Nhúng Quỳ Tím Vào Dung Dịch H2SO4, Quỳ Tím Sang Chuyển Màu Gì ...

Câu 1. Nhúng quỳ tím vào dung dịch H2SO4, quỳ tím sang chuyển màu

A. xanh. B. đỏ. C. tím. D. trắng.

Câu 2. Hiện tượng quan sát được khi cho bột CuO (màu đen) vào dung dịch HCl là

A. CuO không tan.

B. có khí thoát ra và dung dịch chuyển sang màu xanh.

C. CuO tan ra và dung dịch chuyển sang màu xanh.

D. có kết tủa màu trắng xanh xuất hiện.

Câu 3. Axit clohiđric có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. CuO; Na; Cu; KOH. B. CuO; Al; Ag; NaOH.

C. CuO; Al2O3; Al; NaOH. D. Ca(OH)2; MgO; Ag; Fe.

Câu 4. Dãy chỉ gồm các axit mạnh là:

A. HNO3; H2SO4; HCl. B. H2S; H2CO3; HCl.

C. HNO3; H2SO4; HCl; H2CO3. D. HNO3; H2SO3; HCl.

Câu 5. Khi pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc thì phải rót từ từ

A. nước vào dung dịch axit sunfuric đặc.

B. axit sunfuric đặc vào nước.

C. dung dịch axit sunfuric loãng vào dung dịch axit sunfuric đặc.

D. đồng thời nước và dung dịch axit sunfuric đặc.

Câu 6. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Na2SO4 là

A. xuất hiện kết tủa màu trắng.

B. xuất hiện bọt khí không màu.

C. xuất hiện kết tủa màu trắng và bọt khí không màu.

D. xuất hiện kết tủa màu xanh.

Câu 7. Axit sunfuric loãng có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. CuO; Na; Cu; KOH. B. CuO; Al; Ag; NaOH.

C. CuO; Al2O3; Al; NaOH. D. Ca(OH)2; MgO; Ag; Fe.

Câu 8. Hiện tượng quan sát được khi cho mẩu Fe vào dung dịch H2SO4 loãng là

A. mẩu Fe tan dần và có khí không màu thoát ra.

B. mẩu Fe tan đồng thời tạo thành kết tủa màu trắng xanh

C. mẩu Fe tan, có khí không màu thoát ra đồng thời tạo kết tủa trắng.

D. không có hiện tượng gì.

Câu 9. Có thể dùng axit sunfuric đặc để làm khô khí nào trong các khí ẩm (có lẫn hơi nước) sau đây?

A. Khí hiđro. B. Khí oxi. C. Khí hiđroclorua. D. Cả A, B và C.

Câu 10. Không thể sử dụng cặp chất nào sau đây để điều chế ZnSO4?

A. Zn và H2SO4. B. Zn(OH)2 và H2SO 4 . C. ZnO và NaOH. D. ZnO và H2SO4.

Câu 11. Tính chất hóa học không phải của axit là

A. tác dụng với kim loại. B. tác dụng với muối.

C. tác dụng với oxit axit. D. tác dụng với oxit bazơ.

Câu 12. Dãy chất tác dụng được với H2SO4 ra sản phẩm khí là

A. BaO, FeO, CaCO3. B. Al, MgO, KOH.

C. Na2SO3, CaCO3, Zn. D. Zn, Fe2O3, Na2SO3.

Câu 13. Trong các chất sau: CuO; BaCl2; Zn; ZnO, chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 sinh ra:

1. Chất khí mà khí này cháy được trong không khí?

A. CuO. B. BaCl2. C. Zn. D. ZnO.

2. Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?

A. CuO. B. BaCl2. C. Zn. D. ZnO.

Câu 14. Cho hỗn hợp gồm Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và khí Y.

1. Khí Y là

A. H2. B. SO2. C. O2. D. SO3.

2. Dung dịch X chứa muối

A. ZnSO4. B. CuSO4. C. ZnSO4 và CuSO4. D. ZnS.

Câu 15. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe, Cu, Mg. B. Zn, Fe, Cu. C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag.

Câu 16. Dãy oxit nào tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước?

A. CO2, SO2, CuO. B. SO2, Na2O, CaO. C. CuO, Na2O, CaO. D. CaO, SO2, CuO.

Câu 17. Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:

A. Mg. B. CaCO3. C. MgCO3. D. Na2SO3.

Câu 18. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước là

A. Magie và dung dịch axit sunfuric. B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric.

C. Magie nitrat và natri hidroxit. D. Magie clorua và natri clorua.

Câu 19. Chất nào phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra khí mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong?

A. Zn. B. Na2SO3. C. FeS. D. Na2CO3.

Câu 20. Dung dịch HCl phản ứng với kim loại sắt tạo thành:

A. Sắt (II) clorua, khí hiđro. B. Sắt (III) clorua, khí hiđro.

C. Sắt (II) sunfat, khí hiđro. D. Sắt (II) clorua, nước.

Câu 21. Dãy các chất thuộc loại axit là:

A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S. B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S.

C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S. D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S.

Câu 22. Cho sơ đồ phản ứng: Mg + H2SO4 (đặc,,nóng) → MgSO4 + SO2 + H2O. Tổng hệ số tối giản trong phương trình hoá học trên là

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 23. Thuốc thử để nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl là

A. dung dịch phenolphtalein. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Na2CO3. D. dung dịch Na2SO4.

Câu 24. MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra

A. chất khí cháy được trong không khí. B. chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.

C. chất khí duy trì sự cháy và sự sống. D. chất khí không tan trong nước.

Câu 25. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là

A. dung dịch K2SO4. B. dung dịch Ba(OH)2. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch NaNO3.

Câu 26. Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:

A. Cu, Ca. B. Fe, Cu. C. Mg, Ca. D. Ag, Cu.

Câu 27. Cho 300ml dung dịch HCl 1M vào 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang

A. màu xanh. B. không đổi màu. C. màu đỏ. D. màu vàng nhạt.

Câu 28. Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là

A. 44,8 lít. B. 4,48 lít . C. 2,24 lít. D. 22,4 lít.

Câu 29. Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối kẽm clorua thu được là

A. 13,6 gam. B. 1,36 gam. C. 20,4 gam. D. 27,2 gam.

Câu 30. Cho 0,2 mol canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối canxi clorua thu được là

A. 2,22 gam. B. 22,2 gam . C. 23,2 gam. D. 22,3 gam.

Câu 31. Để hoàn tan hết 16 gam sắt (III) oxit thì cần bao nhiêu gam dung dịch HCl 10% ?

A. 109,5 gam. B. 219 gam. C. 73 gam. D. 36,5 gam.

Câu 32. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 61,9% ; 38,1%. B. 63% ; 37%. C. 61,5% ; 38,5%. D. 65% ; 35%.

Câu 33. Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là

A. 100 ml B. 200 ml C. 300 ml D. 400 ml

Câu 34. Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 4,9% ?

A. 400 g. B. 500 g. C. 420 g. D. 570 g.

Câu 35. Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M phản ứng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:

A. H2SO4 1M và HNO3 0,5M. B. BaSO4 0,5M và HNO3 1M.

C. HNO3 0,5M và Ba(NO3)2 0,5M. D. H2SO4 0,5M và HNO3 1M.

Câu 36. Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M . Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là:

A. 4 gam và 16 gam. B. 10 gam và 10 gam. C. 8 gam và 12 gam. D. 14 gam và 6 gam.

Câu 37. Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là

A. 26,3 gam. B. 40,5 gam. C. 19,2 gam. D. 22,8 gam.

Câu 38. Cho 100ml dd Ba(OH)2 1M vào 100ml dd H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 23,30 gam . B. 18,64 gam. C. 1,86 gam. D. 2,33 gam.

Câu 39. Thêm 20 gam HCl vào 480 gam dung dịch HCl 5%, thu được dung dịch mới có nồng độ là

A. 9,8%. B. 8,7%. C. 8,9%. D.8,8%.

Câu 40. Hoà tan hết 3,6 gam một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại là

A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Ca.

Từ khóa » H2so4 Có Làm Quỳ Tím đổi Màu Không