Những Quy định Về Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp đồng Cần Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng hiện hành ra sao? Tầm qua trọng của nó như thế nào và vì sao phải đưa ra các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ iContract!
1. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?
Khoản 7, Điều 292, Bộ luật Dân sự 2015 có nêu “Bảo lãnh” là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Trong khi đó, cũng tại Khoản 1, Điều 335 của bộ luật này: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Căn cứ theo những quy định vừa nêu, có thể kết luận, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, thực hiện thay các khoản nợ đúng, đầy đủ theo phần nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Được cam kết bởi tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh và được ghi nhận trong hợp đồng.
Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng cần lưu ý
2. Những quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Sau khi hiểu được thế nào là bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì việc tìm hiểu những quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng vô cùng quan trọng. Sau đây là một vài quy định mà doanh nghiệp cần lưu ý.
2.1. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Điều 44, Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ sau đây:
- Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
- Không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
- Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
- Thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;
- Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2, Điều 335 và khoản 1, Điều 339 của Bộ luật Dân sự;
Trường hợp phát sinh một trong những vi phạm bảo lãnh vừa nêu, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ nếu căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.
Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.
Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết.
Nếu bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.
2.2. Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Phạm vị bảo lãnh thực hiện vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 336, Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo cam kết từ bên bảo lãnh; - Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; - Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. - Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì giới hạn của phạm vi bảo lãnh là khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. Sau thời điểm này, các nghĩa vụ phát sinh sẽ không được bảo lãnh.2.3. Mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Điều 337, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định “Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.” Điều này có nghĩa là, bên bảo lãnh được nhận một số tiền thù lao nếu 2 bên có thỏa thuận.
Các bên có quyền chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Về mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng, theo quy định tại Điều 18, Thông tư 07/2015/TT-NHNN:
- Mức phí bảo lãnh được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bên được bảo lãnh; - Trong trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên căn cứ nào mức phí thu được của bên được bảo lãnh và tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh; - Trường hợp bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng trừ khi có thỏa thuận khác.Căn cứ theo những quy định nêu trên, có thể kết luận mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường sẽ do các bên tự do thỏa thuận.
2.4. Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo Luật Đấu thầu số 43 năm 2013, giá trị bảo lãnh thực hiện được quy định là từ 2% - 10% giá trị hợp đồng.
Tuy nhiên, giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định là từ 2% - 3% giá trị hợp đồng đối với hình thức chào hàng cạnh tranh (tại biểu mẫu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT).
2.5. Các trường hợp chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Các trường hợp có thể chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 343, Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể gồm:
- Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Theo thỏa thuận của các bên.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Trong quan hệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, các chủ thể sẽ gồm có:
- Bên bảo lãnh
- Bên được bảo lãnh
- Bên nhận bảo lãnh.
Các bên đều có quyền và nghĩa vụ khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo lãnh thực hiện hợp đồng cụ thể như sau:
3.1. Bên bảo lãnh
Quyền lợi
- Được bên được bảo lãnh hoàn trả các nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay;
- Được thanh toán các khoản thù lao mà các bên đã thỏa thuận.
Nghĩa vụ:
- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo nghĩa vụ bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện/ thực hiện không đúng, đủ;
- Thực hiện nghĩa vụ khi có yêu cầu của bên nhận bảo lãnh;
- Liên đới thực hiện bảo lãnh nếu nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ.
3.2. Bên được bảo lãnh
Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh cụ thể như sau:
- Chi trả các khoản thù lao như đã cam kết với bên bảo lãnh;
- Hoàn trả đầy đủ các phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh
- Thực hiện đúng, đầy đủ về các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
3.3. Bên nhận bảo lãnh
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh sẽ bao gồm:
- Được quyền yêu cầu bên bảo lãnh bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra vi phạm về nghĩa vụ bảo lãnh.
- Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 341, bộ Luật dân sự 2015.
- Yêu cầu người đại diện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu nhiều người cùng bảo lãnh cho một người.
Trên đây là những quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà doanh nghiệp, tổ chức cần lưu ý để đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng điện tử giữa các bên.
Các tin tức liên quan:
Các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
09/06/2022-16282 lượt xemThực tiễn mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại mới nhất 2024
20/09/2022-13063 lượt xemTừ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Kinh Tế
-
09 Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng - Luật Thái An
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Các Biện Pháp đảm Bảo Thực Hiện Hợp đồng Kinh Tế
-
Khái Quát Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
-
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hợp đồng
-
Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp đồng Và Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ đối Với Hợp đồng Xây ...
-
Đáp Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự Theo Quy ...
-
[DOC] Điều 4. Áp Dụng Pháp Luật Về Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ - Vibonline
-
Đề Nghị Hướng Dẫn Thi Hành Bộ Luật Dân Sự
-
Toàn Văn - Bộ Tư Pháp
-
Tìm Hiểu Về Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ