Những Quy định Giao Thông Quan Trọng ở Đức Bạn Nên Biết. - DFV

Khi đi du học , chắc chắn các bạn sẽ phải tìm hiểu về văn hóa giao thông của họ để có thể dễ dàng hơn cho việc di chuyển và đi lại đồng thời khám phá được những điều thú vị trong hệ thống giao thông của họ. Hãy cùng DFV tìm hiểu những quy định giao thông quan trọng để dễ dàng thích nghi với văn hóa giao thông ở Đức.

1. Ưu tiên bên phải:

Trừ khi được đánh dấu khác bằng biển báo giao thông, đèn giao thông hoặc ký hiệu trên mặt đất thì bất cứ phương tiện nào đi tới từ bên phải cũng được ưu tiên. 2. Vượt bên trái:

Chỉ được vượt từ phía bên trái. Việc vượt một phương tiện khác từ bên phải bị cấm, kể cả trên đường cao tốc.

3. Ưu tiên người đi bộ:

Người đi bộ luôn được ưu tiên trên đường dành cho người đi bộ sang ngang, trừ khi được điều chỉnh bởi đèn giao thông.

4. Đường xe đạp:

Khi đi bộ, bạn không được phép đi vào làn đường trên vỉa hè được ký hiệu dành cho xe đạp . 5. Đèn giao thông:

Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép lái xe hoặc đi bộ sang đường lúc đèn đỏ. Rẽ phải khi đèn đỏ cũng bị cấm ở Đức. 6. Tốc độ Chú ý:

Những chỉ số sau chỉ có hiệu lực ở nơi không có biển báo giới hạn tốc độ. Trong khu dân cư: tối đa 50 km/h Ngoài khu dân cư: tối đa 100 km/h Đường cao tốc: không giới hạn, nên đi tối đa 130 km/h

7. Giữ khoảng cách:

Vì lý do an toàn, theo quy định phải giữ khoảng cách vừa đủ với xe đi trước. Việc đi quá gần xe phía trước và chen lấn bị cấm và rất nguy hiểm, mức tiền phạt có thể lên đến hàng trăm Euro. “Quy tắc một giây” giúp ước lượng xem khoảng cách đến xe phía trước đã đủ lớn chưa: Khoảng cách tối thiểu giữa các xe trong khu dân cư tương ứng với khoảng cách xe chạy được trong 1 giây (khoảng cách 15m khi đi 50 km/h hoặc 3 lần chiều dài ô tô), bên ngoài khu dân cư tương ứng với khoảng cách xe chạy trong 3 giây.

8. Dây an toàn:

Mọi người trong xe, kể cả người ngồi phía sau, phải luôn luôn thắt dây an toàn khi xe chạy. Số người trong xe không được vượt quá số dây an toàn có trong xe. Trẻ em phải ngồi thắt dây an toàn trong ghế riêng trong ô tô dành cho trẻ em được cấp phép lưu hành cho đến năm 12 tuổi hoặc đến khi cao hơn 1,50 m.

9. Đèn:

Mọi phương tiện giao thông đều phải bật đèn vào ban đêm, trong đường hầm hoặc khi điều kiện ánh sáng kém (ví dụ như sương mù hoặc mưa to). Cả đèn trước và đèn sau đều phải hoạt động tốt.

10. Lốp xe mùa đông:

Mùa đông khi đường trơn do trên đường có nước đóng băng, có lớp tuyết bị nén chặt, có lớp tuyết nhão, có lớp sương đóng băng, bắt buộc phải dùng lốp đặc biệt (gọi là lốp M+S).

11. Điện thoại di động:

Chừng nào động cơ còn chạy hoặc xe đang đi thì cấm lái xe gọi điện mà không có phụ kiện nghe không phải cầm tay điện thoại.

12. Cồn:

Cấm lái xe khi say rượu hoặc khi bị ảnh hưởng của ma túy. Quy định này có hiệu lực với tất cả các phương tiện.

Giới hạn Promille là 0,5.

13. Bấm còi:

Nói chung, ở Đức người ta rất hiếm khi bấm còi. Chỉ được phép bấm còi khi bạn hoặc người khác gặp nguy hiểm, ví dụ như khi một người đi bộ bất ngờ qua đường mà không để ý. Được phép bấm còi ngắn trước khi vượt một phương tiện khác ở ngoài khu dân cư, trên đường cao tốc và quốc lộ. Việc bấm còi lúc xe khác chưa đi ngay khi đèn xanh hoặc để thúc giục một xe đi chậm bị cấm. Những quy định này cũng được áp dụng cho “Còi đèn” (nháy đèn pha trong một khoảng thời gian ngắn). Hy vọng bài viết này hữu ích cho những bạn đâng sinh sống và học tập tại Đức!

Nguồn: Sưu tầm

Từ khóa » Học Biển Báo Giao Thông ở đức