Những Quốc Gia Trở Thành Bãi Rác Trên Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Bị người dân địa phương ví như thành phố diệt vong “Sodom và Gomorrah”, Agbogbloshie là một nơi ảm đạm khi chất thải được đốt và những thứ có giá trị bị lấy đi từ đồ điện tử cũ kỹ bởi rất nhiều công nhân.Philippines
Cảng Manila ở Philippines là nơi có các bãi rác cho 50 xe công-te-nơ vận chuyển, trong đó mỗi xe có kích thước bằng khoảng một chiếc xe buýt trường học, chở đầy rác từ Canada. Các xe này được cho là chở nhựa tái chế nhưng thực ra là chứa rác thải. NigeriaƯớc tính, khoảng 15 xe công-te-nơ chứa đầy phế thải điện tử đến Nigeria mỗi ngày. Những xe này đến thành phố cảng Lagos, nơi có một thị trường điện tử khổng lồ. Thật không may, hầu hết các thiết bị điện tử bị hỏng, không thể sửa chữa và bị ném vào bãi rác. Những bãi rác đó là nơi những người nhặt rác thu gom các vật dụng có giá trị trong điều kiện làm việc nguy hiểm.
Trước đây, chính Nigeria cũng phát hiện thấy các bãi rác có chứa chất thải độc hại từ các nước khác như Italy.SomaliaDo trận sóng thần năm 2004, các thùng chứa chất thải nguy hại trôi dạt vào bờ biển miền Nam Somalia làm tăng mối quan tâm liên tiếp về vấn đề đổ chất thải trái phép tại quốc gia này. Chất thải độc hại hydrogen peroxide và các chất phóng xạ cũng đã được tìm thấy ở nhiều nơi miền Trung và miền Nam Somalia.
Theo Liên Hiệp Quốc, một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự khó khăn trong hoạt động của chính phủ Somalia để đổ chất thải ra bờ biển trong nước nhiều năm qua.Trung QuốcMặc dù rất nhiều các thiết bị điện tử được sản xuất tại Trung Quốc nhưng nhiều thiết bị đó lại được vận chuyển đến nước này như chất thải điện tử bất chấp lệnh cấm.Một trong những trung tâm lớn nhất ở Trung Quốc là thị trấn Guiyu, nơi những con đường được lót bằng chất thải điện tử. Điều này đã gây tác động xấu đến môi trường của khu vực vì những đống phế liệu chất đống ở những cánh đồng bên ngoài thị trấn.Ấn ĐộTheo báo cáo, rất nhiều chất thải châu Âu, bao gồm kim loại, hàng dệt và lốp xe đều được đổ tại Ấn Độ. Nhiều chất thải điện tử bất hợp pháp cũng chuyển đến đất nước này trong khi các cơ sở tái chế trang bị nghèo nàn không thể xử lý chúng ngoài biện pháp đốt hoặc chôn lấp.
Ấn Độ cũng là nơi nhà máy đóng tàu Alang hoạt động. Khoảng một nửa trong số tất cả các tàu được trục vớt trên thế giới ở nhà máy này được gửi đi tái chế. Hàng trăm người lao động chân tay tháo dỡ những tàu bị mắc trong điều kiện làm việc hết sức nguy hiểm.PakistanTheo Mạng lưới hành động Basel, hơn 500.000 máy tính đã qua sử dụng từ các nước phát triển vẫn được gửi đến Pakistan mỗi năm. Chất thải điện tử đang tìm đường tới Pakistan từ các nước như Singapore, Mỹ và một số quốc gia châu Âu bất chấp thực tế vi phạm luật pháp quốc tế một cách rõ ràng.
Chỉ có khoảng 15-40% trong số hơn 500.000 máy tính trong tình trạng có thể sử dụng, số còn lại được phụ nữ và trẻ em tái chế trong điều kiện làm việc rất nguy hiểm.BangladeshCác nghiên cứu của Tổ chức Môi trường và Phát triển xã hội cho thấy hơn 83% lao động trẻ em phải tiếp xúc với các chất độc hại liên quan đến tái chế rác thải điện tử ở Bangladesh. Trong số đó, hơn 15% lao động chết mỗi năm.
Trước đây, Bangladesh từng là bãi rác, nơi tập kết của tất cả mọi thứ từ rác thải nhựa và amiăng đến thép kém chất lượng, dầu thải và pin đã qua sử dụng từ nhiều quốc gia khác.Ngoài việc nhập khẩu trái phép chất thải điện tử, ngành công nghiệp phá dỡ tàu ở Bangladesh là ngành công nghiệp lớn thứ hai trên thế giới và hàng triệu tấn tàu cũ được nhập khẩu mỗi năm.Bờ biển Ngà
Sự kiện đổ chất thải trái phép ở Bờ biển Ngà là một trong những ví dụ chấn động nhất trên thế giới. 500 Metric tấn chất thải độc hại từ châu Âu đã được chở đến Bờ biển Ngà và sau đó được chuyển đến các xe tải chở dầu. Tiếp đó, chất thải được bán ra vào ban đêm tại 14 bãi rác đặt rải rác xung quanh thủ đô Abidjan. Do các bãi rác này gần nguồn nước và gần những cánh đồng trồng lương thực nên chất độc từ các bãi rác đã làm 8 người chết và hơn 80.000 người phải vào viện khám, điều trị.IndonesiaỞ Indonesia, xuất khẩu kim loại phế liệu là hợp pháp miễn sao phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định, tuy nhiên đất nước này vẫn phải đối mặt với vấn đề chất thải bất hợp pháp. Điều này đã khiến đất nước phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu chất thải ô nhiễm.Mặc dù các chất thải được dán nhãn kim loại phế liệu nhưng các quan chức hải quan đã phát hiện ra các xe công-te-nơ chở các vật liệu được trộn với cát, nhựa, nhựa đường và các chất thải hỗn hợp bất hợp pháp khác.
Vào năm 2012, Indonesia đã trả lại Anh 1.800 tấn chất thải ô nhiễm khả nghi. Trước đó, năm 2011, Indonesia đã tạm giữ và trả lại 51 xe công-te-nơ phế thải từ Anh.Thủ đô Jakarta cũng là nơi có khoảng 500.000 người nhặt rác thải điện tử để kiếm sống.Kenya
Do số lượng chất thải điện tử được vận chuyển đến Kenya, nước này đã triển khai dự án quản lý chất thải điện tử từ năm 2010. Nairobi là nơi có các cơ sở tái chế quy mô lớn đầu tiên ở phía đông châu Phi, nơi người lao động có thể làm việc trong điều kiện an toàn khi tiếp xúc với khoảng 15.000 tấn chất thải điện tử được vận chuyển đến nước này mỗi năm. Những chất thải bao gồm phần lớn điện thoại di động và máy tính từ các nước như Mỹ.GuineaTrong những năm cuối thập niên 80, khoảng 15.000 tấn chất thải của người Mỹ đã đổ vào đảo Kassa, chỉ cách thủ đô Guinea có bốn dặm về phía đất liền. Chất thải đến từ các lò đốt rác thành phố Philadelphia và chứa một hỗn hợp các kim loại nặng nguy hiểm cũng như các chất dioxin độc hại. Một công ty Na Uy đã được thuê để chôn các chất thải và dán nhãn chúng như nguyên liệu sản xuất gạch xây dựng.
Mùi độc hại và thảm thực vật chết đã nhắc nhở các quan chức phải hành động. Cuối cùng, các chất thải đã được trả lại nước Mỹ, nơi chúng được chôn trong một bãi rác.Mexico
Mexico được coi là một bãi rác chứa các chất thải nguy hại đến từ Mỹ vào những năm 1980. Chất thải được tập kết tại các bãi chôn lấp không được kiểm soát sau khi được vận chuyển qua biên giới bằng cách giấu trong hàng hóa khác trên xe tải hoặc xe lửa.Guinea-BissauTheo báo cáo, từ 1 triệu đến 3,5 triệu tấn rác thải từ các nước như Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Mỹ được chuyển đến Guinea Bissau. Cả chất thải dược phẩm và chất thải công nghiệp đều nằm trong các lô hàng độc hại.
Các quan chức trong nước đã ký một hợp đồng 5 năm cho việc chôn lấp 15 triệu tấn chất thải độc hại đến từ các công ty dược phẩm và xưởng thuộc da châu Âu, tuy nhiên hợp đồng đã bị bác bỏ sau khi gặp phải sự phản đối kịch liệt của công chúng.LebanonMột báo cáo của Greenpeace nhấn mạnh trường hợp các tàu chở chất thải độc hại từ nước Ý đã bị ràng buộc đối với Romania và châu Phi.
Radhost, một con tàu tương tự đã chở 2.400 tấn chất thải công nghiệp tới Venezuela vào năm 1987. Con tàu này đã cùng với một tàu khác, Lynx vận chuyển 2.000 tấn chất thải công nghiệp trong khi dỡ hàng hóa tại Venezuela. Tuy nhiên, chính quyền đã phát hiện ra con tàu và kết thúc việc vận chuyển hàng hóa độc hại đến Lebanon. Phương tiện truyền thông địa phương phát hiện ra sự việc và chiến dịch trả lại các chất thải độc hại đến Ý được bắt đầu.Nam PhiMột bài viết trên tạp chí New Scientist từ năm 1989 tiết lộ rằng 120 thùng chứa chất thải có xuất xứ từ Mỹ đã được đổ xuống Nam Phi. Chất thải chứa bùn có lẫn với thủy ngân.
Mới đây, Mạng lưới Hành động Basel cũng phát hiện các nhà tái chế Mỹ đã xuất khẩu trái phép chất thải điện tử tới Nam Phi. Chất thải điện tử được thu thập và ngụy trang tái chế ở Mỹ nhưng sau đó được tàu vận chuyển đến Durban.Thụy Điển
Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia thực sự đón nhận rác thải từ các nước khác. Đó là bởi vì chưa đến 1% rác thải có nguồn gốc Thụy Điển được chôn ở các bãi rác. Phần còn lại được tái chế hoặc đốt cháy tại các nhà máy đặc biệt để tạo ra nhiệt sưởi ấm các ngôi nhà. Việc biến rác thành năng lượng hết sức hiệu quả cùng với việc thiếu rác ở Thụy Điển khiến nước này bắt đầu nhập khẩu rác thải từ Na Uy, Ireland, Ý và Anh.
Mai ĐanLược dịch từ When On Earth
Từ khóa » đất Nước Rác Thải
-
Mỹ Là Quốc Gia "đóng Góp" Nhiều Rác Thải Nhựa Nhất Thế Giới | Đời Sống
-
Câu Chuyện Quản Lý Rác Thải ở Singapore - Tạp Chí Môi Trường
-
Châu Á áp đảo Danh Sách 10 Nước Xả Rác Nhựa Nhiều Nhất Ra đại ...
-
CÁC QUỐC GIA CÓ TỈ LỆ TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA CAO NHẤT ...
-
Mỹ Xả Rác Thải Nhựa Nhiều Nhất Thế Giới - Báo Tuổi Trẻ
-
Việt Nam Nằm Trong Số 20 Quốc Gia Có Lượng Rác Thải Lớn Nhất Và ...
-
Rác Thải Nhựa Là Thủ Phạm Gây Ra ô Nhiễm đất, Nước Và đại Dương
-
Ngập Trong Rác Thải – Vấn đề đang Diễn Ra ở Việt Nam
-
Để Không Có Những “bãi Rác Ngầm Dưới Biển” - Bộ Công Thương
-
Góc Nhìn đại Biểu: Rác Thải - Tài Nguyên Hay Thảm Họa?
-
Quốc Gia Xả Rác Nhiều Nhất Thế Giới Chính Là Mỹ
-
7 Thành Phố Sạch Nhất Thế Giới! - Cộng Đồng Xanh
-
Nhật Bản – đất Nước Sạch Sẽ Nhất Thế Giới Xử Lý Rác Thải Thế Nào?