Những Tác Dụng Và Tác Hại Của Rau Ngót Bạn Cần Phải Biết
Có thể bạn quan tâm
Rau ngót (bồ ngót) được biết đến như một loại rau thông dụng được sử dụng thường xuyên trong các bữa cơm của gia đình. Việc dùng rau ngót phù hợp và cân đối với chế độ dinh dưỡng sẽ mang đến những tác dụng tuyệt vời sau: |
Làm mát cơ thể
Được ví như một thảo dược có đặc tính mát nên việc dùng rau ngót có thể giúp thanh nhiệt cơ thể rất hiệu quả. Có thể lấy lá nấu canh hoặc xay nhuyễn lọc lấy nước uống đều được.
>> Xem và lưu lại công thức chi tiết: Canh tôm rau ngót
Thích hợp giảm cân
Rau ngót ít chất béo nhưng lại là nguồn cung đạm dồi dào. Tiêu thụ rau ngót mang lại nguồn năng lượng không cao (khoảng 36 calories / 100g) rất thích hợp cho người muốn giảm cân. Hãy cho ngay vào thực đơn ăn kiêng của các chị em nhé!
>> Xem và lưu lại công thức chi tiết: Canh cua đồng rau ngót
Chữa táo bón và đổ mồ hôi trộm hiệu quả
Rau ngót là nguồn cung chất sơ dồi dào giúp giảm và chữa trị rất hữu hiệu tình trạng táo bón khó chịu. Canh rau ngót mát giúp loại trừ các tác nhân sinh nhiệt, làm thanh mát và cải thiện chức năng của đường tiêu hóa.
>> Xem và lưu lại công thức chi tiết: Canh ngót nấu mọc
Bổ sung máu cho phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh sẽ bị thiếu hụt máu. Các mẹ nên sử dụng rau ngót như là một nguồn cung dinh dưỡng giúp bù đắp lượng máu thiếu hụt rất hiệu quả.
Nên nấu kèm rau ngót với thịt, sườn, chân giò heo ăn sẽ rất hấp dẫn.
>> Xem và lưu lại công thức chi tiết: Canh rau ngót nấu thịt
Trị cảm nhiệt gây ra ho suyễn
Rau ngót có chứa chất ephedrine rất tốt cho những người bị hen suyễn hoặc cảm cúm.
Chỉ cần xay rau ngót với ít nước và đường lọc lấy nước uống hằng ngày để cải thiện bệnh hen của bạn.
Hỗ trợ chữa trị tiểu đường
Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường là loại rau thân thiện với các bệnh nhân tiểu đường. Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Chữa chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, nếu có rau ngót trong nhà thì bạn nên giã rau ngót với ít nước, đường rồi lọc lấy nước để uống, phần bã thì gói vào vải đặt lên mũi, ngước đầu về phía sau, hướng mũi lên trên, để một lúc lâu là máu ngừng chảy.
Chữa tưa lưỡi ở trẻ
Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
Chữa đau mắt đỏ
Khi bị đau mắt đỏ thì bạn có thể dùng Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Các triệu chứng sẽ giảm và bệnh sẽ mau khỏi.
Nguồn cung vitamin A, K
Rau ngót giàu vitamin A giúp cải thiện chức năng miễn dịch, mắt sáng, đẹp da, kích thích tăng trưởng ổn định của tế bào.
Rau ngót cũng là một loại thực vật hiếm hoi chứa vitamin K, một chất giúp giảm nguy cơ gãy xương ở người già.
Tăng ham muốn
Rau ngót có nhiều hợp chấtphytochemical có tác dụng như dược liệu tạo thuận lợi cho việc sản xuất sữa và khơi dậy ham muốn ở các mẹ sau sinh, vốn bị đè nén do việc mang thai và sinh nở.
Nó cũng có nhiều papaverin. Chất papaverin là chất mà từ trước chỉ tìm thấy trong cây thuốc phiện, giúp giảm cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp và gây cương cứng dương vật.
Lưu ý: Việc sử dụng rau ngót có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe. Nhưng cũng đừng vì thế mà lạm dụng đó nhé! Nếu chỉ dùng nhiều rau ngót mà không cân đối chế độ dinh dưỡng thì bạn sẽ vướng phải những rắc rối như: |
Gây mất ngủ
Việc dùng rau ngót liên tục không ngừng nghỉ nhất là uống nước rau ngót mỗi ngày thì có thể khiến bạn rất khó ngủ, chán ăn. Các triệu chứng trên sẽ chấm dứt ngay nếu bạn ngưng sử dụng rau ngót chỉ 1 ngày sau đó.
>> Xem thêm: Thực phẩm chống mất ngủ
Tăng nguy cơ sảy thai
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc sử dụng nhiều rau ngót thì nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu là rất cao.
Các mẹ bầu tuyệt đối không được ăn rau ngót sống và uống nước ép hoặc sinh tố từ rau ngót để tránh nguy cơ không mong muốn đấy!
Cản trở hấp thụ canxi và phốt pho
Tiêu thụ rau ngót sinh ra chất glucocorticoid gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
>> Xem thêm: Nhóm thực phẩm giàu canxi
Mong rằng qua những thông tin trên, các chị em có thể có thêm được những hiểu biết về loại rau ngót thông dụng này để có thể chủ động sử dụng cho mỗi bữa cơm gia đình mang lại sức khỏe cho người thân trong gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
- Món canh ngon thuần Việt
- Cách làm thạch găng thanh mát
- Món ăn thanh nhiệt giảm nổi mụn
Từ khóa » Bồ Ngót Nấu Canh Cua
-
Cách Làm Món Canh Cua Rau Ngót Của Tu Tu Nguyen - Cookpad
-
2 Cách Nấu Canh Cua Rau Ngót Thơm Ngon, Thanh Mát đầy Dinh Dưỡng
-
Cách Nấu Canh Cua Rau Ngót Xóa Tan Cái Nóng Mùa Hè
-
Cách Nấu Canh Cua Rau Ngót Ngọt Mát - YouTube
-
Cách Nấu Canh Cua Rau Ngót
-
Cách Nấu Canh Cua Rau Ngót - Xóa Tan Oi Bức Mùa Hè - Emvaobep
-
Hướng Dẫn Cách Nấu Canh Cua Rau Ngót - Ngon Online
-
Canh Rau Ngót Cua đồng Cho Bé - HUGGIES® Việt Nam
-
Rau Ngót Nhật Nấu Canh Cua, Cách Nấu Canh Rau Ngót Nhật
-
Gợi ý 3 Cách Nấu Canh Rau Ngót Ngon Ngọt Mà đơn Giản
-
Cách Nấu Canh Rau Ngót Tôm, Thịt Bằm Ngon Ngọt- Đậm Đà
-
Cách Nấu Canh Rau Ngót Ngon, Ngọt Mềm, Không Bị Nhám - A Litle Italia
-
Cách Nấu Canh Cua Rau Ngót Cho Bé ăn Dặm - MUC Women
-
Cách Nấu Canh Cua Mồng Tơi, Rau đay, Rau Ngót Thanh Mát - Bé Khỏe