Những Tác Dụng Tuyệt Vời Không Thể Bỏ Qua Từ Cây Đinh Lăng

Cập nhật lúc 22:35 ngày 21 Tháng hai, 2022 bởi tác giả Kim Anh

Cây đinh lăng trong dân gian còn được biết đến cái tên thân thuộc là cây gỏi cá. Vì người ta thường dùng lá cây làm rau sống ăn kèm trong các món gỏi cá. Là một trong những bài thuốc chữa chứng đau đầu vô cùng hiệu quả cho mọi nhà và hàng trăm những tác dụng khac nữa. Bài viết này Xanh Bonsai mời bạn cùng tìm hiểu loại thuốc quý được ví von là “Nhân sâm cho người nghèo” này nhé

Cây đinh lăng, đặc điểm nguồn gốc xuất xứ

Nội dung

Toggle
  • Cây đinh lăng, đặc điểm nguồn gốc xuất xứ
  • Bộ phận trên cây đinh lăng dùng làm thuốc
  • Những lợi ích từ cây đinh lăng
    • Thành phần các chất có trong cây
    • Tác dụng làm đẹp
    • Những bài thuốc trị bệnh từ cây đinh lăng
    • Nước lá đinh lăng uống nhiều có tốt không?
    • Lợi ích về Kinh tế
  • Cách trồng cây đinh lăng
  • Cách chăm sóc cây đinh lăng

Giới thiệu chung về cây

Thông tin chung về cây Đinh lăng
Tên thường gọiĐinh lăng
Tên khoa họcpoluscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L
Loại câyThân gỗ
Tuổi thọChưa xác định
Nguồn gốc xuất xứ Thái Bình Dương, tại đảo Polynesia
Nơi sốngĐông Nam Á
Cây đinh lăng dùng làm cảnh trong nhà
Cây đinh lăng dùng làm cảnh trong nhà

Cây không quá cao, khoảng từ 0.8-1.5m được trồng phổ biến khắp nước ta, ở Lào và cả miền nam Trung Quốc. Cây ưa sống ở những nơi có thời tiết 2 mùa rõ rệt nên được trồng rất rộng rãi ở các tỉnh phía bắc nước ta, ngoài ra cũng rải rác một số tỉnh thành trong nam. Cây chịu hạn khá tốt và không chịu được ngập úng ( vì sẽ gây ra tình trạng bị thối rễ). Hiện nay chưa có phát ngôn chính xác về các loại cây đinh lăng nhưng người ta thường dựa vào hình dáng của lá cây để phân làm các nhóm khác nhau như Đinh lăng nếp, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá tròn.

Thường được trồng ở trước những bệnh viện, trạm xá ở những vùng quê, vừa có hương thơm dịu lại còn là bài thuốc quý. Đinh lăng có lá khá đẹp, giống như chiếc lông chim dài xẻ ra ba phần có chiều dà từ 20 -40cm, cuống dày, phiến lá có răng cưa.Nhờ có mùi thơm mà lá được dùng để làm rau ăn kèm với các món gỏi cá. Thoạt nhìn bạn có thể tưởng tượng đây là giống cây kiểng vì có hình dáng khá đẹp không kém cạnh các cây bonsai hiện nay.

cây đinh lăng bonsai
cây đinh lăng bonsai – Ảnh: sưu tầm

Cây đinh lăng cũng có hoa, có mùi hượng dịu nhẹ, hoa không quá đẹp, thuộc loài hoa lưỡng tính mọc thành chùm ở đầu mỗi cành. Mỗi cụm hoa là khối hình chùy ngắn với kích thước khá nhỏ. Hoa đinh lăng có 5 cánh hình trứng, màu sắc của hoa không quá nổi bật, có màu lục nhạt hoặc là trắng xám. Cây ra quả hình bầu dục có hạch màu trắng bạc và kích thước khá nhỏ, tầm 0.4-0.7cm

Bộ phận trên cây đinh lăng dùng làm thuốc

Trong dân gian, người ta thường dùng lá cây đem phơi khô về sắc nước uống. Người ta truyền tai nhau rằng lá đinh lăng có khả năng an thần, hỗ trợ làm đẹp cho phụ nữ. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần thôi, bộ phận dùng nhiều nhất trong cây đó là rễ. Rễ phơi hoặc đem sấy khô để sắc nước uống.

Lá và rễ cây đinh lăng có thể dùng để chữa bệnh
Lá và rễ cây đinh lăng có thể dùng để chữa bệnh

Người ta sẽ thu hoạch rễ cây đinh lăng vào mùa thu đông sau khi trồng và cây phải có tuổi thọ từ 5 năm tuổi. Lý do thu hoạch vào mùa này là vì rễ cây mềm và chứa nhiều hoạt chất hơn. Người ta sẽ tiến hành đào lấy rễ, rửa sạch bóc vỏ rễ. Sau đó thái từng lát mỏng và đem đi phơi khô ở chỗ mát để giữ nguyên tính vị. Một số cơ sở sản xuất dùng công nghệ sấy khô để đảm bảo an toàn hơn và giữ được tính chất của rễ cây đinh lăng.

Xem thêm: Cây lưỡi hổ có độc hay không? Đặt cây ở đâu trong nhà tốt?

Những lợi ích từ cây đinh lăng

Thành phần các chất có trong cây

Vỏ và rễ cây đinh lăng được dùng để bào chế các loại thuốc trị bệnh. Vì trong thành phần của vỏ và rễ cây có chứa những chất có ích cho cơ thể có thể kể đến như: acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Một số vitamin như vitamin C, B1,B2,B6.

Theo những nghiên cứu từ trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng cây đinh lăng có 5 hợp chất và Trong rễ đinh lăng cũng tìm thấy 5 hợp chất đó, nhưng chỉ có 3 hợp chất là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư.

Trong lá cây đinh lăng có chứa saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic. methionin. Người ta thường lá đinh lăng để sắc nước uống và bào chế ra các sản phẩm làm đẹp khác như hỗ trơ quá trình dưỡng trắng da cho phái nữ. Do có tác dụng kháng viêm nên giúp hỗ trợ việc trị mụn cho một số chị em phụ nữ hiện nay.

Tác dụng làm đẹp

Làm trắng da mặt

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng lá đinh lăng đem nấu lên và dùng xông mặt từ 5 – 10 phút. làm như vậy khoảng 2 lần/ tuần sẽ giúp da mặt trở nên sạch sâu hơn, hỗ trợ làm da sáng hơn.

Lá Cây Đinh Lăng
Lá Cây Đinh Lăng

Trị mụn

Trong lá cây có tính kháng viêm, có tác dụng trị mụn hiệu quả. Đây là liệu pháp thiên nhiên ít được nhiều người biết đến. Công thức không quá cầu kì, bạn chỉ cần giã nhuyễn lá cùng muối biển sạch. Sau khi hỗn hợp sền sệt lại thì dùng đắp lên chỗ vùng da có mụn và rửa lại thật sạch khi khô. Chú ý, không được đắp hỗn hợp lên chỗ vùng da bị tổn thương bạn nha.

Những bài thuốc trị bệnh từ cây đinh lăng

Vị thuốc từ rễ cây đinh lăng: được ví như thuốc bổ, giúp hỗ trợ các chứng về suy nhược cơ thể, gầy yếu, tiêu hóa kém. Hỗ trợ cho phụ nữ sau sinh lợi sữa. Ngoài ra còn dùng làm thuốc ho, ho ra máu và chữa kiết lị.

Vị thuốc từ thân và cành: chữa phong thấp và chứng đau lưng

Vị thuốc từ lá: sắc thuốc chữa cảm sốt, đắp thuốc chữa mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.

Nước lá đinh lăng uống nhiều có tốt không?

Nhiều người cho rằng, lá và thân cây đinh lăng phơi khô nấu nước uống sẽ đem lại rất nhiều tác dụng như làm đẹp hay an thần,..Tuy nhiên, lời khuyên là bạn không nên lạm dụng nước lá đinh lăng thay cho nước lọc vì sẽ gây ra một số tác dụng phụ.

Ly do là vì trong lá cây đinh lăng có chứa nhiều chất saponin. Được biết chất này là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Bên cạnh đó, nếu bạn chỉ uống nước đinh lăng và uống quá nhiều sẽ gây thêm triệu chứng chóng mặt, nôn mửa. Vì vậy, để được hướng dân dùng đúng cách và đúng liều lượng, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc y bác sỹ là tốt nhất nhé.

Xem thêm: Cây Si - Ý nghĩa Tác dụng Cách trồng và Chăm sóc

Lợi ích về Kinh tế

Cây đinh lăng, nguồn lợi kinh tế không nên bỏ qua. Nước ta có khí hậu ôn đới phù hợp với điều kiện sống của cây. Hơn nữa, nhìn vào những tác dụng trên bạn có thể thấy đây là loài thuốc quý không nên bỏ qua. Vì vậy, Việc trồng cây đinh lăng cũng là một trong những nguồn thu nhập tốt cho người dân nước ta, Theo một thống kê ước tính rằng, trồng cây đinh lăng đem lại lợi nhuận kinh tế khá tốt, cứ khaongr 1ha trồng cây thì có 2500 -3000 cây, trừ đi các khoảng chi phí phân bón hằng năm thì cứ 3 năm nhà vườn sẽ thu về lợi nhuận từ 1 tỷ hoặc hơn.

Cây đinh lăng mang lại tiềm lực kinh tế khá lớn cho người nông dân
Cây đinh lăng mang lại tiềm lực kinh tế khá lớn cho người nông dân

Xem thêm :15 cây cảnh trồng trong nhà dễ sống, dễ chăm sóc

[affegg id=161]

Cách trồng cây đinh lăng

Chọn giống

Đầu tiên, bạn cần chọn cây giống chất lượng không bị sâu bệnh hại. Có 2 loại đinh lăng cơ bản là đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ. Hai loại này chỉ khác nhau về hình dáng lá. Nếu trồng trong nhà thì bạn nên trồng đinh lăng nếp, đây là loài có lá bé hơn, rau dùng để ăn kèm với các món ăn và cũng là vị thuốc tốt. Vì vậy, trồng trong nhà dùng để trang trí cũng như có thể đào lấy củ để dùng còn lá cây thì ăn sống.

Chọn giống cho cây đinh lăng
Chọn giống cho cây đinh lăng

Chọn chậu trồng

Trồng cây đinh lăng trong nhà thì bạn cần ước lượng khu vực sẽ để cây, chậu phải có chiều cao từ 45cm, đường kính ít nhất là 30cm. Nếu trong quá trình trồng nhận thấy cây lớn hơn so với dự kiến thì có thể thay chậu nếu muốn cây phát triển to hơn nữa.

Các chậu trồng phải được thoát nước tốt, đảm bảo cây không bị úng nước khi gặp mưa nhiều hoặc khi lỡ tưới quá nhiều nước.

Chọn đất trồng

Cây phát triển tốt nhất ở nơi đất xốp và có độ ẩm trung bình. Vì là thời tiết nước ta là điều kiện để cây phát triển tốt nhưng đất cũng là một trong những phần quan trọng không kém.

Nếu trồng ở nhà thì có lẽ không giống ngoài đồng vì đất có giới hạn về mức dinh dưỡng cũng như độ tơi xốp. Vậy nên bạn cần trộn đất với phân hữu cơ đem ủ mục theo tỉ lệ lần lượt đất và phân là 2:1

Đất dùng nên là loại đất thịt hay đất pha cát, có thể trộn trấu hoặc mùn cưa để tăng độ tơi tốp tránh bị ngập úng khi tưới nước nhiều. Nếu chuyên nghiệp hơn, bạn có thể mua đất đóng bao có pha trộn sẵn phân trùng quế, mùn cưa và trấu vào thì càng tốt.

Bước trộn đất này nên làm trước khi trồng từ 12 đến 16 ngày để cây có môi trường sống tốt và diệt trừ được những mầm bệnh gây hại

Cách Thực hiện

Sau khi thực hiện các bước trộn đất và chọn giống, giờ là phân đoạn quan trọng nhất. Trồng cây, đầu tiên lót một lớp xỉ ở đáy chậu đảm bảo chắc chắn không bị úng nước khi tưới.

Sau đó, đổ đất vào khoảng ⅔ chậu, tạo một lỗ sâu chính giữa để đặt cây vào.

Tiếp theo, dùng dao rạch đi lớp nhựa nilon bọc rễ cây nhẹ nhàng tránh để rễ bị xước hay bị vỡ bầu đất bbao rễ cây. cuối cùng nhẹ nhàng đặt cây vào lỗ và lấp đất một nửa và ém chặt đất, sau đó lâp hết phần còn lại vào chậu và tưới một ít nước đẩy giữ ẩm cho cây.

Xem thêm: 20+ mẫu cây hợp phong thủy hút tài lộc cho gia chủ

Cách chăm sóc cây đinh lăng

Cây đinh lăng tương đối dễ sống, dễ chăm sóc. Chỉ cần tuân thủ theo những yêu cầu dưới đây thì đảm bảo cây của bạn luôn xanh tốt quanh năm.

Xem thêm: Cây Bằng Lăng có bao nhiêu loại? Cách trồng và chăm sóc

Ánh Sáng

Cây đinh lăng sẽ sống tốt khi trồng những nơi có nguồn ánh sáng tốt. Ví dụ như ở tầng thượng, trước nhà, nơi đón ánh sáng nhiều nhất, hoặc sau vườn, vừa có ánh sáng vừa thoáng mát. Tránh những nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá tối sẽ khiên cây bị héo.

Nếu vào mùa nắng gắt, nếu trồng ngoài trời thì bạn cần che tấm lưới để cây không vì nắng mà héo mất lá nhé.

Nước

Cây đinh lăng sau khi trồng cần tưới nước đều để giữ độ ẩm, giúp rễ cây đinh lăng làm quen với môi trường mới.

Sau khi cây bén rẽ và bắt đầu phát triển như bình thường thì vẫn giữ nhịp tưới đều là một ngày một lần, đối với mùa hè nóng bức. Còn vào mùa đông, độ ẩm trong không khí tăng cao thì có thể 2 ngày tưới một lần. Tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào ban trưa thời tiết đang gay gắt nhé!

Bạn có thể dùng cả nước vo gạo để tưới cây, đây là nguồn tưới cũng cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây nên nếu được thì đừng bỏ qua nhé.

Phân bón

Trong quá trình sinh trưởng, để cây tốt hơn thì bạn có thể dùng phân trùng quế bón xung quanh bề mặt gốc cây 3 tháng một lần, hoặc bón khi thấy rễ cây bị lồi trên mặt đất.

Phòng ngừa sâu bệnh hại

Cây đinh lăng ít ki bị sâu bệnh hại tấn công, chỉ có điều lúc mới trồng, cây còn yếu nên dễ bị sâu ăn ngọn lá và vỏ cây. Bạn có thể quan sát, chăm sóc kĩ hơn lúc mới trồng bằng cách bắt bằng tay trong thời gian đầu.

Một bệnh nữa những rất hiếm gặp là rệp sáp hút nhựa ở thân cây đinh lăng. Tuy vậy nhưng nếu trường hợp trên xảy ra bạn có thể dùng thuốc xịt côn trùng phun trực tiếp lên thân cây để đuổi chúng đi là được.

Khi cây bị héo hoặc cháy nắng thì nguyên nhân là do thiếu nước hoặc tiếp xúc với ánh nắng quá gay gắt, lúc này bạn cần di chuyển nơi có ánh nắng dịu hơn và chú ý tưới tiêu hơn cho cây.

Cây bị úng và thối rễ là do tưới nhiều hoặc thoát nước không tốt. Trong trường hợp này bạn cần xem bị cấu trúc đất cũng như điều chỉnh chế độ tưới tiêu hằng ngày nhé!

Trên đây là những thông tin về cây đinh lăng, bài thuốc quý cho người nghèo tại Việt Nam, nếu thấy bài viết hữu ích thì mong bạn chia sẻ để nhiều người cùng biết thêm nhé!

[affegg id=161]

Một số câu hỏi thường gặp với cây đinh lăng

Uống nước cây đinh lăng có tốt không?

Tốt, nhưng cần chú ý liều lượng và tốt nhất là nên hỏi chuyên gia về liều lượng trung bình tùy theo cơ địa của mối người.

Cây đinh lăng có hay bệnh không?

Cây đinh lăng tương đối dễ trồng cũng như chăm sóc, tuy nhiên sâu bệnh hại vẫn thỉnh thoảng ghé thăm nên bạn cần lưu ý những cách sau để phòng ngừa nhé! Xem thêm

Bài viết liên quan

Cây xì gà “Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Từ khóa » Cây đinh Lăng Làm Bonsai