Những Phương Pháp Xét Nghiệm HP Thông Dụng Hiện Nay

Vi khuẩn HP ( còn gọi là Helicobacter pylori) thường tồn tại trong dạ dày, xoang, đường ruột, khoang miệng,…. và là nguyên nhân chính gây nên bệnh loét dạ dày, tá tràng; viêm dạ dày cấp, mạn tính và ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường ăn uống, qua dịch tiết tiêu hóa, qua nguồn rau củ quả không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,… Theo thống kê, tỉ lệ người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP lên tới 70%. Do vậy việc thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là làm xét nghiệm HP để chẩn đoán và điều trị khuẩn HP đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường ăn uống, qua dịch tiết tiêu hóa

Hiện nay có 4 phương pháp xét nghiệm HP thông dụng nhất, mỗi phương pháp đều có ưu – nhược điểm riêng

1. Test hơi thở Ure

Bệnh nhân sẽ thở vào một thiết bị nhằm kiểm tra vi khuẩn HP. Hiện nay có 2 dạng:

  • Những điều cần biết về vi khuẩn HP (Helicobacter. Pylori) dạ dày
  • Khi nào cần phẫu thuật cắt dạ dày?
  • Polyp dạ dày có trở thành ung thư?
  • Cập nhật hướng dẫn điều trị Hp của Hội tiêu hóa Việt Nam 2018
  • Thông tin tổng quát về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • Sử dụng bóng: bệnh nhân thổi trực tiếp vào thiết bị giống như quả bóng.
  • Sử dụng thẻ: bệnh nhân thổi vào thiết bị giống như chiếc thẻ ATM.

Sau đó hơi thở của bạn sẽ được thiết bị này phân tích và đánh giá. Nếu kết quả dương tính (+) chứng tỏ đang nhiễm vi khuẩn HP, còn kết quả âm tính (-) thì không bị nhiễm khuẩn HP.

Phát hiện vi khuẩn HP qua test hơi thở
Phát hiện vi khuẩn HP qua test hơi thở

Ưu điểm: Xét nghiệm HP bằng phương pháp test hơi thở Ure có ưu điểm là cho kết quả rất nhanh với độ chính xác cao, áp dụng được với mọi đối tượng, kể cả trẻ em. Bệnh nhân không bị can thiệp. Đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân đã từng điều trị HP và cần đánh giá hiệu quả của điều trị HP.

Nhược điểm: Phương pháp test hơi thở Ure có chi phí cao, dao động từ 400.000 – 600.000 VNĐ/ lần.

Lưu ý: Hiện nay đang thông dụng 2 loại test hơi thở khác nhau là loại sử dụng carbon 13 (C13) và loại sử dụng carbon 14 (C14). C14 có giá thành rẻ hơn nhưng C14 là yếu tố phóng xạ cho nên hạn chế sử dụng trên đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bởi vậy bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành làm xét nghiệm HP.

>> Xem thêm 4 Biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày

2. Xét nghiệm phân

Vi khuẩn HP sẽ tồn tại trong phân nếu bạn có vi khuẩn HP ký sinh trong dạ dày. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm tìm HP trong phân có thể có nhiều phương pháp, tuy nhiên có 2 phương pháp có thể sử dụng:

(1) Test nhanh tìm kháng nguyên HP (Antigen – Ag) bằng phương pháp sắc ký miễn dịch.

(2) Phương pháp miễn dịch tự động khác: hóa phát quang (trên máy Liaison XL), hay miễn dịch huỳnh quang…

Ưu điểm: Xét nghiệm HP bằng phương pháp xét nghiệm phân có giá thành rẻ, dễ dàng thực hiện, cho kết quả nhanh chóng với độ chính xác rất cao.

Nhược điểm: Xét nghiệm phân có nhược điểm liên quan đến khâu lấy bệnh phẩm phân – Đôi khi không lấy được phân hoặc phải lấy phân qua sự hỗ trợ của điều dưỡng hoặc phết trực tràng.

3. Xét nghiệm máu

Khi có vi khuẩn HP ký sinh, cơ thể bị ký sinh sẽ đáp ứng miễn dịch bằng cách sản xuất kháng thể đặc hiệu với HP (bao gồm HP – IgG và HP – IgM). Nhờ vậy xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện ra vi khuẩn HP.

Ưu điểm: Xét nghiệm HP trong máu thuận tiện trong quá trình khám sức khoẻ cùng với các xét nghiệm sàng lọc khác, lấy mẫu máu 1 lần. Rất dễ thực hiện và đơn giản nên bệnh nhân có thể đến làm ở bất kỳ cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh nào trên cả nước.

Nhược điểm: Xét nghiệm HP bằng phương pháp xét nghiệm máu thường cho kết quả dương tính giả, độ chính xác không cao. Bởi vì một số trường hợp bệnh nhân đã điều trị khỏi HP nhưng kháng thể vẫn còn lưu lại trong máu. Hoặc vi khuẩn HP có thể tồn tại trong khoang miệng, xoang, đường ruột,… nhưng lại không gây bệnh.

>> Xem thêm Mất con vì chuẩn đoán muộn bệnh rối loạn liêu hóa

4. Nội soi làm sinh thiết

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa một ống nội soi nhỏ vào dạ dày thông qua ống thực quản. Nhờ vậy mà bác sĩ có thể quan sát được hình thái tổn thương của dạ dày. Bác sĩ sẽ lấy một mảnh sinh thiết tại vị trí dạ dày bị tổn thương để làm xét nghiệm Clo Test hoặc nuôi cấy vi khuẩn.

Minh họa nội soi dạ dày
Minh họa quá trình nội soi dạ dày của người bệnh

Qua sinh thiết có thể làm được 3 xét nghiệm tìm vi khuẩn HP nữa: xét nghiệm nhanh tìm Urease (Chính là Clotest). Xét nghiệm sinh thiết mô bệnh học nhuộm HE. Và xét nghiệm nuôi cấy và kháng sinh đồ HP. Ba loại xét nghiệm này có độ đặc hiệu cao. Đồng thời phương pháp nuôi cấy có thể cho kết quả kháng sinh đồ hướng bác sĩ có liệu pháp sử dụng kháng sinh điều trị hiệu quả.

Ưu điểm: Chẩn đoán được chính xác tình trạng nhiễm khuẩn HP, đồng thời đánh giá được mức độ và vị trí tổn thương trong dạ dày, đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nhược điểm: Phải can thiệp nội soi, bệnh nhân cần thăm dò nhiều các xét nghiệm khác trước khi nội soi: nhịn ăn, xét nghiệm máu chảy, đông máu cơ bản…

>> Xem thêm Nội soi siêu âm gây mê đường tiêu hóa – Những điều bạn chưa biết

Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và dựa vào điều kiện tài chính của bản thân, điều kiện cơ sở vật chất của nơi khám,…. để lựa chọn được phương pháp xét nghiệm HP phù hợp nhất với bản thân. Nên đi thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị sớm viêm loét dạ dày là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người thân trong gia đình.

Tin liên quan

Xuyên tiêu – Vị thuốc chữa các bệnh xương khớp, rối loạn tiêu hóa

Liệu pháp mới điều trị viêm gan virus B: Thách thức và cơ hội

Sự khác biệt giữa bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trực tràng

Từ khóa » Chỉ Số H.pylori Igm Và Igg Là Gì