Những Số Phận Trong Bệnh Viện Tâm Thần

Cứ cách vài hôm, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) lại đón một nữ bệnh nhân xinh đẹp đến mua thuốc. Chị là Lan, khoảng 30 tuổi, sống ở Hoàng Mai. Nhìn Lan, ít ai ngờ chị đang phải điều trị trầm cảm do không được đáp ứng nhu cầu tình dục, có những lúc rất nặng.

Quá buồn phiền, mấy lần Lan định ly hôn nhưng bố mẹ chồng lại can ngăn bằng nước mắt nên đành thôi. Nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo, chị đã sinh hai con trai khỏe mạnh. Bước vào tuổi băm nhưng trông chị vẫn rất cuốn hút, mơn mởn như con gái tuổi đôi mươi. Mỗi lần xem phim, thấy cảnh vợ chồng người ta tình cảm với nhau, Lan lại quặn lòng. Chị ước ao những giây phút vợ chồng âu yếm, chí ít cũng có vài lời động viên sau những buổi chợ vất vả, nhưng những điều đơn giản đó với chị lại rất xa vời.

Ngồi kể chuyện đời mình, thỉnh thoảng Lan lại rút khăn lau nước mắt: “Mọi người ở quê nghĩ tôi sướng lắm vì thỉnh thoảng vẫn gửi tiền về cho bố mẹ. Có ai biết nỗi khổ tâm day dứt mà suốt 10 năm qua tôi phải gánh chịu. Nếu phải chọn lại, tôi xin sẵn sàng lấy một anh trai cày khỏe mạnh, sống thiếu thốn một chút cũng chả sao”.

Về nhà, do vô ý, Thắng để vợ xem đoạn phim. Choáng váng, Oanh la hét ầm ĩ, đập phá đồ đạc trong nhà. Từ đó, dù đi đâu, làm gì, đoạn phim đáng sợ kia cứ hiện ra trong đầu chị. Nỗi ám ảnh, nỗi đau bị chồng phản bội khiến chị mất ngủ triền miên. Sau gần một tháng, chị được đưa đi khám và có chẩn đoán rối loạn tâm thần nặng do sốc tâm lý.

Ở Bệnh viện Mai Hương có một bà mẹ gần 50, nón mê lếch thếch, dẫn theo đứa con trai 24 tuổi bị tâm thần. Trong khi chờ bác sĩ, bà lôi cuốn sổ khám bệnh ra điền, mượn bút của người ngồi cạnh. Viết xong, bà định trả bút, cậu con trai giằng lấy và giữ chặt, nói thế nào cậu cũng im lặng, mắt đờ đẫn, vô hồn. Người mẹ ngoảnh mặt đi, mắt rơm rớm: “Thôi, chú cho em nó cây bút nhé. Khổ, ở nhà nó quậy phá quá, tôi phải đưa nó tới đây điều trị”.

Sau khi điều trị ở Bạch Mai, Hải tỉnh táo được 3 tháng rồi lại tái phát nặng hơn. Về nhà ở Thanh Trì, cậu suốt ngày đập cái này, phá cái kia, cả đêm lôi đủ thứ ra gõ, nghịch ngợm. “Tôi thuê thầy cúng 2 tháng mà vẫn không có hiệu quả gì. Bao đêm không ngủ, thức trắng với con” – người mẹ nói, cố gắng để không khóc.

Đó là cú sốc quá lớn đối với người mẹ đã gần đến tuổi cổ lai hy. Hình ảnh cậu con trai ngoan hiền ngày nào cứ trở đi trở lại trong tâm trí của bà. Đêm nào bà cũng mơ thấy con. Người mẹ bất hạnh mất ngủ hàng tháng trời, người suy nhược nặng, rồi im lặng không nói gì nữa. Nghe lời người quen mách, anh con trai út đưa mẹ vào Bệnh viện Mai Hương. Bà được trò chuyện, tập chuyền bóng, ngồi thiền và tập yoga đều đặn. Sau 1 tháng điều trị, bà đã khỏe hơn và bắt đầu trò chuyện được với mọi người một cách chậm chạp.

Còn rất nhiều người khác vẫn thường xuyên đến Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương. Đằng sau những bóng dáng xộc xệch, những mái đầu bù rối, những cặp mắt lạc thần… là cả bể bi kịch, có cả những chuyện ly kỳ. Những cú sốc trong cuộc sống biến họ từ những người đầy triển vọng thành bệnh nhân tâm thần, kể cả những người vẫn được coi là có năng lực tinh thần, trí tuệ cao. Thậm chí, theo tiến sĩ Ngô Thanh Hồi, trí thức chính những người có nguy cơ bị tâm thần cao nhất. Trong số bệnh nhân đến đây có rất nhiều người là kỹ sư, giáo viên, nhà báo, doanh nhân…

Theo Báo Đất Việt

Kết quả hình ảnh cho mental illness

Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!

Từ khóa » Phim Ma Bệnh Viện Tâm Thần