Những Sai Sót Khi Dùng Thuốc Chữa Cao Huyết áp

  • Giới thiệu
    • Lãnh đạo trung tâm
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Tổ chức bộ máy
  • Tin tức CDC
    • Tin trong tỉnh
    • Tin trong ngành
  • Y tế Hà Tĩnh
    • Y tế dự phòng
    • Khám chữa bệnh
  • Kiểm soát dịch bệnh
    • Truyền thông GDSK
    • ATVS Thực Phẩm
    • Y Tế Công Cộng
    • Kiểm soát dịch bệnh
    • Nghiên cứu khoa học
  • Sức khỏe cộng đồng
    • Sức khỏe trẻ em
    • Sức khỏe người cao tuổi
    • Dinh dưỡng
  • Bệnh không lây nhiễm
    • Tim mạch
    • Đái tháo đường
    • Huyết Áp
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức CDC
    • Tin trong tỉnh
    • Tin trong ngành
  • Y tế Hà Tĩnh
    • Y tế dự phòng
    • Khám chữa bệnh
  • Kiểm soát dịch bệnh
    • Truyền thông GDSK
    • ATVS Thực Phẩm
    • Y Tế Công Cộng
    • Kiểm soát dịch bệnh
    • Nghiên cứu khoa học
  • Sức khỏe cộng đồng
    • Sức khỏe trẻ em
    • Sức khỏe người cao tuổi
    • Dinh dưỡng
  • Bệnh không lây nhiễm
    • Tim mạch
    • Đái tháo đường
    • Huyết Áp
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ ! Huyết Áp 23:56 17/03/2019 (3526)

Những sai sót khi dùng thuốc chữa cao huyết áp

Trong điều trị bệnh cao huyết áp (CHA), nếu không hiểu thật kỹ, dùng thuốc, chế độ ăn luyện tập không đúng sẽ không đạt được mục tiêu kiểm soát huyết áp. Trong điều trị bệnh cao huyết áp (CHA), nếu không hiểu thật kỹ, dùng thuốc, chế độ ăn luyện tập không đúng sẽ không đạt được mục tiêu kiểm soát huyết áp, đôi khi gặp các tác dụng phụ, bị hoặc làm nặng thêm tai biến. Phát hiện muộn hay quá muộn bệnh CHA không có triệu chứng đặc hiệu, không có dấu hiệu tiền báo nên phát hiện muộn, có khi rất muộn, thậm chí lúc xảy ra tai biến tử vong mới xác định bệnh. Người lao động mỗi năm 1 lần, người tham gia Bảo hiểm y tế mỗi năm trung bình 1 - 2 lần khám sức khỏe theo chế độ, dễ có cơ hội phát hiện bệnh. Ngoài đối tượng này ra, những người có nguy cơ cao (trên 40 tuổi, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường) ít nhất 6 tháng một lần phải đo huyết áp (HA). Khi đo, nếu thấy HA cao, nên đo lại 3 đợt, cách nhau mỗi tháng: trước khi đo 30 phút, không ăn uống, không dùng thuốc, các chất kích thích, nghỉ ngơi hoàn toàn, nơi đo phải rộng rãi, thoáng mát, không lạnh quá nóng quá, không ồn ào, đo bằng huyết áp kế chính xác (đã kiểm định), nhân viên y tế vui vẻ hòa nhã, tạo cho người bệnh tâm lý thoải mái tránh hội chứng “huyết áp áo choàng trắng”; mỗi đợt đo 3 lần lấy trị số trung bình. Chỉ sau 3 đợt đo mà trị số trung bình của HA đều ³ 140/ 90 mmHg mới xác định là bị CHA. Điều trị muộn do theo quan niệm cũ Trước đây, WHO (1998) và hội nghị HA thế giới lần thứ 22 (2003) quy định: nếu huyết áp ≥ 140/90mmHg mà sau 1 năm thay đối lối sống không có hiệu quả hoặc có kèm nguy cơ (như đái tháo đường), mới dùng thuốc. Theo đó, nếu không có hai điều kiện trên, dùng thuốc khi HA khoảng 159/ 99mmHg, tức là khởi đầu dùng thuốc khá muộn, giai đoạn cuối độ I. Nay, hướng dẫn của Hội Huyết áp châu Âu (ESH - 2007, ESH - 2009) của Mỹ ( UN-7) quy định: người dưới 80 tuổi CHA nếu không kèm theo nguy cơ, khởi đầu điều trị khi HA ≥ 140/90mmHg; còn nếu có yếu tố nguy cơ thì khởi đầu điều trị khi HA ≥ 130/85mmHg mà không chờ kết quả việc thay đổi lối sống. Như vậy, việc khởi đầu dùng thuốc sớm hơn trước khá nhiều. Dùng thuốc sớm làm chậm sự tiến triển đến nặng, đưa HA về đích điều trị sớm, tránh nguy cơ do tăng HA. Không dùng đủ thuốc, đủ liều phối hợp theo chỉ định Trước đây, theo cách “điều trị bậc thang” (WHO- 1978- 1988; Mỹ -1992), bệnh càng nặng càng dùng nhiều thuốc: CHA độ I dùng 1 thuốc; độ II dùng 2 thuốc; độ III - độ IV dùng 3 - 4 thuốc. Nay, hội nghị HA thế giới (2003), ESH (2009) khuyến nghị: cần phối hợp thuốc ngay từ đầu. Nếu khởi đầu điều trị một thuốc, tỉ lệ bỏ trị cao hơn khởi đầu phối hợp thuốc. Liệu pháp phối hợp càng cần ưu tiên áp dụng cho người nguy cơ cao nhằm hạ thấp HA nhanh, tránh thảm họa. Phối hợp thuốc sẽ bổ sung và làm tăng hiệu lực của nhau, cho hiệu quả sớm hơn cao hơn dùng đơn; liều dùng mỗi thành phần thấp hơn khi dùng đơn, nên ít gặp tác dụng phụ thí dụ: phối hợp thuốc ức chế hệ renin -angiotensin - aldosteron gọi chung là RAAS (bao gồm ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II) với chẹn canxi sẽ có lợi: ức chế RAAS làm dịu bớt hiện tượng hoạt hóa thần kinh giao cảm và hệ renin - angiotensin - aldosteron, giảm phù ngoại vi do chẹn canxi gây ra; ngược lại chẹn canxi làm tăng tác dụng hạ HA của chẹn RAAS. Tuy nhiên, một số phối hợp có thể gây ra tác dụng phụ. Không tự ý phối hợp hay dùng các biệt dược kép. Chỉ phối hợp theo chỉ định của thầy thuốc, cần dùng đủ thuốc đủ liều các thành phần phối hợp. Tự tăng liều theo cảm giác chủ quan Khi nhức đầu, khó chịu…, người bệnh cho là do HA tăng, rồi tự tăng liều. Thực ra các triệu chứng trên chưa hẳn do HA tăng. Tự tăng liều có thể gây tụt HA quá mức, thậm chí có thể gây trụy mạch. Một nghiên cứu tại các phòng khám Pháp cho biết, có những người bị các triệu chứng trên, thậm chí HA có tăng cao chút đỉnh so với HA mục tiêu, khi đến viện chỉ cho nằm nghỉ ở phòng chờ yên tĩnh thì có hơn 80% trường hợp HA trở về mức mục tiêu mà không cần dùng thuốc hay nhập viện. Tự ý ngừng thuốc, không theo đuổi liệu trình CHA là bệnh mạn, không thể chữa khỏi. Dùng thuốc giữ HA ở mức ổn định ở mức HA mục tiêu có thể chấp nhận nhận được, gọi là kiểm soát huyết áp. Khi tự ngừng thuốc, HA sẽ tăng cao, gây ra tai biến. Người CHA phải dùng thuốc hàng ngày, đều đặn, suốt phần đời còn lại. Dùng thuốc không đúng giờ HA thường tăng giảm theo chu kỳ sinh học: gần sáng HA tăng dần, khi thức dậy tim hoạt động mạnh hơn, HA tăng nhanh hơn, từ 9 - 12 giờ trưa ở mức cao nhất, rồi thấp dần vào buổi chiều, thấp nhất vào lúc 3 giờ sáng, từ 3 giờ sáng lại tăng dần theo chu kỳ. Mỗi loại thuốc có thời gian bán hủy riêng. Theo đó, phải uống thuốc đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày. Nên chọn vào giờ mà huyết áp có khuynh hướng tăng (7 - 8 giờ sáng). Không “nhớ lúc nào dùng lúc ấy” một cách tùy tiện. Không khám định kỳ, chỉ dùng mãi một đơn thuốc CHA tiến triển theo hướng ngày càng nặng, có thể làm xuất hiện hay nặng thêm các bệnh trong hội chứng rối loạn chuyển hóa, đặc biệt có thể kèm theo các yếu tố nguy cơ tại các cơ quan đích. Cần phải điều chỉnh thuốc, liều lượng phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ: khi mới bị CHA nhẹ có thể dùng chẹn beta (atanolol) nhưng khi chuyển sang có nguy cơ suy tim sung huyết thì không thể dùng thuốc này. Cần tuân theo lịch hẹn khám lại theo định kỳ, không tự ý dùng mãi một đơn thuốc kéo dài. Tự ý xử lý tai biến Khi bị tai biến mạch máu máu não (đột quỵ) có người cho do HA tăng cao, gây vỡ mạch, rồi tự dùng thuốc hạ HA. Đúng ra, cần hạ HA nhưng hạ đến mức nào phải do thầy thuốc. Nếu tự dùng thuốc hạ HA, có thể dẫn tới hạ HA quá mức, máu không đến được các vùng não khác làm tai biến nặng thêm. Trong trường hợp này, tốt nhất là khẩn trương đưa người bệnh đến nơi cấp cứu không tự dùng thuốc hạ HA hay các thuốc khác. Không phối hợp đúng với chế độ ăn luyện tập Đôi khi chưa tìm hiểu kỹ nên người bệnh kiêng thái quá (dẫn tới thiếu năng lượng, dinh dưỡng) luyện tập thái quá (có thể bị tai biến), người CHA nếu không kèm theo bệnh gì thì dùng chế độ ăn cân đối; nếu kèm theo thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường thì tùy theo bệnh kèm theo mà dùng một hay một số chế độ ăn tiết chế chất béo, chất đường, chất đạm (hạn chế mức ăn nhưng không kiêng dẫn tới bị thiếu) để làm cho các bệnh này không nặng thêm ảnh hưởng trở lại đến HA. Người CHA cần chọn các môn tập luyện nhẹ, dễ, thời gian chỉ 30 - 40 phút, đảm bảo cho tim đập không quá 105 - 125 lần/phút như các môn đi bộ vừa, chạy bộ chậm, tránh các môn tập nặng (tiêu thụ trên 500kcalo/giờ), khó, tốc độ cao, thời gian kéo dài (như các môn cử tạ, quần vợt, chạy nhanh), khi có kèm theo nguy cơ tim mạch phải kiêng tập một số môn (theo chỉ định của thầy thuốc). Không kiêng khem hoặc kiêng khem thái quá Người CHA dùng nhiều muối (NaCl) viên sủi, thuốc đau dạ dày (chứa NaHCO3, Na2CO3), mì chính (natri glutamat) thì ion natri vào nội bào tăng kéo theo ion canxi vào nội bào nhiều, làm tăng co cơ thành mạch gây tăng HA, nhưng người CHA cũng cần có ion natri để cân bằng nội môi. Do dó, cần ăn tiết chế dùng muối ăn (NaCl). Nhiều người chưa hiểu rõ, dùng chế độ ăn nhạt, bỏ hoàn toàn muối là không đúng (không có lợi, mất ngon, rất khó ăn). Khi mắc bệnh khác, chưa chú ý đúng mức đến điều trị cao huyết áp Phần lớn người CHA thường mắc các bệnh khác như: rối loạn mỡ máu, ĐTĐ, tim mạch nhất là những người cao HA cao tuổi. Bệnh CHA không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi người bệnh chỉ chú ý đến các bệnh khác nhiều hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chứng minh rõ nếu kiểm soát HA tốt thì sẽ làm chậm xuất hiện hay làm nặng thêm các bệnh này. Một thí dụ: phối hợp thuốc HA chẹn thụ thể angiotensin II (telmisartan) với chẹn canxi (amlodipin) trên người CHA có ĐTĐ týp 2 vi đạm niệu cao; với liều tối ưu (80mg/ngày và 10mg/ngày) cho hiệu quả hạ HA cao hơn, đồng thời làm giảm albumin niệu hơn so với trị liệu đơn (Fogari -2007). Đúng ra, không được quên việc kiểm soát HA, thậm chí cần dùng các biện pháp tốt hơn (như phối hợp thuốc) để kiểm soát bằng được HA. Khi cao tuổi chưa chú ý đúng mức việc kiểm soát huyết áp Người cao tuổi (≥ 60), nhất là ở diện già (≥ 75), rất già (≥ 80) thường cho rằng cao tuổi thì mạch máu xơ cứng nên CHA là lẽ đương nhiên, không điều trị hoặc lúc trẻ có điều trị thì đến tuổi đó cũng bỏ dở. Dùng thuốc hạ áp, bên cạnh việc làm giảm nhẹ nguy cơ tương đối do CHA gây ra, có sự quan ngại liên quan đến sự kết hợp ngược về mặt dịch tễ học của tử vong do mọi nguyên nhân với người già vả rất già và hiệu quả độ an toàn. Lại có suy đoán cho rằng: sự suy giảm chức năng tim, suy giảm chức năng thận, hạ HA tư thế đứng, suy giảm nhận thức, các tác dụng phụ, tương tác khi dùng nhiều loại thuốc… sẽ làm triệt tiêu lợi ích của việc dùng thuốc hạ HA ở đối tượng này. Hơn nữa không ít thầy thuốc còn cho rằng: với đối tượng này, trong trường hợp động mạch vành, các động mạch não hẹp vĩnh viễn thì CHA là một “cơ chế bù trừ” quan trọng, không nên can thiệp vào. Những điều này làm cho chính thầy thuốc cũng quan ngại khi dùng thuốc cho người cao HA cho đối tượng này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu (HYVES, SHEP, ETSH, SHCT) đều kết luận việc dùng thuốc hạ áp ở người ≥ 80 tuổi đều giảm các tỉ lệ tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc không tử vong (khoảng 30%), giảm chết vì tai biến mạch máu não (khoảng 39%), giảm chết do mọi nguyên nhân (khoảng 21%), giảm chết về tim mạch (khoảng 23%) giảm chết vì suy tim (khoảng 64%) so với nhóm chỉ dùng giả dược. Một tổng phân tích 8 nghiên cứu về chế độ trị liệu dùng nhiều thuốc ở người ≥ 60 tuổi có HA tâm thu 160mmHg HA tâm trương < 95mmHg cho thấy liệu pháp dùng thuốc hạ HA trong khoảng 3,8 năm… làm giảm tử vong toàn bộ 13%, giảm tử vong do mạch vành 18%, giảm tất cả các biến chứng tim mạch 26%, giảm tai biến mạch máu não 30%, giảm bệnh mạch vành 25%. Nói tóm lại, tất cả các nghiên cứu đều có kết luận thống nhất: điều trị CHA cho người cao tuổi (≥ 60), cho người già (trên 75), rất già (≥ 80) là có lợi, làm giảm các nguy cơ giảm tử vong tim mạch, tăng tuổi thọ; vẫn cần dùng thuốc chữa cao HA không nên tự ý bỏ dùng, tuy nhiên với người rất già( 80 tuổi) thầy thuốc sẽ có các cân nhắc thích hợp, thận trọng để tránh các rủi ro.
Dùng thuốc sớm làm chậm sự tiến triển đến nặng, đưa HA về đích điều trị sớm, tránh nguy cơ do tăng HA.
Tin trước Huyết áp cao có phải luôn là xấu? Tin sau Lợi ích của chế độ ăn và giảm cân với người tăng huyết áp

Cùng chuyên mục

Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại Hà Tĩnh
Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại Hà Tĩnh
Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77%, Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh dự phòng, quản lý điều trị
Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77%, Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh dự phòng, quản lý điều trị
Tập huấn quản lý, điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và kỹ năng sử dụng phần mền báo cáo, thống kê bệnh không lây nhiễm
Tập huấn quản lý, điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và kỹ năng sử dụng phần mền báo cáo, thống kê bệnh không lây nhiễm
Cách phòng, chống bệnh tăng huyết áp
Cách phòng, chống bệnh tăng huyết áp
Tăng cường quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường tại Trạm Y tế xã
Tăng cường quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường tại Trạm Y tế xã
Bệnh đái tháo đường kiêng khem quá mức nguy hiểm tính mạng
Bệnh đái tháo đường kiêng khem quá mức nguy hiểm tính mạng
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Cách phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa sớm hiệu quả
Cách phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa sớm hiệu quả
Hạ đường huyết có thể gây tổn thương não, hôn mê
Hạ đường huyết có thể gây tổn thương não, hôn mê
Thời tiết lạnh, người bệnh tăng huyết áp hạn chế những thực phẩm này để phòng ngừa biến chứng
Thời tiết lạnh, người bệnh tăng huyết áp hạn chế những thực phẩm này để phòng ngừa biến chứng

Tỉnh Hà Tĩnh

. Bản đồ Hà Tĩnh

PM Hồ sơ công việc

. PM Hồ sơ công việc

Dịch vụ

. Khám Sức Khỏe Định Kì & Bệnh Nghề Nghiệp Dịch vụ xét nghiệm Dịch vụ kiểm dịch y tế THƯ MỜI BÁO GIÁ NHIỀU LOẠI VẮC XIN ĐÃ CÓ MẶT TẠI PHÒNG KHÁM TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT, 121 NGUYỄN CÔNG TRỨ, TP HÀ TĨNH!

Thông báo

.
  • Hội thảo mô tả khả năng chống chịu của cơ sở y tế trong thiên tai
  • Hơn 80% trẻ được uống vắc-xin Rota miễn phí
  • Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát hoạt động tiêm chủng và phòng chống dịch tại tỉnh Hà Tĩnh
  • Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát hoạt động tiêm chủng và phòng chống dịch tại tỉnh Hà Tĩnh
  • Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát hoạt động tiêm chủng và phòng chống dịch tại tỉnh Hà Tĩnh

Tiện ích

.

Tin nổi bật

.
  • Hội thảo mô tả khả năng chống chịu của cơ sở y tế trong thiên tai
  • Hơn 80% trẻ được uống vắc-xin Rota miễn phí
  • Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát hoạt động tiêm chủng và phòng chống dịch tại tỉnh Hà Tĩnh
  • Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát hoạt động tiêm chủng và phòng chống dịch tại tỉnh Hà Tĩnh
  • Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát hoạt động tiêm chủng và phòng chống dịch tại tỉnh Hà Tĩnh
  • Kiểm tra, giám sát điểm tiêm chủng mở rộng vắc xin Uốn ván- Bạch hầu (Td)

Tin ảnh

. Hàng nghìn người chạy thi trong bùn đất để bảo vệ môi trường ở Israel

Hàng nghìn người chạy thi trong bùn đất để bảo vệ môi trường ở Israel

Giải bóng chuyền hơi nữ Cúp CDC Hà Tĩnh

Giải bóng chuyền hơi nữ Cúp CDC Hà Tĩnh

Hình ảnh những chú chó gây bão mạng với tài lướt sóng như “dân chơi”

Hình ảnh những chú chó gây bão mạng với tài lướt sóng như “dân chơi”

Phát thanh

.
  • Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi
  • Thông tin dành cho cha mẹ, người giám hộ khi cho trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
  • Thông điệp hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng vắc xin Covid-19
  • Thông điệp truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết
  • Vì Cuộc Sống Vì Hành Tinh Xanh Chống Thuốc Lá

Liên kết

.

Video clips

. Liên kết nhanh
  • Giới thiệu
  • Tin tức CDC
  • Y tế Hà Tĩnh
  • Kiểm soát dịch bệnh
  • Sức khỏe cộng đồng
  • Bệnh không lây nhiễm
Liên hệ với chúng tôi
  • Giám đốc: ThS. Nguyễn Chí Thanh
  • 229 Nguyễn Huy Tự - Thành phố Hà Tĩnh
  • Email: cdchatinh@gmail.com
  • Điện thoại: (0239) 3891183
Kết nối với chúng tôi

Từ khóa » đến Giờ Uống Thuốc Rồi đấy