Những Rủi Ro Khi Sinh Mổ Mà Các Sản Phụ Và Em Bé Có Thể Gặp Phải
Có thể bạn quan tâm
1. Những trường hợp nào cần sinh mổ?
Những thai phụ khỏe mạnh không gặp bất cứ một vấn đề sức khỏe nào trong suốt thai kỳ hoặc trong quá trình chuyển dạ thì nên lựa chọn sinh thường. Trong trường hợp này, sinh thường sẽ là lựa chọn an toàn hơn việc sinh mổ. Sinh thường sẽ giúp người mẹ hạn chế nguy cơ biến chứng và cũng là phương pháp tốt cho khả năng sinh sản của người mẹ trong tương lai.
Sinh mổ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với sinh thường
Trong một số trường hợp, sinh mổ là phương pháp được bác sĩ chỉ định để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thậm chí, một số trường hợp, mẹ có thể đang chuyển dạ sinh thường nhưng nếu có những sự cố bất ngờ khiến việc sinh thường có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé, thì bác sĩ có thể chỉ định mổ cấp cứu để đảm bảo cả mẹ và thai nhi được an toàn.
Dưới đây là một số trường hợp có thể được chỉ định sinh mổ:
-
Cổ tử cung không mở đủ rộng để bé ra ngoài theo đường âm đạo.
-
Nhịp tim của bé bất thường, dây rốn của em bé có thể bị chèn ép.
-
Thai phụ mang đa thai, có thể là thai đôi hoặc thai ba cũng nên thực hiện sinh mô.
-
Gặp phải những vấn đề với nhau thai.
-
Thai nhi quá lớn và không thể sinh thường.
-
Ngôi thai bị ngược, ngôi thai ngang.
-
Thai phụ mắc những bệnh nhiễm trùng, bệnh herpes sinh dục, hoặc một số bệnh mạn tính như bệnh tim, các bệnh lý về gan, huyết áp cao,…
2. Những rủi ro khi sinh mổ mà các sản phụ và em bé có thể gặp phải
2.1. Rủi ro khi sinh mổ đối với các bà mẹ
-
Đau và cần nhiều thời gian hồi phục
Sau khi sinh mổ, người mẹ sẽ có cảm giác đau trong một thời gian dài, cho đến khi vết mổ lành và ổn định. So với những bà mẹ sinh thường, những trường hợp sinh mổ cũng mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sức khỏe.
Vệ sinh vết mổ đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
Một số trường hợp còn phải dùng thuốc giảm đau. Hơn nữa, sau khi sinh mổ, các bà mẹ sẽ phải tập ngồi, tập đi trong khó khăn vì lúc này thuốc gây tê đã hết tác dụng và những cơn đau dạ con hoặc đau ở vết mổ bắt đầu ập đến.
-
Mất máu nhiều hơn
Sinh mổ sẽ gây mất màu nhiều hơn sinh thường. Nếu mất máu quá nhiều, sản phụ sẽ được chỉ định truyền máu.
-
Nhiễm trùng
Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra. Thông thường, phụ nữ sau sinh mổ có thể gặp phải một số loại nhiễm trùng như nhiễm trùng vết mổ (vết mổ sưng, đỏ, có thể chảy mủ và gây đau), nhiễm trùng niêm mạc tử cung (người mẹ chảy nhiều máu và có thể sốt cao sau sinh), nhiễm trùng đường tiết niệu (biểu hiện đau bụng dữ dội, có cảm giác nóng rát và khó khăn khi đi tiểu).
-
Xuất hiện những cục máu đông
Sau sinh mổ, sản phụ có nguy cơ xuất hiện những cục máu đông trong cơ thể. Một số dấu hiệu của tình trạng này là ho, sản phụ khó thở hoặc có tình trạng sưng ở bắp chân. Nếu những cục máu đông này xuất hiện trong phổi thì sẽ gây thuyên tắc phổi, rất nguy hiểm. Chính vì lý do này, chị em thường được khuyến cáo nên vận động nhẹ nhàng sau mổ để máu được lưu thông, tuần hoàn tốt hơn, tránh nguy cơ xuất hiện cục máu đông.
Sinh mổ có nguy cơ mất nhiều máu
-
Nguy cơ dính kết
Khi vết mổ đang trong quá trình lành vết thương, có nguy cơ bị kết dính. Nghĩa là những dải mô sẹo khiến cho một số cơ quan nội tạng trong bụng sản phụ bị dính lại với nhau hay cũng có thể dính vào thành bụng. Điều này ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan bị dính kết. Hơn nữa, nó cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột, rất nguy hiểm.
-
Tác dụng phụ của thuốc gây tê
Khi lựa chọn phương pháp sinh mổ, sản phụ sẽ được gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống,… Những phương pháp gây tê này có thể gây ra tình trạng đau đầu dữ dội, gây tổn thương thần kinh, nhưng phần lớn tình trạng tổn thương này chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.
2.2. Rủi ro khi sinh mổ đối với em bé
Những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ có thể gặp phải những rủi ro như sau:
Trẻ có thể bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc gây mê.
Trong quá trình sinh mổ, bé có thể vô tình bị chạm thương.
Bé có nguy cơ hít phải nước ối.
Khi được sinh bằng phương pháp sinh mổ, trẻ cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề về hô hấp, có nguy cơ về bệnh hen suyễn trong những năm tháng đầu đời của trẻ.
Trẻ sinh mổ còn có thể gặp phải những vấn đề nhịp thở, chẳng hạn thở nhanh bất thường, tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài mà chỉ diễn ra khoảng vài ngày đầu sau sinh.
Trong quá trình sinh mổ, bé có thể vô tình bị chạm thương
Hệ miễn dịch của trẻ có thể kém hơn so với những em bé sinh thường, vì trẻ không có cơ hội được tiếp xúc với lợi khuẩn qua đường sinh âm đạo và không được bú sữa non trong khoảng vài giờ đầu sau sinh. Chính vì thế, hệ vi sinh của bé có dễ bị mất cân bằng và cần nhiều thời gian để hoàn thiện.
Sau khi sinh mổ, cả sản phụ và thai nhi đều cần được chăm sóc chu đáo để giảm thiểu nguy cơ rủi ro sau sinh. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, sản phụ cần chờ ít nhất từ 2 đến 3 năm để tiếp tục sinh con sau sinh mổ và nếu khoảng cách này là 5 năm thì có thể hạn chế tốt hơn những nguy cơ rủi ro khi sinh mổ.
Để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp về vấn đề này, bạn có thể gọi đến số đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Từ khóa » Ca Sinh Mổ Ngồi
-
Những Khó Khăn Mẹ Sinh Mổ Gặp Phải Sau Sinh? Cách Ngồi Dậy ...
-
Quy Trình Của Một Ca Sinh Mổ Diễn Ra Như Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Cách Ngồi Dậy Sau Sinh Mổ, Mẹ Sắp Sinh Mổ đừng Bỏ Lỡ! - MarryBaby
-
Cách Ngồi Dậy Sau Sinh Mổ Như Thế Nào để Mẹ Hồi Phục Nhanh ...
-
Ca Phẫu Thuật đặc Biệt Trong Tư Thế Mổ Ngồi Cho Người Mẹ Ung Thư ...
-
Ca Phẫu Thuật đặc Biệt Trong Tư Thế Mổ Ngồi Cho Người Mẹ Ung Thư
-
Bí Quyết Giúp Mẹ Nhanh Phục Hồi Sau Sinh Mổ - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
9 Việc Cần Kiêng Cữ Sau Sinh Mổ để Mẹ Nhanh Hồi Phục
-
Sản Phụ Ung Thư được Mổ Sinh ở Tư Thế Ngồi - VnExpress Sức Khỏe
-
Những điều Cần Lưu ý Sau Sinh Mổ - Bệnh Viện Quốc Tế City
-
SAU SINH MỔ CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?
-
Hướng Dẫn Vận động Cho Sản Phụ Sau Sinh Mổ - Vinmec
-
Những điều Cần Lưu ý Sau đẻ Mổ Các Mẹ Cần Biết | TCI Hospital
-
Nên Sinh Mổ Hay Sinh Thường? Điều Cần Biết Về Sanh Mổ | Huggies