 20, là cuộc đất có hàm rồng hay longmạch mà phát sinh nhiều nhà giàu lớn, con cháu đỗ đại, rân rất nhiều thế hệ.Theo lời thân mẫu nhà văn Xuân Vũ, là người cố cựu tại địa phương, năm nay 87 tuổi, còn minhmẫn, kể lại nhiều chi tiết về nguồn gốc sự giàu có của các gia đình kể trên. Dương Văn Giáo thuởnhỏ học trường Chasseloup, rồi gặp thế chiến thứ nhứt xảy ra (1914- 1918), mới xin làm thông ngôncho toán lính thợ qua Âu Châu chiến đấu, tiếp liệu cho mặt trận của Pháp chống Đức. Qua Pháp, ôngGiáo được thăng cấp quan Hai (trung uý), có chiến công được nhiều huy chương của Pháp. Chiếntranh chấm dứt, ông xin ở lại, theo học trường thuộc địa (école Coloniale) ngành Luật. Tốt nghiệp,ông Giáo được bổ làm trạng sư, nhập Pháp tịch, lại gia nhập hội Nhân Quyền, cho nên dầu phải đi bộNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhchớ không bao giờ ngồi xe kéo (vì luật Nhân Quyền không cho phép). Ông Giáo có người anh tênTây, vì lúc nhỏ ông Giáo còn có tên Du (Tây Du). Ở Pháp, luật sư Giáo có vợ đầm, nhưng là ngườitích cực tranh đấu cho nền độc lập nước nhà. Lúc ở Pháp, Giáo là bạn đồng học với ông Nehru (Thủtướng Ấn Độ sau này) và Hoàng thân Thái Lan Luang Pradit, về sau làm Bộ trưởng trong nội cácThái năm 1945. Ông Nehru từng ngỏ lời muốn gả em gái cho Dương Văn Giáo nhưng vì ông Giáođã có vợ. Ông Dương Văn Giáo sinh năm 1888 tại Đa Phước Mỏ Cày, đậu Tiến sĩ Luật năm 1926,từng tranh đấu với các ông Bùi Quang Chiêu, Diệp Văn Kỳ, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninhchống lại chế độ cai trị tàn ác của người Pháp tại Đông Dương. Ông Dương Văn Giáo cũng là mộttrong những người sáng lập đảng Lập hiến với Bùi Quang Chiêu, Trần Văn Khá...Tại Pháp nhiều lần ông Dương Văn Giáo cùng với ông Nguyễn Thế Truyền đi diễn thuyết nhiều nơi,hô hào, cổ võ cho tự do dân chủ ở Việt nam, bãi bỏ chế độ thuộc địa. Về Sài gòn, luật sư Dương VănGiáo tiếp tục tranh đấu chống chế độ thực dân bằng cách viết báo chí trích đường lối cai trị độc tài,thiếu tự do của Pháp, nên bị bắt cầm tù như Tạ Thu Thâu. Về sau, ông Giáo bỏ vợ đầm kết hôn vớicon gái bà Huyện Xây (Lâm Ngọc Thanh) ở Vũng Liêm. Cô này tên “cô Hai Suzane”, và được nhạcmẫu mua cho một biệt thự lớn như lâu đài ở đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng sau này).Về việc ông Dương Văn Giáo vượt ngục, cụ Trần Văn Ân thuật lại như sau: ông Giáo có đời tư rấtcẩu thả, song vào tù lại có khí phách và lòng thương bạn. Lúc ấy luật sư Giáo bị kêu án 8 năm khổsai, nhưng một gián điệp Nhựt, chủ Dainam Koosi Matushista, tổ chức cho một phụ nữ Nhựt tênSinna (người tình của ông Giáo) lập kế cứu ông ta ra khỏi khám. Nguyên ông Giáo giả bịnh, xin nằmdưỡng đường Grall. Trong khi chờ đợi mổ, có một thiếu nữ Nhựt (Sinna) vào xin cho ông Giáo từphòng bịnh qua phòng mổ. Nhưng sau đó, khi cô y tá và người lính (dẫn ông Giáo) đứng đợi bênngoài một chút, thì thấy có một sĩ quan Nhựt, mang lon Đại uý, đeo kính mát, đầu đội mũ che sụp mítóc, thong thả bước ra. Người lính đứng chào, và ông sĩ quan này xuống đường chen ra phía cửa saunhà thương có chiếc xe bít-bùng đợi sẵn. Khi người lính và cô y tá bên ngoài chờ lâu, xô cửa bướcvô, thì thấy ông Giáo để bộ quần áo cũ tại đó, và biết ràng vị quan ba Nhật hồi nãy chính là ôngGiáo.Ông Giáo được Nhựt bố trí lên máy bay tại Tân Sơn Nhất để qua Thái Lan, được bạn cũ là Hoàngthân Luang Pradit tiếp đón niềm nở. Năm 1945, ông Giáo cùng nhiều người yêu nước khác bị ViệtMinh thủ tiêu bằng cách trấn nước tại Sông Lòng Sông Phan Thiết”.Trở lại những cự phú làng Đại Điền ở Bến Tre. Trước khi có cuộc chiến tranh Việt Pháp 1945-54,những ai có dịp ngồi xe trên đường trải đá từ Cái Nhúm, Cái Mơn, Mỏ Cày ra tới bến Bắc Hàm Luông,chắc sẽ lấy làm ngạc nhiên vì ở đây có nhiều ngôi nhà lầu nhà trệt đồ sộ, cất trên nền đúc cao tới ngực,chẳng khác dinh Tham biện (Tỉnh trưởng) hay toà Đốc lý các thành phố lớn. Người giàu nhứt ở đây làông Hương Liêm, tên thật Huỳnh Ngọc Khiêm. Theo lời kể thì hồi nhỏ, gia đìnhNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa HoànhHương Liêm sống nghèo khổ, làm lụng vất vả hàng ngày nhưng không đủ ăn. Thân phụ ông Liêm làngười tính tình cần mẫn, lam lũ nhưng biết tiện cặn, lại siêng năng. Những thập niên cuối thế kỷ 19,làng Đại Điền còn nhiều ruộng đất hoang, nhiều gò đống, cây cối um tùm.Dưới con mắt của người dân quê, những chỗ đó có nhiều ma quái Đêm đêm những bóng ma chậpchờn, ít ai dám cất nhà chỗ xa xôi vắng vẻ, chỉ trù những người quá nghèo, liều mạng. Dịp may mộtgia đình phú hộ, muốn bán một trong những miếng đất hoang đầy yêu ma phá khuấy đó với giá rẻmạt. Ông Liêm tìm tới mua chịu, chỉ trả một số tiền nhỏ, nhưng chủ đất vui vẻ bán và còn nói vớingười trong nhà:- Thằng cha Liêm này muốn chết thay cho mình.Cất nhà xong, đêm đêm ông Liêm thường thấy có hai con quỷ bưng chảo lửa trước sân mấy dân,nhưng ông không sợ. Không ngờ rằng đó là một cuộc đất quý, một loại quý điền. Mấy năm liền, ôngLiêm làm ruộng trúng mùa liên tiếp. Người ở trong đất này làm ăn phát đạt như diều gặp gió. Cótiền, ông Liêm mua thêm ruộng đất, làm ăn gặp may mắn luôn, không bị ma quỷ như lời đồn.Người đòi thường nói: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đòi”. Gia đình ông Hương Liêm vượt ra ngoài thônglệ đó. Con cháu ông vẫn giữ các chức Hội đồng, Cai tổng, Tri huyện cha truyền con nối đến 4 thế hệ,vẫn còn rân rát. Nếu không có Việt Minh nổi dậy, cướp chính quyền, tiêu diệt các thành phần đạiđiền chủ, chắc chắn bây giò dòng họ ấy vẫn còn nhiều người giàu có, thế lực. Vốn tánh kiệm ước,giàu nhưng không khoe khoang, xài phí, ăn chơi xa xỉ, ông Hương Liêm sống rất giản dị. Nhà củaông là loại nhà tiêu biểu cho thế hệ giao thời cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đó là một căn nhà lớn,gồm 48 cột bằng căm xe, đen mun, bóng láng. Mỗi cây cột một người ôm không xuể. Nguyên bộsườn nhà không dùng một cây đinh. Năm 1945, Việt Minh ra lịnh “tiêu thổ kháng chiến”, chúngbuộc phải dỡ mái nhà, đồ đạc thì tản cư, nhưng chưa kịp đốt. Nếu còn nguyên vẹn, ngày nay ngôinhà của ông Hương Liêm có thể coi như một công trình kiến trúc độc đáo của Nam Kỳ thuở trước.Ông Hương Liêm có nhiều người con, nhưng chúng tôi không nhớ rõ có bao nhiêu. Chỉ biết ông cóhai người con đều làm Hội đồng. Người thứ nhứt là Hội đồng Hổ, không con. Người thứ hai là Hộiđồng Cử. Về sau, một người con của Hội đồng Cử làm Cai tổng, dân dịa phương quen gọi là Caotổng Thiến. Về phần con gái, chỉ nhó có hai bà: bà thứ 10 gọi là Mười Tán, có chồng làm Thông biệnở Bến Tre. Bà kế là Nhứt Thịnh, có chồng là Cai tổng Trị, sanh được hai người con là Hai Xiêm vàBa Tây.Trong số các con ông Hương Liêm, có người làm sui với ông Phủ Bảy Lê Quang Liêm ở Gò Công.Một người giàu có nổi tiếng khác ở làng Đại Điền là ông Hội đồng Hoài, dân chúng quen gọi ông PhóHoài, vì trước khi làm Hội đồng, ông có làm Phó tổng. Ông Hội đồng Hoài nổi tiếng hống hách, aicũng sợ như ông vua một cõi. Ông coi dân chúng trong làng như tôi tó, kẻ ăn người ở trong nhà, muốnbắt ai làm gì cũng được, không ai dám lừ chối, trốn tránh hay chống đối. Câu “phép vua thuaNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhlệ làng” ở đây chưa đúng nghĩa vì làng xã cũng phải sợ ông. Ông làm Phó tổng, trên làng. Về sau,ông làm Hội đồng coi như cha mẹ cả quận. Nhà ông Hội đồng Hoài, chỉ cách nhà của nhà văn XuânVũ một cánh đồng. Ngói lợp nhà của ông sau 15 năm vẫn còn đỏ au như mới. Ở xa nhìn thấy toànthể ngôi nhà, lẫm lúa, tường cao, hàng rào sắt như một dinh co đồ sộ trong truyện thần tiên. Dân BếnTre và dân chúng sống hai bên bờ sông Tiền Giang như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh, đâu dâu cũngnghe tiếng ông. Không ai dám nói đến tên ông là “Hoài”. Mỗi khi cần nhắc đến chữ ấy, người ta phảinói trại ra như sau:- Đi đâu mà đi “hười” vậy?- Sao cứ ăn “hười”, không chịu làm?Có một giai thoại kể lại rằng, để dằn mặt ông Hội đồng phách lối, có một võ sư, giả làm người khôngbiết uy quyền của ông, tìm cách gây sự, nếu cần, đánh một trận cho bõ ghét. Theo người hiểu chuyệnkể lại rằng ông võ sư ấy là người Tàu lai, thuộc hàng cháu chắt của hai tướng Tàu là Tập Đình và LýTài của chúa Nguyễn Ánh. Trước kia họ là tướng của quân Tây Sơn. Một hôm võ sư ấy cỡi ngựa đingang qua trước nhà ông Hội đồng Hoài. Cái lục lạc đeo ở cổ con ngựa cứ lắc lia, kêu lớn như khiêukhích. Mấy đứa gia nhân đều chạy ra đường coi ai dám cả gan trêu chọc ông Phó. Một đứa hất hàmhỏi:- Bộ không biết đây là nhà của ai sao? Tại sao không xuống ngựa, lại làm cái lục lạc kêu lớn khôngđể ông ngủ?- Bẩm, tôi không biết. - Võ sư trả lời.- Ừ! Để tôi vô mời ông tôi ra cho biết.Nói xong tên đầy tớ liền chạy vô nhà thưa lại. Ông Hội đồng Hoài ung dung, hách dịch bước ra hỏi:- Ê! Tên kia, làm gì lắc cái lục lạc kêu lớn quá vậy, không để ai ngủ hả?- Dạ, tôi đâu biết. Đây là đường di, tôi cứ đi. Còn con ngựa tôi lắc cái lục lạc là tại nó, chớ đâu phảitại tôi.Thấy cách trả lời cứng cỏi, không khép nép sợ sệt, Hội đồng Hoài tức giận:- Xuống đây biểu?Như chỉ đợi dịp này, ông võ sư nhảy thóc xuống ngựa, tiến tới ông Hội đồng Hoài không chút khúmnúm, lo sợ. Đang cơn nóng giận, ông Hội đồng Hoài liền tát người ấy một bạt tay.Không ngờ, võ sư né qua một bên, mà còn sử dụng miếng võ độc hiểm, quật ông Hội đồng té nhào.Biết gặp phải tên có võ nghệ cao cường, Hội đồng Hoài vẫn còn giữ chút liêm sỉ của người có họcvõ, chấp tay xá:- Tôi xin chịu thua ông. Xin mời ông vào nhà để tôi tạ lỗi, và nhờ ông chỉ dạy thêm cho tôi.Võ sư ấy vội vàng lên ngựa, miệng còn lẩm bẩm:- Ai thèm dạy thứ phách lối như mày.Những phú hộ lừng danh Nam KỳHứa HoànhMột giai thoại khác cũng được dân chúng truyền tụng với sự khoái chí vì đã làm mất mặt ông Hộiđồng Hoài. Số là một ông cũng giỏi võ, mai danh ẩn tích từ lâu, chỉ làm ruộng rẫy, tên là Ba Khoan,dân Mỏ Cày ai ai cũng nghe tiếng. Một người bạn của Ba Khoan, ở cách nhà của Hội đồng Hoài mộtcánh đồng, có tát đìa, bắt được 2 con cua đinh, nhắn ông Ba Khoan xuống, tặng một con đem vềnhậu chơi. Được tin đó, Ba Khoan xuống chơi và khi về có quải theo một con cua đinh tòn ten, mụcđích để bọn gia nô của ông Hội đồng Hoài thấy, đòi tịch thâu. Ba Khoan dùng một tàu dừa lớn, chặtlàm đòn gánh để quải một đầu, tay vịn một đầu. Khi Ba Khoan đi ngang nhà ông Hội đồng Hoài, bọngia nhân thấy, liền kêu lại và nói:- Lâu nay ông tôi thèm cua đinh. Chú để con cua đinh này cho ông tôi nhậu chơi, được không?- Cua đinh của tôi, tại sao phải để cho ông nhậu?- Chú ở đâu, không biết ông tôi à?- Tôi quê mùa, không biết?Nghe tiếng cãi cọ ngoài cửa, ông Hội đồng Hoài bước ra, tự tiện gỡ con cua đinh của Ba Khoan, màkhông nói năng gì cả.Bất thần, Ba Khoan dùng tàu dừa ấy, đánh bọn gia nô chạy tán loạn. Hội đồng Hoài bị một đá văngxuống mương, ướt như chuột lột. Xấu hổ, thầy trò ông Hội đồng Hoài bỏ vô nhà một nước, khôngnhìn lại. Theo lời dân chúng địa phương, từ đó ông Hội đồng Hoài bớt hống hách.Ông Phủ Kiểng là một cự phú khác ở Giồng Luông, quận Mỏ Cày. Các con ông đều học tới nơi tớichốn. Nhiều người ra làm quan với chính phủ Pháp, và có một người khác làm bí thơ cho Hoàng đếBảo Đại. Ông Phủ Kiểng là nhà giàu lớn, tiếng tăm khắp Nam Kỳ, ai ai cũng nghe danh. Dân chúngđịa phương chỉ biết ông là “Phủ Kiểng” chớ ít ai biết tên thật của ông là Nguyễn Duy Hinh (18741945). Theo tài liệu do phủ Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội ấn hành năm 1943, do Tiến sĩ Sử họcVũ Ngự Chiêu cho mượn thì: “Ông Nguyễn Duy Hinh sinh năm 1874 tại làng Đại Điền, Mỏ Cày,Bến Tre. Lúc trẻ làm Biện lại (1893), rồi Phó thôn (1894), Hương thơ (1895), Hương Văn (1896-97),Biện tống (1898), Xã trưởng (1901-1902), Hương chánh (1903), Hương sư (1904), Bang biện (19041913), Cai tống (1913 - 1916). Ông được thăng Huyện hàm năm 1923, rồi Phủ hàm 1930 và Đốc phủsứ năm 1939. Ngoài một số huy chương được Pháp ban tặng, ông Phủ Kiểng có một Bắc Đẩu Bộitinh. Năm 1942, ông Phủ Kiểng là người rất trung thành với chính phủ Pháp, được qua Pháp du lịchmột lần.Nguồn gốc giàu có của ông Phủ Kiểng theo lời thuật của thân mẫu nhà văn Xuân Vũ như sau:thuở hàn vi, cậu Nguyễn Duy Hinh sinh trong một gia đình nghèo. Cha mẹ cậu làm lụng đầu tắt mặt tốinhưng không đủ ăn. Hàng ngày, cậu Hinh phải phụ cha mẹ trong việc ruộng rẫy. Ngoài ra, cậu còn làmmướn cho cho các gia đình khá giả để kiếm thêm tiền giúp đỡ cha mẹ. Hồi trước, khi cho con đi ở đợ(làm mướn), cha mẹ được lãnh tiền trước. Khi tới tuổi lấy vợ, cha mẹ cậu Hinh cất mộtNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhnhà nhỏ cho vợ chồng ở riêng. Cũng như nhiều lực điền khác, ngoài công việc làm ruộng, cha cậuHinh còn đặt lò, đặt trùm, cắm câu để kiếm ăn. Một hôm, cha cậu đặt lò (dụng cụ bắt cá) ở Cái Răng,có bắt được một con rắn hổ. Trong lúc lui cui bắt con rắn ra khỏi lờ, không may, cha cậu bị con rắnhổ mổ chết. Nhà nghèo quá, không có hòm để tẩm liệm, nên người lối xóm tới phụ bó chiếu đemchôn. Đám ma chỉ có mấy người đưa đến huyệt. Đi được nửa đường, cái thây ma bó chiếu bị đứt dâyrớt xuống ruộng. Thấy vậy, họ đào luôn cái huyệt rồi chôn tại đó. Đây là một điều ngoại lệ từ xưa tớinay rất kiêng cữ, nhứt là các gia đình khá giả, không bao giờ làm như vậy. Đào huyệt xong phảichôn, chớ không được bỏ trống để đào cái khác. Nhưng gia đình quá nghèo, không cần kiêng cử chomất công. Không ngờ, đêm ấy trời mưa giông dữ dội. Sáng ra, người ta thấy chỗ cái mả mới chôn,đùn lên một gò mối lớn như cái núm mộ. Về sau theo một ông thầy địa lý Tàu, đây là ngôi mộ thiêntáng, dành cho người phước đức. Ai có hài cốt cha mẹ táng vào đó con cái sẽ phát quan, giàu sang tộtbực. Quả nhiên, từ đó bà mẹ ông Hinh giàu có nhờ làm ruộng trúng mùa liên tiếp. Ông Hinh muathêm ruộng đất, phát tài, lên như diều gặp gió. Đồng thời ông được bổ làm Biện lại khi tuổi vừa 19.Khi đã giàu có, nhà ông Phủ Kiểng là nơi các Tham biện, Chủ tỉnh, Thống đốc, Hội đồng... tới lui,tiệc tùng liên miên.Theo lời nhà văn Xuân Vũ, nhà ông Phủ Kiểng như dinh Tham biện (Tỉnh trưởng), còn khang tranghơn, cao 3 từng, nằm trên một khu đất rộng tới 6.000 m2, cạnh con đường cái. Quanh nhà có tườnggạch kiên cố như bức thành. Trước sân nhà, có những cột đèn ốp đá cẩm thạch, cùng nhiều hìnhtượng và phù điêu đắp nổi. Tại tiền sảnh là nơi đãi tiệc tùng các quan khách từ Sài gòn xuống haycác chủ tỉnh, chủ quận các tỉnh lân cận. Nhà cất trên một nền đúc cao tới cổ, cẩn đá da quy. Ngói lợpmua từ bên Tây chở về. Cột gỗ bằng cây căm xe, mua từ bên Miên, rồi đóng bè thả trôi theo sôngCửu Long chở về. Trên bè có cất nhà chòi để bạn chèo ăn ngủ. Mỗi khi bè cây sắp đi ngang quanhững hàng cột đáy, tức thì bạn chèo trên bè đánh mõ hồi một, tức là báo động, để chủ kéo đáy lên,tránh vô bờ. Trong nhà bàn ghế bằng cẩm thạch Vân Nam, chén đã mua từ bên Tây hay đồ sứ củaTrung Hoa. Cất nhà xong, ông rước thợ chạm từ miền Trung vào ăn ở luôn trong nhà mấy năm liền,để chạm trổ sa lông, trường kỷ, tủ thờ.Cũng theo lời nhà văn Xuân Vũ, mấy đầu cột nhà ông Phủ Kiểng có dát vàng 2 tấc, sáng loáng. Tìnhcờ tôi có gặp người bạn là giáo sư Nguyễn Quỳnh, dạy môn lịch sử kiến trúc và thẩm mỹ học tại Đạihọc Columbia, New York và San Antonio, có đọc đến đây và cắt nghĩa cho chúng tôi rõ thêm: Cácđầu cội chạm trổ và dát vàng theo lối Ionic, Emprie... xuất hiện và thịnh hành ở Âu Châu vào cuốithế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ông Kiểng có đi Tây mua ngói lợp nhà, đồ gia dụng, chắc ông bắt chướcmột trong các kiểu ấy, đầu cột dát vàng khi cất nhà. Trong thời kỳ Việt Minh ra lệnh tiêu thổ khángchiến, phải dùng cốt mìn mới phá sập, nhưng chỉ được một phần. Ông phủ Kiểng có cả thảy trên 10người con, cả trai lẫn gái. Tất cả đều được cho ăn học cao. Nhiều người đỗ đạt, giữ địa vị lớn. TrongNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhsố mấy người con, người ta chỉ nghe danh các ông.Con thứ ba, còn gọi là cậu Ba Oai, được cho qua Pháp du học, không đỗ đạt gì nhưng được tiếng làcông tử ăn chơi, coi tiền như rác. Khi về nước, cậu Ba Oai có dẫn theo người vợ đầm. Vẫn theo tinđồn của người địa phương, khi về làm dâu nhà ông Phủ Kiểng, cô đầm ấy không ăn mắm kho được,và hàng ngày phải xắc chuối cho heo ăn. Chán nản trước cảnh sống của đại gia đình như vậy cô vợđầm của cậu Ba Oai xin về xứ. Còn cậu Ba Oai, từ ngày du học trở về, thường gọi cha là “Me xừKiểng” mỗi câu nhắc đến ông như phong tục Tây phương. Vì lẽ đó, trong các cuộc hội hè đình đám ởMỏ Cày, nhiều người học chữ Nho, có chức phận trong làng, thường bàn tán với nhau:- Ê? Có con đừng cho đi Tây học làm gì!- Tại sao vậy? Một ông hỏi.- Cho nó qua Tây du học, lúc về nhà nó kêu tên cha mỗi khi nói chuyện như cậu Ba Oai kêu ông PhủKiểng bằng “Me xừ Kiểng”. (Monsieur Kiểng)Người con thứ sáu của ông Phủ Kiểng tên Nguyễn Duy Quang. Ông Quang sinh năm 1906 tại ĐạiĐiền, được du học bên Pháp, tại trường Cao đẳng Thương Mại. Năm 1935, ông Quang về Huế làmChánh văn phòng cho Hoàng đế Bảo Đại. Ông Quang là người được Hoàng đế tin cậy, cho tháp tùngvua và Hoàng gia sang Pháp 1939. Lúc trở về Nguyễn Duy Quang được cử làm Bố chánh tỉnh ThanhHoá. Cũng như cha, ông Quang rất thân Pháp và được Pháp tặng thưởng nhiều huy chương. ÔngQuang còn hai người anh là Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Duy Tiên, cũng có chức phận, nhưng khôngtài liệu nào nói rõ.Con thứ chín là thầy Cai Tâm, một mẫu người đặc biệt, được dân chúng rất kính trọng. Tuy sống trênnhung lụa, hấp thụ văn hoá Pháp, nhưng thầy Cai Tâm chỉ muốn làm một chức vụ tượng trưng: Caitổng. So với tài học và quyền thế của gia đình, nếu thầy Cai Tâm muốn làm Huyện hay Phủ cũng dễnhư trở bàn tay. Tới lui ở công sở làng, hay dự những đám tiệc, thầy Cai Tâm thường nghe những lờixì xầm, bàn tán, gièm pha về những việc làm của thân phụ, nên ông sẵn sàng nhận làm Cai tổng nhưmột cử chỉ thay cha, gián tiếp nhận lỗi và làm dịu bớt những lòi đồn xấu về cha của mình. Có lẽ câyđắng sanh trái ngọt. Trọng nghĩa khinh tài thầy Cai Tâm tuy giàu nhưng có lòng nhân, thích làm việcthiện. Ai có việc tang chế, túng thiếu, cứ đến trình bày với thầy sẽ được giúp đỡ tận tình. Thầy CaiTâm còn xuất tiền riêng để lập nhà bảo sanh, mở thêm trường học ở quận, để con cháu tá điền có chỗăn học. Nhà văn Xuân Vũ đã viết về thầy Cai Tâm như sau:“Tuy không theo đạo nào, nhưng cậu cúng đất cúng điền cho Thánh thất Cao Đài, cho nhà thờ ThiênChúa và cho Tin Lành. Những công việc từ thiện đều được cậu hoan nghinh và giúp đỡ dễ dàng. Về tưcách của cậu cũng không có chỗ nào chê trách được. Cậu cưới vợ đàng hoàng. Không mèo chuột, vợbé vợ mọn. Cậu xử kiện rất phân minh và không ăn hối lộ. Tiếng thanh liêm của thầy Cai Tâm baykhắp một vùng. Mấy vị hương chức lem nhem rất sợ thầy Cai Tâm. Năm 1944-1945, khi ngheNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhtin nạn đói hoành hành ở Bắc Kỳ, thầy Cai Tâm đã tặng 1000 giạ lúa để chở ra ngoài Bắc cứu trợ.Thế nhưng khi Việt Minh cướp chính quyền, thầy Cai Tâm đứng đầu danh sách những người bị coilà Việt gian, bóc lột và bị kết án tử hình. Thanh niên Tiền phong đã đến bắt thầy Cai Tâm sau khi đãphá hoại ngôi nhà nền đúc của thầy. Họ trói tay thầy lôi ra sân banh, và hành quyết với bản án chỉtóm tắt trong mấy chữ “hợp tác với giặc Pháp”.Ông Phủ Kiểng còn có một con gái nữa, không nhớ tên, gả cho thầy Mười Nhẫn, tức Lê QuangNhẫn, con trai ông Phủ Lê Quang Liêm. Ngoài ra, ông Phủ Kiểng còn làm sui với ông Hội đồng Bền,một cự phú khác cũng ở Gióng Miễu, Mỏ Cày.Đất Mỏ Cày còn nổi tiếng với hai cha con ông Huyện Minh và Hội đồng Quá. Ông Hội đồng Quángười tổng Minh Quái, quận Mỏ Cày, giàu có nhưng hay tường công tiếc việc với kẻ ăn người ởtrong nhà, và cả dân làng. Ông Quá nổi tiếng khi góp lúa ruộng dùng cái giạ già (đơn vị đong lường,nhưng nhiều hơn 40 lít) và khi cho vay thì dùng cái giạ non (kém hơn 40 lít). Ngoài ra, ông còn làngười cho vay cắt cổ. Sự giàu có của ông là mồ hôi nước mắt của dân chúng, tá điền nghèo khổ bấthạnh đóng góp. Khi cho vay lúa, ông cho đong bằng cái giạ non, khi gạt mặt, còn hổng một lỗ trênmặt. Đến mùa góp lúa ruộng, ông đem theo cái giạ già thêm mấy lít, và gạt miệng vun chùn. Nhiềulần đi thâu lúa ruộng tại sân lúa tá điền, sau khi đong đủ lúa cho ông thì người mướn ruộng chỉ còn...cầm cây chổi quét sân mà nước mắt tuôn dòng. Làm ruộng được bao nhiêu đã đong hết cho ông vì đãmượn nợ, trả tiền lời, tiền mướn ruộng, không còn một giạ để ăn, nhưng ông không động lòng. Cómột lần, một tá điền gạt lúa cộ về nhà đập xong, giẽ sạch, phơi khô rồi đong hết cho ông, nhưng cũngchưa đủ. Bà vợ ông Hội đồng Quá bèn hỏi tá điền:- Mấy có mấy đứa con?Tưởng bà nhân đức, hỏi gia cảnh để châm chế cho mình, cho lại vài ba giạ để các con ăn đỡ đói,người tá điền lễ phép thưa:- Bẩm bà tôi có 5 đứa!Bà Hội đồng Quá nói:- Biểu một đứa con của mày vào ngồi trong cái giạ, rồi gạt cho tao.Tá điền khốn khổ nước mắt rưng rưng, không nói thêm một lời.Tuy giàu có, nhưng vẫn tham lam, đó là tại bản tánh ích kỷ của một số tá điền chủ ở Nam Kỳ ngàytrước. Nhà ông Hội đồng Quá lúc nào cũng có nuôi 5 con heo nái, khoảng một chục heo lứa và hàngmấy chục heo con. Tôi tớ hàng chục nhưng đầu tắt mặt tối làm không hết việc. Hễ ai muốn vay mượn,nhờ vả điều gì khi tới nhà ông Hội đồng Quá, trước tiên là phải làm việc nhà như tôi tớ. Đàn ông thìquết chuối cho heo ăn. Có người phải giã trắng một hai cối gạo, rồi mới khép nép hỏi chuyện vaymượn. Đàn bà tới nhà phải xắc chuối cho heo ăn, ít nhứt cũng phải hai cây chuối. Còn việc vay mượnđược hay không là chuyện khác. Cả tổng Minh Quái hầu như ai cũng có dịp giã gạo hoặc xắcHứa HoànhNhững phú hộ lừng danh Nam Kỳchuối trong nhà ông Hội đồng Quá. Ông hà khắc với tất cả mọi người không phân biệt thân sơ, giàtrẻ, đến nỗi thân phụ ông là ông Huyện Minh, cũng bất bình. Theo lời dân địa phương, trong tổngMinh Quái, có đến 1/4 đất ruộng thuộc về Hội đồng Quá.Hứa HoànhNhững phú hộ lừng danh Nam KỳCác nhà giàu xưa ở Sóc TrăngTheo dư luận của người địa phương sắp hạng, các nhà giàu xưa ở Sóc Trăng như: “Nhứt An, nhìPhái, tam Chánh, tứ Định”. Đứng đầu trong giới đại điền chủ Sóc Trăng là bà Phủ An, tức bà quảphụ hàm Đốc phủ sứ Lê Văn An. Bà này là người quê quán tại Vĩnh Long, có chồng, rồi về lậpnghiệp tại chợ Sóc Trăng. Bà có nhà lớn như dinh Tham biện, tại châu thành Sóc Trăng, nằm gầnnhà ông chợ. Lúc đương thời, chỉ riêng một sở đất ở làng Hoà Tú, nằm bên bờ kinh xàng, rộng tới1.121 mẫu. Người ở đây quen gọi là “Điền bà Phủ An”. Ở Nam Kỳ, nhứt là các tỉnh miền Tây, ngườita gọi các sở ruộng lớn là “điền”, chớ không gọi “đồn điền” như ở ngoài Bắc. Cụ Vương Hồng Sểnkể lại:Ngày 6-5-1931, bà Phủ An từ trần, làm chúc ngôn do một tay tôi viết (vợ cũ cụ Sển là cháu nội bàPhủ An), và ký thác nơi phòng chưởng khê, cho Dương Thị Tuyết và Vương Hồng Sển đứng tên, làmchủ 220 mẫu ruộng tột trong làng Hoà Tú, và cho riêng cháu gái gọi bằng bà nội tư trang gồm vôsố, cái bâu cổ không, cũng 320 hột, bông tai, cà rá và bạc mặt 80.000 đồng (một số tiền quá lớn vàonăm 1931). Bà Phủ An tên thật là Lê Thị Lâu, sinh tại làng Long Mỹ, tổng Bình Thiềng, tỉnh VĩnhLong. Ông Phủ Lê Văn An là người quê quán tại Đồng Môn, Long Thành Biên Hoà. thuở thiếu thời,nhờ thông hiểu tiếng Pháp, nên ông làm thông ngôn toà án Tây Ninh, rồi đổi xuống Sóc Trăng lậpnghiệp. Ông mất năm 1920. Nhà cửa ông bà là một toà nhà lầu ngày nay côn kiên cố, ngó mặt quadãy chợ cá của châu thành, và đó là toà nhà lầu đầu tiên tại Sóc Trăng, xây cất bằng bê tông cốtsắt”.Gia đình giàu thứ nhì là ông Nguyễn Tấn Phát. Ông Phát có nhiều ruộng đất ở Giá Rai, Hộ Phòng lêntới Số Trăng. Ông Phát có nhiều con là Nguyễn Tấn Phòng, Nguyễn Tấn Nghị. Nối dõi là NguyễnTấn Lễ, Nguyễn Tấn Quyên, Nguyễn Tấn Lợi... là cháu nội. Tất cả con cháu đều đỗ đạt, làm quan,có người cử nhân, có người làm bác sĩ, làm làng, làm tổng. Gia đình này bây giờ chỉ còn lại mấy conkinh đào được dân chúng nhắc nhở: kinh xã Phát, kinh huyện Phòng (Nguyễn Tấn Phòng làm triNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa Hoànhhuyện), kinh xã Nhạn... Mặc dầu đào kinh để chở lúa về nhà, cho ghe hầu ra vô thăm lúa, nhưng nóvẫn là công trình phúc lợi cho dân chúng địa phương cùng hưởng. Người giàu thứ ba là Bà HươngChanh. Bà Hương Chanh có chồng là người Tiều lai. Điền bà Hương Chanh chỉ thua điền ông Kho(Gressier), điền ông La Bách (Labaste) mà thôi. Bà Hương Chanh có mấy người con, đều coi là dâncậu, công tử như: Trần Đắc Lợi, làm hương chủ, dân chúng quen gọi “Ông Chủ Lý”.Người thứ hai là Trần Đất Chương, bên ngoài hay gọi “Cậu ba Chen”. Các cậu Trần Kế Vĩnh, TrầnĐất Tuấn... đều là những người sống phong lưu, ăn chơi đúng điệu công lử Nam Kỳ. Ông chủ TrầnĐắc Lý là một người có lòng hào hiệp, coi tiền như đất cát. Mấy năm tản cư (1945-46), đồng bàochạy giặc ngang qua nhà ông, đều được tiếp tế đầy đủ gạo mắm, muối. Gạo lúa, muốn xúc bao nhiêuông cũng không bao giò nói. Người giàu thứ tư là bà Tư Định. Bà không con, nên các cháu xa gầnchia chác đất ruộng. Lần hồi họ cầm cố, bán manh mún.Vài nhà giàu đặc biệt ở Vĩnh LongChúng tôi có kể lại các nhà giàu xưa trong tỉnh Vĩnh Long ở quyển “Địa Chí Vinh Long, hay “VĩnhLong: đất nước, con người”. Nay xin kể thêm vài chi tiết mới. Một nhân vật có tên tuổi lớn thườngđược người dân cố cựu nhắc đến như những huyền thoại là ông Phủ Phạm Văn Tươi. Hồi trước, cóngười gọi ông là ông là Phán Ngọc, không biết nguồn tin ấy đúng hay sai? Xuất thân trong gia cảnhhàn vi, nhưng nhờ hiếu học, sớm thông chữ Pháp, khi vừa ra trường thông ngôn, Phạm Văn Tươi chỉlà tuỳ phái tại văn phòng Tham biện Chợ Lớn. Làm việc siêng năng, sáng trí, ba năm sau, ông đượcđổi ra làm thông phán, rồi kiêm bí thơ cho Toàn quyền Paul Doumer ở Hà Nội từ năm 1895 tới 1905.Paul Doumer làm Toàn quyền ở Đông Dương gồm hai nhiệm kỳ. Ông Phán Tươi được triều đìnhHuế ban cho chức Tổng đốc... hàm trong một dịp tình cờ rất đặc biệt.Trong các Toàn quyền Đông Dương, chỉ có Paul Doumer để lại nhiều giai thoại được dân chúngtruyền tụng hơn cả. Trong quyển hồi ký “Đông Dương thuộc Pháp”, ông tự diễu cợt mình bằng cáchghi lại câu nói: Người Việt nam thường gọi tôi là “Ông Đù má”. Trong các Toàn quyền chỉ có PaulDoumer là người xông xáo, thích mạo hiểm, từng cỡi ngựa đi khắp Đông Dương, lên tới Lào Cai,Vân Nam, rồi vô Huế, Sài gòn... Chính ông là người phác hoạ kế hoạch đặt đường xe lửa XuyênViệt, đường Hà Nội - Vân Nam, và một dự án không thành, là đặt đường xe lửa từ Qui Nhơn lên caonguyên Boloven tới Nam Lào.Hồi đó, đường xá chưa mở mang, mỗi lần muốn đi đâu phải đi bằng ngựa. Mỗi lần tới đâu, ông PaulDoumer không bao giờ báo trước cho nhà cầm quyền địa phương. Một lần cao hứng, ông cùng PhánTươi và vài người tuỳ lùng lên đường thiên lý (con đường cái quan, hay đường trạm cũ) để thăm Huếvà Sài gòn. Paul Doumer và tuỳ tùng, mỗi người một ngựa lên đường, ngất ngưởng như phái đoàncủa Tam Tạng đi thỉnh kinh.Tới Huế, Paul Doumer báo tin cho hoàng gia là muốn “viếng thăm Quốc vương An Nam”. Lúc đóNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa HoànhQuốc vương là vua Thành Thái cùng đình thần nghe tin sửng sốt, lo sợ vì không hay biết trước đềchuẩn bị nghi lễ tiếp đón. Để bù lại, triều đình tổ chức một buổi lễ đại yến để đãi Toàn quyền. Quankhách được mời phải là hàng hoàng thân, các quan từ nhị phẩm trở lên, còn quan ở các địa phươnggần phải từ Tổng đốc mời được dự. Danh sách các quan khách ấy phải gởi cho toàn quyền duyệttrước. Thấy người thông ngôn, cũng là người bạn thân tín của mình là ông Phán Tươi không đượcmời thì Toàn quyền thắc mắc. Triều đình cho biết ông Phán Tươi là người dân giã không có chứctước phẩm hàm cao, nên không thể mời. Cuối cùng triều đình nhượng bộ bằng cách phong cho ôngPhán Tươi chức “Tổng đốc... hàm” và cho ông mượn một bộ lễ phục Tổng đốc để dự tiệc. Nhưng sauđó triều đình ra lịnh thâu hồi chức Tổng đốc của ông Phán Tươi lại.Về sau, khi P. Doumer về nước rồi, ông Tươi đổi đi các tỉnh ở Nam Kỳ, và được phong Đốc phủ sứvào năm 1902.Sau tiệc, phái đoàn từ giã, lên đường vào Nam. Vua Thành Thái cử một phái đoàn do một quan đạithần cầm đầu, ngồi võng, có lọng che với quân lính, cờ quạt theo sau. Dân chúng nghe tin, hiếu kỳ rađứng đông nghẹt hai bên đường để xem mặt “Toàn quyền”. Phái đoàn Paul Doumer mặc đồ thường,cỡi ngựa đi sau, không ai chú ý, vì họ tưởng người ngôi lên kiệu đưa tiễn chính là “quan Toànquyền!” Hồi năm 1927, tại dinh Thống đốc, có tổ chức một dạ tiệc lấy tên là “bai de Lagrandière”.Người Pháp muốn làm sống lại các nhân vật có công với Pháp lúc họ mới đặt chân vào xứ Nam Kỳ,nên cho một số các quan phủ, huyện đóng những vai ấy như một vở kịch. Lần đó, các ông sau đây:- Phạm Văn Tươi thủ vai Kinh lược Phan Thanh Giản.- Ông Phủ Trụ ở Cái Bè, đóng vai Thượng thư Phạm Phú Thứ, phó sứ.- Trần Tử Khuê (con) đóng vai Trần Tử Ca.- Trương Vĩnh Tống (con) đóng vai Trương Vĩnh Ký.- Nguyễn Văn Mai (giáo sư) đóng vai Lãnh binh Huỳnh Công Tấn.- Ông Huyện Nguyễn Hiền Năng đóng vai Tôn Thọ Tường.- Về phía các nhân vật Pháp, có các ông Phủ Hải, cò mi Lân, Nguyễn Bá Hối... đóng các vai nhữngnhân vật quan trọng như Trung uý Francis Garnier.- Phía các nhân vật Hoa kiều như Wang-tai (do Mechin, người Pháp thủ vai này), còn Levy thủ vaiTan-kang-sinh... Đây là buổi dạ tiệc rất long trọng, do Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brossechủ toạ. Các quan lớn phải sắm thêm đồ đại lễ, hoặc mượn các áo dài, khăn đóng, lễ phục của cácquan đàng cựu... Ông Phủ Phạm Văn Tươi là người Việt nam duy nhứt được Pháp tặng Bắc Đẩu bộitinh đệ tam đẳng. Khi ông mất, Toàn quyền Nam Kỳ, chủ tịch Thượng nghị viện Pháp (PaulDoumer) đều có điếu văn thương tiếc.Thói ăn, nết ở của các nhà giàu xưa:Thói thường, cha kiếm tiền dễ, con phải xài phí, điều đó gần như một định luật. Các nhà giàu xưa ởNhững phú hộ lừng danh Nam KỳHứa HoànhNam Kỳ luôn luôn là các điền chủ, làm giàu nhờ ruộng. Làm quan lớn, có tiền mua thêm ruộng. Làmruộng, cho tá điền làm mướn là cách thâu huê lợi chắc chắn, ổn định nhứt. Nhiều người đã giàu rồivẫn còn hà khắc bóc lột, nông dân tá điền. Đọc những quyển tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, chúngta gần như thấy hết những cảnh sống cực khổ, lam lũ của người nông dân, đồng thời thấy nếp sốngtrưởng giả, xa xỉ của các nhà giàu xưa. Có dân Hồ Biểu Chánh viết: “Làm ruộng ở xứ mình là làmlợi cho chủ điền chớ ham làm chi”. Trong quyển “Nhân tình ấm lạnh”, quan phủ đi ăn tân gia, rồi sẵndịp “làm tiền khéo léo, hăm doạ các chức việc làng như sau:- Xã! (Xã trưởng) sao mày không lo thâu thuế mà đóng cho tốt, lại bê trễ dữ vậy? Quan lớn Chánh(Chủ tỉnh) mới biểu tao viết trát mà quở làng, mày được trát hay chưa?Xã Chọn nghe quan Phủ kêu, lật đật chạy tới chấp tay mà xá, chừng nghe quan Phủ nói tới chuyệnquan lớn Chánh quở làng, thì mặt biến sắc và nói rằng:- Bẩm quan lớn, xin quan lớn thương giùm làng chúng tôi!- Thương nỗi gì! Tháng này mà các sắc thuế còn thiếu cho tới 2000 đồng.- Bẩm quan lớn, làng tôi còn thiếu thuế nhiều là vì mấy ông điền chủ ở xa, không chịu đem bạc tớimà đóng. Làng chúng tôi có phúc bẩm ba bốn lần, xin quan lớn Chánh thâu dùm mà họ cũng trơ trơ,chớ phải chúng tôi dám bê trễ đâu... Làng tôi có thiếu thuế đinh (thuế thân) là tại mấy chục dân đào,nên thâu không được.- Thì thâu trước đi, ai biểu để trễ làm chi cho chúng nó đào (trốn)?- Bẩm quan lớn...- Thôi, đừng bẩm chi nữa!Nhắc thêm về cách ăn ở của ông Hội đồng Quá tại Mỏ Cày. Ông có nhiều con, trong số có một ngườicon trai tên Ất, ăn ở hiền lành hơn cha. Tuy nhiên, cậu Ất ham cờ bạc, thân mật với tá điền, rộng rãivới anh em, điệu nghệ với bạn bè, hay ăn xài lớn.Trước khi chết, ông Hội đồng Quá có làm di chúc để lại, chia cho cậu Ất một phần nhỏ gia tài,nhưng cấm cậu để tang và lạy trước linh cữuKhi Hội đồng Quá mất, quan tài quàn luôn trong 3 tháng 10 ngày (100 ngày). Ngày nào cũng ngả heo,bò đãi khách tới viếng. Trong thời gian đó, cậu Ất năn nỉ với người trong gia đình cho mình được mặcđồ tang và lạy cha báo hiếu. Sau nhiều ngày thuyết phục, bà con lối xóm ai cũng nói vô, khiến ngườitrong gia đình xiêu lòng, chấp thuận yêu cầu của cậu. Trong khi đứng vái, rồi phủ phục trước quan tài,tự nhiên nghe tiếng “rắc”, rồi như có sự trở mình của người nằm trong quan tài. Cái bản kê từ từ giãnra, rồi bung cả nắp hòm. Mùi hôi thúi xông lên nồng nặc, khách khứa bỏ chạy tán loạn. Điều đó tuy cóvẻ hoang đường nhưng là sự thực. Mỗi khi xác chết còn quàn hay chưa tẩm liệm, người thân hay bạnbè tới lạy, tự nhiên “xì hơi”. Nếu ít thì đem cây đèn cầy tới rà dọc theo nắp hòm, cây đèn cầy sẽ tắt!Những phú hộ lừng danh Nam KỳHứa HoànhTheo lời người địa phương, trước khi chết, ông Hội đồng Quá đau bịnh liên miên. Một hôm có mấyngười ở đợ trong nhà ông Huyện Quá tới thăm ông Huyện Minh, thân phụ ông Quá. Ông HuyệnMinh hỏi đầy tớ:- Ông bây bịnh đã đỡ chưa?Một trong mấy người đầy tớ thưa:- Bẩm ông, ông con cứ đau rề rề hoài.- Bây về biểu nó (Hội đồng Quá) lấy cái cơi gạt lúa, xắc uống thì hết.Mấy thập niên đầu thế kỷ, người ta đong lúa với cái giạ bằng tre, xây tròn như cái giạ bằng thiếc CaoBằng, trên miệng có niềng mây đóc. Khi đong lúa cho tá điền vay, Hội đồng Quá dùng cái giạ cũ, xàilâu ngày, gạt miệng mòn đi, ít hao lúa. Đến mùa thâu lúa ruộng, ông dùng cái giạ mới, với cái cơi gạtvun chùn, như vậy sẽ dư ra vài lít. Mỗi năm thâu vô bán ra hàng chục ngàn giạ, ông lấy dư của táđiền vô số kể. Đối với Hoa kiều từ các chành lúa đến mua, họ đem theo cái giạ riêng, khó ăn gian.Ông Hội đồng Hoài ở Mỏ Cày, có người chị ruột là bài Hai Sang, giàu có, nhưng ăn ở thiếu nhân đứcvới kẻ dưới tay. Mỗi dân tới mùa cấy, dân trong làng đều khổ với bà. Mới 4 giờ sáng, bà cho gianhân đi lùa dân làng ra ruộng cấy lúa cho bà. Ai có chuyện gì cần thiết, gấp rút cũng không đượcmiễn. Có điều cấy xong, bà trả tiền sòng phẳng. Còn công việc nhà, công cấy mà họ đã lãnh tiềntrước của chủ điền khác, bà không cần biết, miễn được việc của bà thì thôi. Nhiều người lỡ nhổ mạrồi, cơm nếp vừa nấu chín để sáng gánh ra ruộng cho thọ cấy ăn, năn nỉ với bà, bà thản nhiên:- Vậy mạ của tao nhổ rồi, để đó cho nó hư hay sao?- Tao cũng nấu xôi, cơm nếp cho thợ cấy ăn rồi?Rốt cuộc họ cũng phải cấy cho bà. Trong lúc họ cấy, bà cho đầy tớ bơi xuồng theo để kiểm soátchung. Chúng ta thường nghe các điền chủ ăn ở bạc ác, bóc lột tá điền, kẻ ăn người ở trong nhà,nhưng chưa biết họ tàn ác ra sao. Vẫn theo lời kể của cụ bà, thân mẫu nhà văn Xuân Vũ, bà HaiSang, chị ông Hội đồng Hoài bị mùa mắt, chỉ thấy lờ mờ. Tuy vậy, mỗi khi thợ cấy xuống ruộng, bàngồi xuồng theo để coi chừng. Có khi công việc làm nhiều quá, bà bắt họ phải cấy từ sáng sớm tớikhi lên đèn, tức là lúc chạng vạng tối. Một lần, các thợ cấy tới tối mịt mà chưa xong, bà nói:- Trời tối chưa bây?- Dạ thưa bà, tối quá không thấy đường!Bà liền dùng cây dầm bơi xuồng, đánh túi bụi vào người ấy, vì họ dám nói “tối quá”, bà suy luận họchâm chọc bà, kêu ngạo bà mù loà.- Mồ tổ cha tụi bây, ngạo tao hả?Còn dưới đây là tình cảm của những người tá điền đến kỳ gặt lúa, nhưng không có đủ lúa đong trả nợ:“Một lần, tôi đến thăm một anh bạn ở Sóc Trăng, nhằm lúc tá điền tới góp lúa. Hai ba nông phu, kẻnăm sáu chục tuổi, ngồi bệt xuống gạch, chắp tay xá ông thân của anh bạn tôi, làm hương cả, đểHứa HoànhNhững phú hộ lừng danh Nam Kỳxin thiếu ít chục giạ lúa ruộng vì đất mới còn phèn, lại bị cua, chuột phá... Ông hương cả có vẻ xiêulòng. Muốn mau có kết quả, mấy người tá điền bèn quy lại, chắp tay, cúi đầu xá anh bạn tôi, lúc ấymới ngoài hai mươi tuổi...-Chúng lôi lạy cậu Hai, cậu...Anh bạn tôi cũng đứng dậy và ông thân của anh vội xua tay, bảo họ xuống nhà dưới ngồi chờ.Khi họ đã khuất, anh bạn tôi bảo tôi:- Tôi có tang chứng rằng họ đã chở đi một số lúa rồi. Nghĩ giận mà cũng thương họ. Họ nghèo quánên phải làm như vậy. (“Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười” của Nguyễn Hiến Lê, trang 57)Những nhà giàu xưa ấy, mỗi năm đều có đám tiệc như đám giỗ, đám cưới, hoặc những dịp vui chơikhác. Chẳng hạn như ông Nguyễn Tấn Lợi ở Sóc Trăng, từng du học bên Pháp đỗ Tiến sĩ, nhưngkhông ra làm quan, thích lập đồn điền để vui thú. Ngôi nhà lớn có lầu ở giữa, hai bên là lẫm lúa, mỗilẫm 5 căn. Khi có đám giỗ, ngả bò, vật heo, tá điền tề tựu hàng trăm, vui chơi ăn uống, bài bạc cònhơn hội chợ của chính phủ tổ chức. Làm điền chủ thuở trước ở Nam Kỳ ít bóc lột dân trong điền, táđiền vẫn kính trọng đến khi chết vẫn còn người nhắc nhở. Nhắc đến bà Phủ An, người địa phươngcòn kể lại “khi ông mất, một tay bà quá xuyến điền đất, khai thác ruộng, kinh doanh càng ngày càngthêm phát đạt. Bà có phần về cung nô bộc. Tôi tớ bạn bè ở trong nhà bà có lên ba mươi người, màngười nào ở với bà cũng vài ba chục năm. Một tiếng hô, họ tuân răm rắp. Lúc bà chết, còn để lại giấycông nọ tá canh, mướn trâu cày ruộng lên tới mấy trăm ngàn đồng. Ngoài số bạc mặt 80.000 đồng,bà còn một lẫm lúa 5 căn, dầy nhóc. Lúc ấy (1931), giá vàng là 50 đồng một lượng thì đủ biết tài sản,sự nghiệp của bà như thế nào.Bà Phủ An tuy giàu nhưng không có con. Vô hậu là tội bất hiếu lớn nhứt thời đó. Bà nuôi hai ngườicháu (còn gọi bằng bà nội). Khi bà đau, bác sĩ khuyên ăn lạt, nhưng hai cô cháu (tên Ngọc, Ngà)khóc lóc, nài nỉ, nấu cháo sò huyết, nấu bánh canh cua, nêm nước mắm Hòn, nước tương tàu, ép bàăn. Họ nói: “Phải có hột cơm, cháo mới mau mạnh”. Những người đang bịnh, lại ăn những thứ đó,mau chết. Có người đồn rằng, hai cô cháu muốn cho bà mau chết để hưởng gia tài. Chuyện đó hưthật không ai biết, chỉ người trong cuộc. Hồi nửa thế kỷ trước, các ông nhà giàu xưa, các ông huyệnhàm, phủ hàm (chức danh dự, không có thực quyền) hàng ngày xách ba-ton dạo xóm, hoặc đá gà, ăngiỗ, đánh tứ sắc, chớ không có việc gì làm. Lâu lâu họ mới đi thăm ruộng, có người chèo ghe, đưađón. Ít có điền chủ sống hoà mình với tá điền.Hứa HoànhNhững phú hộ lừng danh Nam KỳNhà ởỞ Bến Tre, người ta thường nhắc đến nhà của các đại điền chủ như Hương Liêm (Huỳnh NgọcKhiêm), Phủ Kiểng (Nguyễn Duy Hình) và Phó Hoài tức Hội đồng Hoài. Nhà của ông Hương Liêmcất kiểu xưa, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đồ sộ, kiến trúc gần giống ngôi đình, có 4 mái. Nhà có 4cây cột bằng căm xe, lên nước bóng ngời, một người ôm không xuể... Xuyến, trình, kèo và ngay cảnóc nhà đều chạm trổ tinh vi. Trong nhà, bàn tủ, trường kỷ, ghế ngồi đều chạm khắc theo điển tíchxưa, cẩn xà cù. Tuổi ngôi nhà Hương Liêm nay suýt soát 100 năm. Các thợ chạm rước từ miềnTrung. Theo các cụ ở Mỏ Cày kể lại, khi khỏi công làm nhà, ăn bưởi cúng khai trương, rồi liệng hộtra trước sân. Làm xong nhà, cây bưởi cũng bắt đầu có trái (khoảng 5 năm). Tuy sống trong cảnh giàusang, nhưng ai cũng nghĩ đến ngày chết. Họ cũng bỏ ra một số tiền lớn để xây nhà mồ dành riêngcho mình. Những chỗ đất ấy, được các thầy địa lý chọn lựa rất kỹ, hy vọng con cháu đời đời hưởnggiàu sang phú quý. Gia đình ông Hương Liêm xây nhà mồ bằng đá xanh Biên Hoà, diện tích rộng3000m2. Gia đình Phủ Kiểng xây nhà mồ bằng đá cẩm thạch mua từ núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng.Ở làng Thạnh Thói, quận Mỏ Cày, có ngôi mộ của ông Hàm Vàng (Nguyễn Tắc Vạn) cũng quy môtương tợ. Xung quanh ngôi mộ có tường thành, có cổng sắt. Ngay chính giữa là mộ hai vợ chồng.Các mộ phía sau là hàng con, rồi cháu, chắt. Trong nhà mồ có mấy chục bức tượng đắp nổi, trong đócó tượng của chính ông, lớn bằng người thật, được tạc từ lúc ông còn sinh tiền.Nhà của ông chủ Trần Đắc Lý, con bà Hương Chanh, được cụ Vương Hồng Sển kể lại như sau: “Nhàchủ Lý, một ngôi nhà có 3 căn, lẫm lúa, cội núi dăng dăng. Lý là tay hào hiệp, coi tiền như đất.Không đẹp mà khoái lạc nhứt là cơ ngơi của Trần Kế Vĩnh (em chủ Lý), người đời thường gọi “CậuHai Vênh”. Nhà ở là một nhà lâu của ông bà để lại, luỵ thấp xưa mà kiên cố. Vách tường dài 3 lớpgạch (tường ba mươi), bọc thêm bên trong một lớp hàng rào sắt 3 phân tròn, không sợ giặc cướp.Nhà cất nối dài cho gia nhân...Nhà văn Phạm Quỳnh vào Nam Kỳ, du lịch một tháng. Ông ngồi tàu chạy trên sông Cửu Long quansát hai bên bờ sông: “Thường trông hai bên bờ, có những nhà ngói, nền cao, cửa kiểng, cửa chớp,hàng rào sắt chạy dài, thềm xây ngay trên mặt nước, ngoài đặt cái cầu nhỏ, dẫn ra nhà thuỷ tạ con.Lại thấy vài ba cái thuyền máy (ca-nô) để chung quanh. Hỏi ra thời là nhà của thầy Cai tổng, cụ điềnchủ này, hay ông Hội đồng nọ... toàn là những mặt phú hào trong xứ. Coi những cơ ngơi đó thì đủbiệt các bậc chủ nhân giàu có là dường nào. Có nơi xây trên bờ sông, dài mấy trăm thước, trôngnhững nhà, những vườn, những lầu những gác nhấp nhô như những thành nhỏ... mà toàn là dinh cơcủa một người”.Ngày nay, đi ghe dưới sông ở Tam Bình, Vọng Liêm, hay sông Long Hồ, người ta cũng còn thấynhững nhà mát kiểu xưa, cất kiểu lương đình, thuỷ tạ của các đại điền chủ như nhắc nhở thời vàngson thuở trước. Nhận xét về cho Sa Đéc năm 1918, Phạm Quỳnh viết:Trong các phố ta (khu bản xứ) thì thường trông thấy những nếp nhà nho nhỏ xinh xinh, có thềm màkhông có lầu, nửa Tây nửa ta, tịch mịch, êm đềm, coi có cái vẻ phong phú tắm: chắc là nhà của quanphủ, huyện của thầy cai tổng, hay của cụ điền chủ hay ông hội đồng nào”.Hứa HoànhNhững phú hộ lừng danh Nam KỳCách đặt tên, cưới gả:Bài này không phải khảo luận về phong tục, mà chỉ kể chuyện đời xưa. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn lựavài nét đặc biệt trong sinh hoạt của các đại điền chủ ở Nam Kỳ hồi trước. Cách nay hơn nửa thế kỷ,các điền chủ, các nhà cự phú, quan lại nhà giàu có đều không có óc thương mại. Họ chê nghề buônbán, chỉ để dành cho Hoa kiều. Ít có nhà giàu chịu bỏ tiền ra làm ăn, lập công ty. Những người Việtđi tiên phong trong thương trường, cạnh tranh với người Tàu, người Pháp chỉ gồm một số nhỏ nhưTrương Văn Bền ở Chợ Lớn, Nguyễn Thành Điểm ở Vểnh Long, Nguyễn Thanh Liêm ở Mỹ Tho,Trần Đắc Nghĩa ở Cân Thơ, Trần Trinh Trạch ở Bạc Liêu... Tâm lý chung của giới nhà giàu có tiềnmua thêm ruộng đất, huê lợi chậm nhưng chắc chắn.Về cách đặt tên con trong gia đình, người giàu, có học, coi trọng chữ nghĩa thường rất thận trọng,chọn lựa các mỹ danh tiêu biểu cho đạo đức, ước vọng phú quý giàu sang. Họ không có tham vọnglớn, chí hướng cao mà chủ lo đến tương lai con cháu sẽ phát tài, làm ăn thịnh vượng. Chẳng hạn giađình cô Năm Phỉ ở Mỹ Tho ở Mỹ Tho là một trường hợp điển hình. Cô Năm Phỉ sinh trong một giađình trung lưa, tại làng Điều Hoà, Mỹ Tho. Các chị em cô phần lớn đều là nghệ sĩ. Thân phụ cô tên“Công” (Lê Văn Công). Ông có 11 người con đều đặt tên: Hai Thành, Ba Danh, Tư Toại (trai), NămPhỉ (gái), Sáu Chí (trai), Bảy Nam (gái), Tám Nhi (trai), Chín Bia (gái), Mười Truyền (gái), MườiMột Tạc (gái), úi Để. Tên cha và các con nhập lại thành câu: “Công thành, danh toại, phỉ chí namnhi, bia truyền, tạc để”. (Hồ Trường An, “Sân Gỗ Màn Nhung”, trang 124)Trong số các con của gia đình này, có cô Năm Phỉ, Bảy Nam, Chín Bia, Mười Truyền đều là đào hátcải lương trong mấy thập niên 1920-50. Các anh của cô Năm Phỉ là nhà giáo, úi Để là chồng nữ nghệsĩ Kim Hoàng. Tám Nhi bị Tây giết năm 1945. Năm 1926, cô Bảy Nam gá nghĩa với vua cờ bạc SáuNgọ (tên Tây là Paul Daron), được chồng bỏ tiền ra lập gánh “Nam Hưng ban”. Bảy Nam cho hai em
Tài liệu liên quan
-
Phụ lục địa danh Nam bộ hiện nay
- 20
- 415
- 0
-
Tài liệu Phụ nữ Huế với nhưng điệu hò ppt
- 3
- 395
- 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐẶC TÍNH DINH DƯỠNG CỦA CÁ SỈNH GAI (ONYCHOSTOMA LATICEPS GUNTHER, 1896) TẠI HỒ PHÚ NINH VÀ VÙNG PHỤ CẬN, TỈNH QUẢNG NAM " potx
- 7
- 691
- 2
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " TÍNH ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH Ở KHU VỤC HỒ PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM " pdf
- 8
- 813
- 10
-
Danh sách vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh năm học 2009 - 2010
- 4
- 790
- 2
-
Bản đăng ký và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2010
- 2
- 805
- 2
-
Tư liệu: Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 5
- 502
- 2
-
Việt Nam trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất_1 pps
- 7
- 787
- 0
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đánh chiếm Mỹ Tho ppt
- 8
- 442
- 3
-
CHUYỆN ĐỜI VỊ QUỐC SƯ LỪNG DANH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM.
- 5
- 313
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.41 MB - 162 trang) - Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ - Hứa Hoành Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ
-
Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ - Hứa Hoành - DTV EBook
-
Phú Hộ Lừng Danh Đất Nam Kỳ - Giai Thoại Về Trần Bá Lộc
-
Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ - Hứa Hoành
-
Chương 1: Thông Tin - Kilopad
-
Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ - Tải Sách Truyện Pdf & Ứng ...
-
Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ - Hứa Hoành - Mê Tải Sách
-
Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ - Kho Sách Online
-
4 Phú Hộ Lừng Danh đất Sài Gòn Giàu Cỡ Nào?
-
Ebook Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ Hứa Hoành
-
Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ - FlipHTML5
-
Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ - Tructhuantran - FlipHTML5
-
Tứ đại Phú Hộ – Wikipedia Tiếng Việt