Những Tác Hại Khôn Lường Của Ma Túy Ketamine Ngày đăng

  • eMolisa
  • Thư điện tử
  • CSDL
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Cục
    • Cơ cấu Cục
    • Cơ quan chuyên trách
    • Trung tâm, cơ sở điều trị
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin Bộ, Ngành, Địa phương
    • Tin tức chung
    • Đội CTXH tình nguyện
  • Chỉ đạo điều hành
  • Kinh nghiệm - Thực tiễn
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Gương sáng PCTNXH
  • Văn bản
    • Văn bản chỉ đạo
    • Văn bản pháp luật
Kinh nghiệm - Thực tiễn Những tác hại khôn lường của ma túy Ketamine Ngày đăng: 16/05/2019 Loại ma túy tổng hợp Ketamine (có tên y học là Ketalar) được xem là loại ma túy cao cấp, có giá khá đắt, và được liệt vào danh mục thuốc độc bảng A, chủ yếu được sử dụng để gây tê và thường dùng trên cơ thể động vật. Nó lần đầu được sử dụng vào năm 1962 và thử nghiệm trên cơ thể con người vào năm 1864 tại Mỹ để giảm đau.

Ketamine cực kỳ nguy hiểm

Ma túy Ketamine được dân chơi gọi với tên lóng là “ke” và hay sử dụng sau khi phê "đá" hoặc "lắc" để giảm bớt tác động kích thích của ma túy đá (methamphetamine) và ngăn ngừa tình trạng loạn thần cấp do sử dụng ma túy đá (ngáo đá).

Ketamine được cho là một loại ma túy có giá thành cao, khan hiếm. Trong y học là thuốc và sử dụng rất cẩn trọng, cân nhắc trong phòng mổ. Với bệnh nhân khi được áp dụng với liều lượng cân nhắc trong gây mê để mổ xẻ thì trong ngưỡng an toàn. Về bản chất, Ketamine là chất gây mê nhưng nó đã bị lạm dụng như là 1 chất ma túy.

Ketamine gây ức chế thần kinh (như heroin), trong khi các chất ma túy tổng hợp và ma tuý mới xuất hiện gần đây như “đá” (methamphetamine), lắc (MDMA), tem giấy/bùa lưỡi (LSD), nấm thần (psilocybine), muối tắm (mephedrone/cathinone) là chất chiết xuất từ lá khat, cocaine, cỏ Mỹ (cần sa tổng hợp)… gây kích thích thần kinh. Nó có trong danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới. Ngoài ra, Ketamine còn được sử dụng trong 1 số bệnh lý chữa trị bệnh đau mạn tính, hen suyễn nặng và 1 số trường hợp trầm cảm dưới chỉ định của bác sĩ tại một số quốc gia.

Theo định nghĩa của Thế giới về ma túy thì một chất là thuốc nhưng nếu được sử dụng sai mục đích thì trở thành ma túy, điều này cũng tương tự như morphine, nếu bị sử dụng sai mục đích. Ketamine hiện có trong danh mục III số thứ tự là 35, theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về các chất ma túy và tiền chất, nghĩa là chỉ được sử dụng hạn chế với mục đích y tế.

Theo đó, Ketamine "phi y tế" bị lạm dụng như là 1 chất gây nghiện có tác động ức chế, làm dịu não bộ giống như tác động của morphine (thuốc phiện). Nhưng Ketamine "phi y tế" không có độ tinh khiết như Ketamine y tế và thường dưới dạng bột hoặc viên giống như viên thuốc lắc (nó có tên lóng là "dâu tây", khác với thuốc lắc có tên lóng là "kẹo"); và có giá đắt hơn lắc.

Tuy nhiên, những nghiên cứu khảo sát cho thấy, người sử dụng Ketamine vài lần trong đời (nếu như cho mục đích y học, chữa bệnh) sẽ không ảnh hưởng, nhưng nếu sử dụng Ketamine lâu ngày sẽ gây lệ thuộc giống như heroin. Trong đó, tác hại nguy hiểm nhất của Ketamine là gây giảm trí nhớ và lú lẫn trầm trọng. Ngoài ra, Ketamine có thể gây ảo giác, chính vì những lý do trên nên hiện Ketamine đã ít được sử dụng trong gây mê vì đã có những thuốc gây mê mới an toàn hơn.

Việc lạm dụng Ketamine đã ghi nhận khá nhiều các trường hợp ngộ độc như trường hợp 7 người tử vong và 4 người vào cấp cứu trong lễ hội “Go to the moon” tại Hà Nội cách nay gần 1 năm được ghi nhận là có uống rượu + thuốc lắc và hít Ketamine; 2 trường hợp ngưng tim ngưng thở cách đây hơn 1 năm tại TPHCM được cấp cứu hồi sức tim phổi thành công tại 1 bệnh viện quốc tế (nhưng 1 người bị chết não sau đó).

Ketamin tàn phá cơ thể như thế nào?

Phương pháp sử dụng ketamine chủ yếu là hòa tan trong nước hoặc rượu. Nếu tiêm loại thuốc này trực tiếp qua đường tĩnh mạch, lập tức đối tượng sẽ rơi vào trạng thái mất ý thức.

Ketamine được nhận định là liều thuốc an toàn cho những người bị bệnh nặng khi có sự giám sát liều dùng của bác sĩ. Chính vì vậy, chất này rất được giới trẻ ưa chuộng do họ cho rằng chúng chỉ có khả năng gây ảo giác, không gây hại cho sức khỏe. Ma túy ketamine nhanh chóng trở thành một trong 10 loại ma túy được lạm dụng nhiều nhất thế giới.

Vào khoảng những năm 2000, tại Hong Kong (Trung Quốc), ketamine “vượt mặt” heroine và cả cần sa để thành loại ma túy được “dân chơi’ ưa chuộng nhất mà lý do chủ yếu là giá rẻ.

Việc sử dụng ketamine như một chất kích thích được ghi nhận vào đầu những năm 1970. Đến những năm 1980, ketamine được giới “dân chơi” trẻ sử dụng kết hợp với chất gây nghiện cổ điển hoặc cần sa. Loại ma túy tổng hợp này sẽ tạo ra ảo giác, mất trí nhớ, khiến người dùng quên đi tất cả, giảm khả năng suy nghĩ, vui vẻ lao vào các cuộc chơi.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các bác sĩ tại Hong Kong, ketamine ẩn chứa rất nhiều hiểm họa khôn lường. Một trong những tác hại của ma túy ketamine là có khả năng dẫn đến suy thận nghiêm trọng. Ben Cheung, một bác sĩ tâm thần học, cho biết, người sử dụng loại ma túy này sẽ phải đi tiểu tiện liên tục với tần suất khoảng 15 phút/lần. Họ cũng sẽ không thể ngồi xe buýt quá lâu do thận suy yếu.

Ngoài ra, ketamine còn có ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ hô hấp và hệ thần kinh. Dấu hiệu thường xuất hiện đó là tăng huyết áp, mạch đập nhanh, suy hô hấp, ngừng thở, co thắt thanh quản. Năm 1989, giáo sư tâm thần học John Olney đưa ra một bản báo cáo nhận định, ketamine tạo ra những tổn thương không thể chữa lành cho vùng não bộ, được gọi là “tổn thương Olney”.

Nghiên cứu cho thấy, người dùng ketamine thường xuyên (trung bình 20 ngày/tháng) sẽ gia tăng chứng trầm cảm và mất trí nhớ. Đối với những người không thường xuyên sử dụng (trung bình 3,25 ngày/tháng), sẽ cảm nhận rõ được sự thiếu hụt trong khả năng nhận thức, bao gồm giảm sự cảnh giác, lưu loát lời nói, trí nhớ ngắn hạn, chức năng kiểm soát tư duy và làm tăng nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt.

Do những hiểu lầm về cách sử dụng, giới trẻ tìm cách lạm dụng nó. Có khoảng 60% những “con nghiện” ketamine bị trầm cảm, 30% giảm khả năng tập trung, 23% trí nhớ bị sụt giảm nghiêm trọng. Trong những năm 2005 - 2013, ketamine đã khiến hơn 90 trường hợp tử vong ở Anh và xứ Wales. Phần lớn số người chết là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, với việc giá thành rẻ và dễ sử dụng, loại ma túy nguy hiểm này vẫn đang len lỏi trên nhiều con phố, ngõ ngách, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người./.

D.Anh (t/h)

Thông tin khác
  • Kết quả thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế - 23/12/2024
  • Nam giới là nạn nhân của tội phạm mua bán người có xu hướng tăng - 06/12/2024
  • Quảng Trị: Kiên quyết đấu tranh, phòng ngừa tệ nạn mại dâm - 04/12/2024
  • Một số kết quả phòng, chống mại dâm tại tỉnh Lào cai - 04/12/2024
  • Hẻm Cây Da Sà: Một thời dân không dám khai địa chỉ, cố thoát khỏi “ả phù dung” - 04/12/2024
Chỉ đạo - điều hành
  • Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đặt ra sau sơ kết 02 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2021
  • Đồng bộ phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy
  • Tháng hành động phòng, chống mua bán người: Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người
  • “Chung tay xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy”
  • Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Văn bản pháp luật
  • Công văn số 584⁄PCTNXH-CNMT Hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy ...
  • Pháp lệnh số 01⁄2022⁄UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Trình tự, thủ tục tòa án ...
  • Nghị định số: 116⁄2021⁄NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật ...
  • Luật Phòng chống ma túy số 73⁄2021⁄QH14
  • Ban hành Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy
Videos Ma túy tổng hợp - hiểm họa và nỗi lo Liên kết Làng trẻ SOS Việt Nam BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Tầng 7, Trụ sở liên cơ quan Bộ – Địa chỉ: Số 37, phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (024) - 38246114; Email: bbtpctnxh@molisa.gov.vn Xây dựng và vận hành bởi Trung tâm Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Từ khóa » Triết Lý Ketamo