Những Shark Nào Rót Vốn Thật ở Thương Vụ Bạc Tỷ?
Có thể bạn quan tâm
Shark Bình & Coolmate: Hoàn tất thương vụ đầu tư chỉ trong 2 tháng
Chỉ 2 tháng sau khi phát sóng tập đầu tiên của SharkTank mùa 4, Shark Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch Tập đoàn NextTech đã hoàn tất thương vụ đầu tư 500.000 USD vào Coolmate.me, nền tảng mua sắm thời trang nam giới trực tuyến.
Khoản đầu tư này của Shark Bình nhằm tiếp sức cho startup Việt nhanh chóng phát triển, mở rộng ra khu vực Đông Nam Á.
Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech-group, sáng lập quỹ đầu tư khởi nghiệp Next100.vc và ông Phạm Chí Nhu, CEO Coolmate trong Lễ ký kết hợp đồng đầu tư.
Tháng 5/2021, trong tập đầu tiên phát sóng của SharkTank mùa 4, cái tên Coolmate được nhắc đến với tham vọng trở thành “đế chế thương mại điện tử cho nam giới”. Sau màn chốt deal nhanh kỷ lục, quẹt thẻ xuống tiền ngay trên sóng truyền hình, Quỹ đầu tư Next100.vc thuộc Tập đoàn NextTech và Startup thời trang trực tuyến cho nam giới Coolmate.me đã triển khai ngay việc thẩm định (Due Diligence) và đàm phán các điều khoản đầu tư chỉ trong 2 tháng.
Thành lập tháng 2/2019, Coolmate.me cung cấp sản phẩm may mặc 100% sản xuất tại Việt Nam và phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các nền tảng thương mại điện tử với 98% khách hàng hài lòng. Từ khi thành lập, Coolmate đã bán hơn 200.000 đơn hàng với doanh thu năm 2020 đạt 39 tỷ đồng và dự kiến năm 2021 đạt 139 tỷ đồng.
Ông Phạm Chí Nhu, CEO Coolmate cho biết, việc hoàn tất thương vụ đầu tư chỉ trong 2 tháng là một kỷ lục về thời gian khi làm việc với các quỹ đầu tư của startup.
“Điều này thể hiện năng lực, sự thiện chí và tính chuyên nghiệp của NextTech cũng như sự tập trung cao độ của đội ngũ Coolmate”, ông Phạm Chí Nhu nói.
Trong khi đó, theo bà Lê Hạnh, CEO TVHub, đơn vị sản xuất chương trình Shark Tank Việt Nam, đây có thể xem là màn thẩm định thành công và nhanh nhất trong lịch sử Shark Tank Việt Nam khi nhà đầu tư đã chính thức rót tiền cho startup trong khi chương trình vẫn còn đang phát sóng.
Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech-group và sáng lập quỹ đầu tư khởi nghiệp Next100.vc cho biết, với mô hình Direct-to-Customer và định hướng phát triển rõ ràng, phân khúc thị trường tiềm năng và giải pháp tiện lợi, Coolmate đã thay đổi thói quen người dùng bằng việc cung cấp giải pháp mua sắm cho tập khách hàng nam giới - vốn chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo Shark Nguyễn Hòa Bình, Coolmate còn có đội ngũ sáng lập nhiệt huyết và hệ thống vận hành tinh gọn, chăm sóc khách hàng bài bản chuyên nghiệp.
“Các ‘long mạch’ đó hợp lực cùng với ‘gió đông’ từ Hệ sinh thái Kinh tế số của NextTech, mà cụ thể là Cổng thanh toán trực tuyến NgânLượng.vn và Nền tảng kho vận - hoàn tất đơn hàng Boxme.asia, hứa hẹn sẽ đem lại sự tăng trưởng đột phá cho startup tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á”, Shark Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.
Với sự hỗ trợ từ NextTech và các quỹ đầu tư cùng tham gia khác, Coolmate kỳ vọng đẩy nhanh hơn nữa mục tiêu doanh số năm 2021 và các năm tiếp theo, đồng thời xây dựng năng lực vận hành và đội ngũ con người đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của startup này, tiến tới mục tiêu IPO vào năm 2025.
Qua thương vụ này, Shark Nguyễn Hòa Bình và quỹ Next100.vc muốn khẳng định tầm nhìn là tri kỷ đồng hành cùng startup Việt, tận dụng kinh nghiệm và Hệ sinh thái Kinh tế số góp phần củng cố năng lực của startup Việt đủ sức cạnh tranh ở tầm khu vực và mang sản phẩm và thương hiệu Việt vươn ra khu vực.
Những Shark nào rót vốn thật ở Thương Vụ Bạc Tỷ? |
Shark Liên & Vua Cua: Rót vốn tận 2 lần, tiếp sức Vua Cua vươn ra quốc tế
Vua Cua được biết đến là hệ thống nhà hàng ghi dấu ấn với cua và hải sản tươi, đây còn là startup từng gây tiếng vang lớn khi mở màn Shark Tank Việt Nam mùa 4 với màn gọi vốn thành công Shark Liên, nhận được cam kết đầu tư 3,5 tỷ đồng cho 10% cổ phần từ vị “cá mập” này.
Tại thời điểm giải ngân “thần tốc” ngay lúc dịch bệnh căng thẳng vào tháng 8 năm ngoái, Shark Liên cho hay, việc bà rót vốn cho một thương hiệu trẻ giữa giai đoạn ngành F&B Việt Nam gặp nhiều khó khăn biến bà trở thành một nhà đầu tư “có vấn đề”. Nhưng bà không thể ngồi yên khi có một startup trẻ đang cần sự giúp đỡ. “Hơn cả vấn đề tài chính, điều tôi trao cho Vua Cua thời điểm đó còn là sự động viên, là niềm tin”, Shark Liên chia sẻ thêm.
Được rót vốn trong thời điểm doanh số “tụt đến tận đáy” trong mùa dịch bởi lệnh giãn cách, Vua Cua đã có thêm động lực để kiên định mục tiêu sống chung với dịch cùng cú chuyển mình táo bạo mà nhiều người vẫn hay gọi vui là “kỳ cục”. Thương hiệu F&B này đã chuyển đổi mô hình kinh doanh, từ một chuỗi nhà hàng bán cua và bán thức ăn chế biến sẵn chuyển sang bán thức ăn sơ chế, bán bánh bao, rau củ quả, thậm chí là thịt cá… để cầm cự mùa dịch.
Ngay khi trở lại bình thường mới sau đại dịch, Vua Cua bắt đầu mở rộng hoạt động nhượng quyền thương hiệu Vua Cua với mô hình Vua Cua Express. Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi đại dịch bình ổn trở lại, với sự linh hoạt thích ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh, quyết liệt trong từng hành động và sự lèo lái vững vàng của “thuyền trưởng” Đoàn Thư, Vua Cua đã hồi phục một cách nhanh chóng. Startup này đã phát triển lên 10 chi nhánh; lên kệ siêu thị tại Seattle, Mỹ; chuyển đổi số thành công toàn bộ hệ thống, giao hàng trực tuyến tăng 44% trên doanh số tổng… những con số bùng nổ của một startup trẻ trong thời kỳ khó khăn mà ngay cả nhiều ông lớn ngành F&B vẫn đang đi từng bước “cầm chừng”.
Ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ, mới đây Shark Liên đã xác nhận tiếp tục đồng hành cùng Vua Cua với quyết định rót vốn đợt 2 vào ngày 5/5 vừa qua.
Chia sẻ về lý do khiến bà dành nhiều “ưu ái” cho Vua Cua khi xuống tiền lần 2, Shark Liên cho biết ngoài câu chuyện tiềm năng phát triển, bà rất coi trọng yếu tố con người khi đầu tư: “Vua Cua có đội ngũ điều hành đầy nhiệt huyết với tầm nhìn mang đậm tinh thần nhân văn - mang món đặc sản được mặc định là xa xỉ của Việt Nam đến với tầng lớp bình dân”.
Hơn hết, đối với Shark Liên, Đoàn Thư - founder Vua Cua còn là một người trẻ cực kỳ tài giỏi. “Thư lãnh đạo con thuyền khởi nghiệp của mình rất tốt, Thư biết mình muốn gì và cần phải làm gì để đạt được mục tiêu. Tôi trân trọng Thư ở điểm này và sẽ hết mình giúp đỡ Vua Cua ở những chặng đường sắp tới”, Shark Liên khẳng định.
Shark Phú & AnHome: AnHome khá là “bay” sau khi va chạm cùng Shark Phú và SunHouse
Như cam kết trong chương trình, Shark Phú đã đầu tư 100.000 USD cho 40% cổ phần AnHome.
Để nhận được tiền đầu tư từ Shark Phú, đầu tiên, tất cả những gì AnHome có ở thực tế đều giống như đã trình bày trên sóng. Tuy nhiên, trước khi xuống tiền, Shark Phú cũng đã có thêm lần thẩm định kỹ thuật, bằng cách ra một đề tài để team AnHome thực hiện. Tất nhiên đề tài này có liên quan đến SunHouse. Tự tin vì ‘bài toán’ đó không quá khó, đội ngũ AnHome nhanh chóng hoàn thành.
"Chỉ là, Shark Phú và SunHouse vẫn chưa hài lòng với cách mà chúng tôi xây dựng kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh cũng như cách kiểm soát tài chính", Founder - Bùi Thành Ninh cho biết.
"Như chúng ta biết, Shark Phú là người rất chắc chắc; trong khi quả thật là các kế hoạch về tài chính, marketing hay bán hàng gì của AnHome đều không tốt. Vậy nên, để có thể trở thành 1 phần trong hệ sinh thái của SunHouse cũng như thuyết phục được Shark Phú xuống tiền, sau chương trình Shark Tank Việt Nam, chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều nữa.
Như tất cả các công tư có Founder là dân kỹ thuật, cảm giác AnHome khá là ‘bay’, chỉ sau khi va chạm cùng Shark Phú và SunHouse, chúng tôi đã thực tế hơn rất nhiều", Bùi Thành Ninh kể tiếp.
Nhờ sự cố vấn của Shark Phú và SunHouse, kế hoạch marketing và tài chính của AnHome đã thực tế và chi tiết hơn. Ngoài ra, AnHome đã tận dụng được hệ sinh thái rộng lớn của SunHouse để phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình. Hơn nữa, khi biết AnHome cũng là một thành viên của SunHouse, khách hàng cũng cảm thấy tin tưởng doanh nghiệp hơn và họ cũng thấy tự tin hơn khi đi bán hàng.
"Trong 2 năm Covid-19 vừa qua, AnHome cũng như các startup khác đã gặp rất nhiều vấn đề, nhưng chúng ta vẫn tồn tại được, thì không có gì phải sợ. Thuyết trình trên Shark Tank cũng như làm startup, phải nỗ lực - kiên trì - tự tin", Bùi Thành Ninh khẳng định.
Shark Việt & BluSaigon: Đóng góp hình thành cây bút “Tả Thanh Thiên” của BluSaigon
Cũng giống như AnHome, trước khi lên chương trình Shark Tank 2021 để gọi vốn, BluSaigon đã chuẩn bị sẵn sàng sổ sách chứng từ, báo cáo tài chính.
Sau khi rời chương trình Shark Tank, BluSaigon cũng nhận được nhiều lời đề nghị từ các nhà đầu tư ‘ngoài bể’ - thậm chí có những lời đề nghị hết sức hấp dẫn với định giá gấp 4 đến 5 lần. Tuy nhiên, vì đã ký kết với Shark Việt trên sóng truyền hình, nên Tôn Nữ Xuân Quyên - Founder & CEO BluSaigon nghĩ mình phải giữ lời hứa của mình. Vậy nên, quá trình nhận vốn của BluSaigon đã diễn ra rất nhanh, không có mấy khó khăn.
Sau chương trình Shark Tank, định giá của BluSaigon tăng lên gấp 2 đến 3 lần. Startup này cũng đã dễ dàng vượt qua được đại dịch. Xuân Quyên cũng cảm thấy mình không còn đi một mình nữa; bởi với khát vọng làm vang danh bản đồ Việt Nam trên thế giới, đánh thức lòng tự hào dân tộc của người dân, nên họ nhận được rất nhiều ủng hộ của người Việt trong lẫn ngoài nước.
Như cam kết trên chương trình, Shark Việt đã xuống 4 tỷ đồng cho 32% cho BluSaigon. Theo Xuân Quyên, Shark Việt là một người khá vui tính và hết lòng với startup hơn là những gì ông thể hiện trên chương trình. Ngoài rót vốn Shark Việt còn đưa ra nhiều kinh nghiệm và ý kiến đóng góp quý giá cho quá trình hình thành cây bút “Tả Thanh Thiên” của BluSaigon.
Như vậy, hơn 9 tháng sau khi Shark Tank Việt Nam mùa 4 công chiếu tập cuối, có 4 startup được thực rót vốn, theo thống kê từ Ban tổ chức Shark Tank Việt Nam. 4 startup được rót vốn gồm Vua Cua (Shark Liên), Coolmate (Shark Bình), BluSaigon (Shark Việt), và AnHome (Shark Phú), với tổng vốn thực rót hơn 21,3 tỷ đồng. Kết thúc mùa 4, có tổng cộng 35 startup nhận được cam kết rót vốn từ 7 cá mập, với tổng số vốn rót cam kết hơn 200 tỷ đồng. Ngoài 4 vị cá mập đã xuống tiền những deal đầu tiên, 3 cá mập còn lại chưa giải ngân đồng nào trong mùa 4 gồm Shark Hưng, Shark Linh và Shark Louis. |
Shark Linh: Bất ngờ nổi danh sau Thương vụ bạc tỷ Trước khi tham gia Shark Tank mùa 1, Shark Linh là người vô danh với công chúng, nhưng sau khi kết thúc mùa đầu tiên, ... |
Chính thức khởi động 'Shark Tank Việt Nam' mùa 5 vào đầu tháng 6 Ngày 18/5, Chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ vừa chính thức khởi động mùa 5, với sự kiện “Công bố đối tác ... |
Việt Nam sẽ có chuỗi xuất khẩu thịt heo sau những thương vụ bạc tỷ của các đại gia chăn nuôi? Năm 2021, ngành chăn nuôi Việt Nam chứng kiến nhiều thương vụ bạc tỷ giữa De Heus và Masan, De Heus và Hùng Nhơn,... Các ... |
Từ khóa » Những Startup Thành Công ở Shark Tank Việt Nam
-
4 Trong Số Các Startup Thành Công Trong Shark Tank Việt Nam Giờ Ra ...
-
Phỏng Vấn 4 Startup được Rót Vốn Thành Công Sau Shark Tank Mùa 4
-
Những Startup Từng Gọi Vốn Tại Shark Tank Việt Nam Giờ Ra Sao?
-
5 Startup F&B Từng Gọi Vốn Trên Shark Tank Giờ Ra Sao? Soya ...
-
Top 20 Startup đáng Chú ý Nhất Shark Tank Mùa 4 - CafeF
-
Shark Tank Mùa 5: Cơ Hội Bứt Phá Dành Cho Các Nhà Khởi Nghiệp Việt
-
Top 13 Các Công Ty Startup Việt Nam Phát Triển Thành Công Nhất
-
Các Startup Từng Nhận Vốn đầu Tư 1 Triệu USD Trên Sóng Shark Tank ...
-
Các Startup Thành Công Trong Shark Tank Việt Nam - Blog Của Thư
-
Thương Vụ Thành Công Nhất Shark Tank Việt Nam - Học Tốt
-
Các Startup Hậu đóng Máy Shark Tank Mùa 4 - Kenh14
-
Shark Tank Lên Sóng, 10 Vụ 'chết' 9 Vẫn Ném Tiền Triệu USD
-
Top 9 Mô Hình Kinh Doanh ấn Tượng Trong Shark Tank Mùa 4
-
Rót Vốn Vào Startup, Shark Hưng Bắt đầu 'hái Quả Ngọt'