Những Phương Thức Huy động Vốn Khởi Nghiệp - FE CREDIT

Khi trong đầu bạn đã hình thành ý tưởng và kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chắc chắn bạn sẽ muốn tiến hành ngay. Nhưng nếu nguồn vốn tích lũy của bản thân chưa đủ, bạn có thể huy động từ đâu? Có rất nhiều phương thức để cho bạn lựa chọn như vay vốn người thân, bạn bè, tìm kiếm đối tác, vay vốn ngân hàng/ công ty tài chính hay bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nên sử dụng phương thức nào để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất? Chúng ta hãy cùng xem xét thử nhé.

Nhung-phuong-thuc-huy-dong-von-khoi-nghiep-1

Vay mượn vốn từ người thân, bạn bè

Huy động từ những nguồn này có ưu điểm nhanh, lãi suất hữu nghị. Tuy nhiên, để sử dụng vốn chủ động và hiệu quả, bạn phải thỏa thuận rõ ràng về các điều kiện & điều khoản, kế hoạch chi trả để tránh trường hợp bên cho vay thay đổi ý định khiến bạn phải xoay sở tiền trả lại trong thời gian gấp rút.

Nếu có ý định kêu gọi người thân hay bạn bè hợp tác, bạn phải có một ý tưởng tốt và đủ sức thuyết phục người khác bỏ vốn vào đầu tư. Lưu ý, khi lựa chọn cộng sự, bạn không nên chỉ quan tâm đến tài chính của họ mà còn chú ý đến sự phù hợp về tính cách, hoàn cảnh, quan điểm và tham vọng kinh doanh cũng như một số tiêu chí khác.

Tìm kiếm đối tác đầu tư

Nhung-phuong-thuc-huy-dong-von-khoi-nghiep-2

Bạn có thể mang ý tưởng hoặc dự án kinh doanh của mình đi kêu gọi đầu tư từ những người có tiềm lực tài chính mà bạn quen biết. Tuy nhiên, để thuyết phục được họ, bạn cần chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết trong từng giai đoạn, cơ hội, khả năng thành công, dự kiến mức lợi nhuận, khả năng thu hồi vốn… Ngoài ra, bạn cần cho họ thấy sẽ được những gì khi đầu tư vốn vào dự án đó. Tuy nhiên, điều cần lưu ý khi kêu gọi vốn đầu tư là suy xét những điều kiện ràng buộc giữa 2 bên.

Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều các chương trình hỗ trợ cho những bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh. Nếu bạn có ý tưởng tốt thì đừng ngần ngại, hãy mạnh dạn chủ động tiếp cận với họ để trình bày kế hoạch của mình và kêu gọi vốn đầu tư.

Dùng vốn của đối tác

Đây là một cách đang được rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể tìm một mối hàng quen, tin tưởng để thuyết phục cho mình bán sản phẩm của họ qua mạng. Khi có khách đặt mua, bạn sẽ đến đó để đến đó để lấy hàng và mang đi giao. Bạn cũng nên thỏa thuận với họ về tỷ lệ chiết khấu hoặc giá cả sản phẩm, v.v…

Nhiều người thường không chú ý đến nguồn vốn này nhưng đây thực sự lại là cách khá hiệu quả, đặc biệt trong những bối cảnh khó khăn. Đến khi bạn làm ăn lâu dài với họ, việc nhập hàng có thể được hưởng nhiều ưu đãi như thanh toán gối đầu, chiết khấu ưu đãi. Nếu có thể chứng minh cho người bán biết khả năng sinh lợi khi hai bên hợp tác thì họ sẽ tin tưởng sẵn sàng tạo điều kiện cho bạn.

Vay vốn ngân hàng/ công ty tài chính

Nhung-phuong-thuc-huy-dong-von-khoi-nghiep-3

Đây cũng là một lựa chọn tốt đối với ai muốn độc lập kinh doanh hay linh hoạt trong việc vay vốn đầu tư. Vay vốn ngân hàng có ưu điểm lãi suất cạnh tranh, khoản vay lớn. Tuy nhiên, vay vốn tại đây hầu hết đòi hỏi tài sản thế chấp (nếu vay tín chấp thì điều kiện ràng buộc rất khắt khe), thủ tục phức tạp và thời gian xét duyệt khoản vay sẽ dài hơn rất nhiều,

Riêng vay tại các công ty tài chính, hầu hết là vay tín chấp, khoản vay tiền mặt tối đa lên đến 70 triệu đồng, thủ tục cực kỳ đơn giản và thời gian xét duyệt rất nhanh (chỉ tầm 2 – 5 ngày làm việc). Lẽ tất nhiên, lãi suất sẽ cao hơn so với ngân hàng vì hình thức cho vay tín chấp này khá rủi ro.

Hình thức vay vốn tại ngân hàng/ công ty tài chính có chung một ưu điểm là bạn có thể chủ động trong việc lên kế hoạch trả nợ phù hợp với khả năng tài chính và kế hoạch, tình hình kinh doanh của bạn.

Đó là một số gợi ý về các nguồn vay vốn mà một người sắp khởi nghiệp có thể suy tính. Tuy nhiên, dù tìm vốn từ nguồn nào bạn cũng cần lưu ý và suy xét kỹ lưỡng các điểm như: lãi suất hợp lý và ổn định hay không, thời hạn chi trả và những nguồn nào để chi trả khi đến hạn, mức lợi nhuận, khả năng và thời gian thu hồi vốn, v.v… Và việc kinh doanh có trở nên hiệu quả, thành công hay không sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng kinh doanh, sự tính toán và vận hành thông minh, khéo léo của bạn.

Bây giờ thì còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện ngay ước mơ của mình!

Nguồn: Tổng hợp

Từ khóa » Cách Có Vốn Kinh Doanh