Những Tác Phẩm đoạt Giải Búa Liềm Vàng 2020 - Vietnamnet

Tối ngày 13/1, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ V - năm 2020.

Năm nay, Ban tổ chức Giải Búa liềm vàng nhận được 1.710 tác phẩm, tăng 50 tác phẩm so với Giải Búa liềm vàng lần thứ IV - năm 2019.

Ban tổ chức cho biết, giải có nét mới là đa số tác phẩm quán triệt phương châm lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, dòng chủ lưu của các bài dự giải mang chủ đề về “xây”, khác với các năm trước thiên về mảng chủ đề “chống”.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng giải đặc biệt cho nhóm tác giả báo Nhân dân

Nhiều tác phẩm viết về chủ đề học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và biểu dương gương người tốt, việc tốt, giới thiệu những mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả.

Chất lượng tác phẩm ở khối báo chí địa phương năm 2020 tốt hơn so với năm 2019.

Hội đồng sơ khảo đã chọn 101 tác phẩm đưa vào chấm chung khảo. Kết quả, có 62 tác phẩm xuất sắc nhất được chọn trao giải, trong đó có 1 giải đặc biệt, 5 giải A, 10 giải B, 16 giải C, 27 giải khuyến khích. Bên cạnh đó, ban tổ chức quyết định trao 8 giải mới theo thể lệ Giải Búa liềm vàng lần thứ V.

Giải đặc biệt được trao cho nhóm tác giả của Hãng phim tài liệu và điện ảnh báo Nhân Dân với phim tài liệu Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - biên niên sử truyền hình.

5 giải A được trao cho các tác phẩm:

Loạt bài: "Chặt" vòi bạch tuộc biến của công thành của tư của tác giả Ngô Nguyên (Báo Đầu tư);

Loạt bài: "Tìm người tài" của nhóm tác giả Nguyễn Minh – Phạm Cường (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam);

Tác phẩm "Cao su Sơn La: Khi thực tế khác xa nghị quyết" của nhóm tác giả Xuân Thọ - Thu Thùy (Đài Tiếng nói Việt Nam);

Tác phẩm "Đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc trước Đại hội XIII" của nhóm tác giả Đức Hoàng - Phương Mai - Vũ Chung - Việt Cường - Phùng Anh - Quang Anh - Tuấn Trung - Ngọc Hà - Quang Hiệu - Quang Nam - Tô Dũng - Văn Khương - Đức Thuận - Nam Việt - Hoàng Tuấn - Thanh Tuấn - Gia Hoàng (Đài Truyền hình Việt Nam);

Phóng sự ảnh: "Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19" của nhóm tác giả Trí Dũng - Thống Nhất - Dương Giang - Minh Quyết - Doãn Tấn (Thông tấn xã Việt Nam).

10 tác phẩm được giải B:

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là tất yếu khách quan của tác giả: Vũ Trọng Lâm -Tạp chí Cộng sản;

Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội đặt trong tổng thể việc nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn của Đảng ta của tác giả Lê Hải - Tạp chí Cộng sản;

Loạt bài: Hướng tới Đại hội XIII của Đảng: Cách mạng muốn tiến lên cần một triết lý hành động, một lý luận chân chính chỉ đường của tác giả Trần Đình Huỳnh - Tạp chí Xây dựng Đảng;

Loạt bài: Học Bác "Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm…" của tác giả Diệp Chi -Tạp chí Xây dựng Đảng;

Loạt bài: Củng cố niềm tin trong nhân dân của nhóm tác giả Lê Hiệp, Vũ Hân, Thái Sơn - Báo Thanh Niên;

Loạt bài: Kiểm soát quyền lực ở những nơi thực hiện nhất thể hóa của nhóm tác giả Lan Hương, Thùy Linh - Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh;

Bríu Pố và chuyện nêu gương của nhóm tác giả Hoàng Anh, Quốc Học, Thùy Dương, Phúc Hoàng - Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Quảng Nam 

Bí thư Tỉnh ủy của nhóm tác giả Phạm Văn Trung, Nguyễn Thành Lân, Thu Trang, Phương Liên, Lệ Thu, Như Ý, Ngọc Duy, Quốc Hùng, Quang Hòa, Quang Long, Đinh Văn Hạnh - Đài Truyền hình KTS VTC;

Hành trình khát vọng của nhóm tác giả Đào Trưng, Tấn Tài, Vi Thảo, Trường Giang, Hoàn Thiện, Vĩnh Tiến, Anh Tú của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh;

Phóng sự ảnh: Vì nhân dân phục vụ của nhóm tác giả Minh Quyết, Thành Đạt, Vũ Sinh - Thông tấn xã Việt Nam.

16 tác phẩm được giải C:

Loạt bài: Cán bộ là gốc của mọi công việc tác giả Hồng Nguyên, Anh Minh - Tạp chí Nhân quyền Việt Nam;

Loạt bài: Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng của nhóm tác giả Bắc Văn, Hoàng Vũ, Hồng Thiện, Ngô Tuấn, Hải Chung, Khánh Toàn, Lưu Lan Hương - Báo Nhân Dân;

Loạt bài: Lựa chọn nhân sự khoá XIII: "Đừng thấy đỏ tưởng là chín" của nhóm tác giả Văn Kiên, Luân Dũng, Huy Thịnh, Nguyễn Thành - Báo Tiền phong;

Loạt bài: Phát triển Đảng ở miền Tây Nghệ An của nhóm tác giả Diệp Anh, Bách Hợp - Báo Đại biểu nhân dân; 

Loạt bài: Bản lĩnh người Đảng viên trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù vô hình SAR-CoV2 của nhóm Phóng viên Kinh tế - xã hội - Báo An ninh Thủ đô; 

Loạt bài: Đổi thay trên một vùng biên của tác giả Phương Thúy, Tâm Giang - Báo Tây Ninh;

Loạt bài: Văn hóa chính trị và góc nhìn "đạo đức người cán bộ" của nhóm tác giả Trung Nguyễn, Hà Bình, Lan Ngọc - Báo Kinh tế và Đô thị

Loạt bài: Điều động, luân chuyển cán bộ: Tầm nhìn chiến lược của Đảng của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Tuấn, Phùng Huy Hào, Phùng Thị Hồng Hạnh - Báo Đầu tư;

Loạt bài: Ý Đảng, lòng dân trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của nhóm tác giả Phùng Công Sưởng, Công Hùng, Ngọc Tiến, An Nhiên, Nguyễn Dũng, Thu Trang, Quốc Hùng, Thanh Hằng - Báo Tiền phong;

Loạt bài: Tầm nhìn chiến lược, giải pháp đột phá đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thanh, Ngô Việt Anh, Nguyễn Xuân Bách, Trịnh Quốc Dũng, Bùi Thị Bông, Phạm Duy Khánh, Bùi Thị Lan, Vũ Duy Linh, Đồng Nguyên Anh, Bùi Văn Hòa - Báo Nhân Dân;

Loạt bài: Đổi mới đánh giá cán bộ: Nhìn từ việc "đặt hàng", giao nhiệm vụ cho người đứng đầu của nhóm tác giả Mai Đức Thông, Trịnh Thủy Châu, Ma Ngọc Hưng - Báo Tuyên Quang;

Loạt bài: Vi phạm bầu cử - nhìn từ đại hội cấp cơ sở của nhóm tác giả Huy Nam, Lại Hoa , Thu Huyền - Đài Tiếng nói Việt Nam;

Phía trước là nhân dân của nhóm tác giả Hoàng Trọng Hiếu, Phan Hải Lý, Ngọ Anh, Đình Hoàn, Đoàn Hiệp, Văn Huy, Việt Lâm, Vũ Thảo, Võ Đô - Đài Truyền hình KTS VTC; 

Loạt chuyên đề "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" của nhóm tác giả Kim Tôn, Kiều Trinh, Bích Ngọc, Quang Khánh, Quốc Hoàng, Trọng Linh, Ngọc Đức, Đặng Đông, Lê Đình Hoạt - Truyền hình Quốc phòng Việt Nam;

Người Dao xóm nhỏ làm việc lớn của nhóm tác giả Hoài Phương, Lầu Hải, Khánh Triều Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Cao Bằng; 

Ông Huy Bí thư của nhóm tác giả Hạnh Loan, Từ Hải, Trần Khánh, Sỹ Tâm, Trường Biên, Hồng Sơn - Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Hà Tĩnh.

27 tác phẩm đoạt giải khuyến khích:

Loạt bài: Khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của nhóm tác giả: Dương Mộng Huyền, Trần Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Thanh Mai, Hoàng Thị Quý (Ban Tổ chức Trung ương) - Tạp chí Xây dựng Đảng;

Loạt bài: "Hạt giống đỏ" kế cận, tác giả An Nhi -  Báo Công an nhân dân

Loạt bài: Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tác giả Tùng Sơn, Minh Nhâm - Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước;

Loạt bài: Nghị quyết Trung ương 4 với công tác nhân sự nhiệm kỳ mới của nhóm tác giả Trần Lưu, Quốc Khánh, Quang Phúc - Báo Sài Gòn Giải Phóng; 

Loạt bài: Làm tốt công tác cán bộ - "Đánh chìa khóa" mở nhiều "cánh cửa"  của tác giả Tri Thức - Báo Thanh Hóa; 

Loạt bài: Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng vũ trang Quân khu 4 của nhóm phóng viên Báo Quân khu 4;

Người "từ chối" nói về mình của tác giả Nguyễn Hồng - Báo Quân đội nhân dân;

Loạt bài: Xây dựng "pháo đài" của Đảng ở biên giới của tác giả Hải Luận - Báo Biên phòng;

Loạt bài: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn Hà Nội: Đường đến thành công của tác giả Hương Ly, Nguyễn Hoa - Báo Hà Nội Mới; 

Loạt bài: Người Hà Nhì sắt son theo Đảng của tác giả Sầm Phúc - Báo Điện Biên Phủ;

Loạt bài: Phát huy vai trò giám sát của Nhân dân: Vì sự vững mạnh của tổ chức Đảng, tác giả Hoàng Uyên - Báo Bạc Liêu;

Loạt bài: Tiết kiệm theo Bác - Cách làm sáng tạo ở Bắc Ninh của tác giả Tiến Vụ, Đỗ Xuân, Văn Phong - Báo Bắc Ninh;

Loạt bài: Khi Đảng ở trong tim của tác giả Nguyên Chương - Báo Ấp Bắc;

Loạt bài: Sức bật cho nghị quyết mở đường lớn của tác giả Trường Hà, Lệ Hằng -Báo Cao Bằng;

Chùm bài: Gieo "hạt giống đỏ" trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tác giả Minh Nhân - Báo Bà Rịa - Vũng Tàu; 

Loạt bài: Hậu sáp nhập xã, xóm và các vấn đề đặt ra, tác giả Khánh Ly, Hoài Thu - Báo Nghệ An;

Loạt bài: Tỏa sáng tinh thần Việt Nam: Những mệnh lệnh đến từ trái tim, tác giả Cao Thùy Giang - Báo VietnamPlus;

Loạt bài: Cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đổi mới vì lợi ích chung, của nhóm tác giả Trần Hồng Nhì, Nguyễn Thành Huế, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Văn Thường - Báo VietnamNet;

Loạt bài: Bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội: Mở rộng dân chủ trong Đảng, khẳng định uy tín nhân sự được lựa chọn, nhóm tác giả Trần Văn Vương, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thành Đô của Báo Lao động; 

Sáng ngời phẩm chất cán bộ, đảng viên bộ đội Cụ Hồ trong lũ lụt lịch sử tại miền Trung của nhóm tác giả: Phạm Tuyết, Khánh Trình, Thanh Hà, Huyền Anh, Thu Hương, Trần Dũng, Xuân Tú, Khánh Ly, Lê Thành, Hà Khánh - Báo Quân đội nhân dân;

Kết nạp đảng viên trẻ - tạo nguồn từ học sinh THPT Lê Liên của tác giả Thế Long, Thùy Linh - Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Lào Cai; 

Loạt bài "Xích lô" xuống phố về làng của tác giả Minh Thi, Tiến Phương - Trung tâm Văn hóa, thể thao và truyền thanh Hồng Ngự, Đồng Tháp;

Phát triển đội ngũ cán bộ trẻ người dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang cần gắn quy hoạch, bồi dưỡng và sử dụng của nhóm tác giả Ngọc Toàn, Hoàng Phương, Minh Phương, Lê Vượng, Nguyễn Thủy, Quyết Thắng - Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Tuyên Quang;

Ngược dòng của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Bảo, Trần Cường, Trần Lâm Thành, Trần Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Hoàng Sơn, Đặng Thanh Hà, Nguyễn Anh Phương  - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đắk Lắk;

Đối thoại "toại" lòng dân của nhóm tác giả Tuyết Chinh, Vũ Tuấn, Hoài Lam, Trần Tuấn, Thiện Phong, Đăng Khoa, Trung Kiên - Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Phú Thọ.

Làm để dân tin của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Tề, K' Dực, Đồng Thùy Giang, Nguyễn Thế Hạnh, Jơ Nưng Sang Định - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng;

"Ngọn lửa hồng" nơi biên ải của tác giả Phú Sơn, Trọng Hải, Nguyễn Minh - Báo Quân đội nhân dân.

VietNamNet xin trân trọng giới thiệu một số tác phẩm:

Phóng sự ảnh: Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19

Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19

Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19

Năm 2020, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam đã kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, từng bước ổn định kinh tế, xã hội.

Loạt bài: “Chặt” vòi bạch tuộc biến của công thành của tư của báo Đầu Tư:

“Chặt” vòi bạch tuộc biến của công thành của tư - Bài 1: Quyền lực càng cao, gây hại càng lớn

“Chặt” vòi bạch tuộc biến của công thành của tư - Bài 1: Quyền lực càng cao, gây hại càng lớn

Những liên minh “ma quỷ” tham nhũng của công đã vươn vòi khuynh đảo kỷ cương, phép nước, chà đạp đạo lý... gây nhức nhối lâu nay trong nhân dân.

“Chặt” vòi bạch tuộc biến của công thành của tư - Bài 2: “Độc chiêu” thao túng công quyền

“Chặt” vòi bạch tuộc biến của công thành của tư - Bài 2: “Độc chiêu” thao túng công quyền

Hối lộ đã là phương pháp quá… phổ thông. Các vụ đại án cho thấy, doanh nghiệp có rất nhiều “độc chiêu”, bất chấp tất cả để trục lợi nếu “đánh hơi” thấy đất công.

“Chặt” vòi bạch tuộc biến của công thành của tư - Bài 3: Giải mã tham nhũng đất công

“Chặt” vòi bạch tuộc biến của công thành của tư - Bài 3: Giải mã tham nhũng đất công

Những mảnh đất vàng, đất kim cương giữa lòng đô thị lớn là tâm điểm cho tâm địa không giới hạn của nhóm doanh nghiệp bất chính và quan chức tha hóa.

“Chặt” vòi bạch tuộc biến của công thành của tư - Bài 4: Chặt đứt, chặn đứng tham nhũng

“Chặt” vòi bạch tuộc biến của công thành của tư - Bài 4: Chặt đứt, chặn đứng tham nhũng

Qua các vụ đại án, nhất là liên quan đến đất công, có thể thấy, tham nhũng vẫn là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.

Loạt bài: "Tìm người tài"

Bài 1: Ai là người tài

Bài 1: Ai là người tài

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến chính sách thu hút người tài vào công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.

Bài 2: Người tài cần gì ở chúng ta?

Bài 2: Người tài cần gì ở chúng ta?

Người tài (nhân tài) không thiếu “hào kiệt đời nào cũng có”, nhưng để khơi dậy phát hiện, tìm xem người tài đang ở đâu là vấn đề lớn đầy thách thức thực tế hiện nay.

Bài 3: Thực tiễn dùng người tài!

Bài 3: Thực tiễn dùng người tài!

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhận định “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, vận hội như ngày nay”, thành tựu ấy có đóng góp quan trọng của những người tài.

Bài 4: Tiêu chuẩn nào để lựa chọn cán bộ cấp chiến lược “người tài”

Bài 4: Tiêu chuẩn nào để lựa chọn cán bộ cấp chiến lược “người tài”

“Một người lo bằng kho người làm” câu nói của người xưa để lại nhắc nhở chúng ta quan tâm đến người tài, nhất là xây dựng tiêu chuẩn, cơ chế chính sách thu hút người tài, cán bộ cấp chiến lược đại hội XIII của Đảng.

Bài 5: Vận nước đặt vào cả đội ngũ cán bộ cấp chiến lược

Bài 5: Vận nước đặt vào cả đội ngũ cán bộ cấp chiến lược

Công tác cán bộ đóng vai trò “then chốt” của then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng.

Loạt bài: Đổi thay trên một vùng biên

Đổi thay trên một vùng biên - Kỳ 1: Từ một khởi đầu đúng hướng

Đổi thay trên một vùng biên - Kỳ 1: Từ một khởi đầu đúng hướng

Hơn 10 năm trước, Tây Ninh bắt tay vào thực hiện Đề án “Bố trí, sắp xếp, ổn định 3 khu dân cư biên giới Bắc Tây Ninh" giai đoạn 2008-2019 (gọi tắt là Đề án 407).

Đổi thay trên một vùng biên - Kỳ 2: Biên giới lòng dân

Đổi thay trên một vùng biên - Kỳ 2: Biên giới lòng dân

Tương lai không xa, trên vùng đất “phên giậu” tỉnh nhà sẽ mọc lên những cụm dân cư đông đúc, củng cố vững chắc “thế trận lòng dân”, tạo nên sức mạnh tổng hợp giữ gìn sự bình yên nơi biên cương Tổ quốc.

Đổi thay trên một vùng biên - Kỳ 3: Có khu dân cư là có cơ sở Đảng

Đổi thay trên một vùng biên - Kỳ 3: Có khu dân cư là có cơ sở Đảng

Có thể nói, Khu dân cư Chàng Riệc đã đóng góp không ít công sức để xã Tân Lập hoàn thành các tiêu chí cần thiết và được công nhận là xã nông thôn mới.

Loạt bài: Lựa chọn nhân sự khóa XIII: Ðừng thấy đỏ tưởng là chín

Lựa chọn nhân sự khóa XIII: Ðừng thấy đỏ tưởng là chín

Lựa chọn nhân sự khóa XIII: Ðừng thấy đỏ tưởng là chín

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được Hội nghị Trung ương 12 thảo luận, cho ý kiến là xem xét, quyết định phương hướng công tác nhân sự Trung ương (T.Ư) khóa XIII. 

Lựa chọn nhân sự khóa XIII: Cuộc chuyển giao thế hệ và bài học 'chín ép'

Lựa chọn nhân sự khóa XIII: Cuộc chuyển giao thế hệ và bài học 'chín ép'

Đại hội 13 là thời điểm chuyển giao thế hệ từ những người sinh ra, rèn luyện trong những năm kháng chiến, sang lớp cán bộ trưởng thành trong hòa bình, được hưởng những thành của quá trình đổi mới và sự sôi động của kinh tế thị trường. 

Loạt bài: Cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đổi mới 

Bài 1: Khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám đổi mới là đột phá trong công tác cán bộ

Bài 1: Khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám đổi mới là đột phá trong công tác cán bộ

Phải có cơ chế đủ mạnh để khuyến khích và bảo vệ những cán bộ dám đổi mới với động cơ trong sáng. Tránh tình trạng bảo gì làm đó, ít va chạm, vô thưởng, vô phạt.

Bài 2: Người vì lợi ích chung làm việc không quan tâm đến ghế

Bài 2: Người vì lợi ích chung làm việc không quan tâm đến ghế

Người vì dân, vì nước sẽ làm việc đến ngày cuối cùng diễn ra Đại hội XIII dù sau đó họ không còn ở cương vị đó nữa. Họ không quan tâm gì đến lợi ích cá nhân, không quan tâm đến ghế.

Bài 3: "Cởi trói" cho người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Bài 3: "Cởi trói" cho người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Tại sao cứ xử lý một người lại phát hiện thêm người tham nhũng nữa. Phải chăng ngoài việc cán bộ suy thoái, biến chất còn có sơ hở dẫn đến tình trạng “mỡ để miệng mèo”?

Bài 4: Tạo cơ chế mở khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đổi mới vì lợi ích chung

Bài 4: Tạo cơ chế mở khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đổi mới vì lợi ích chung

Đề án xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung đang được Ban Tổ chức Trung ương hoàn thiện để sớm trình Bộ Chính trị ban hành.

Chùm bài: Gieo "hạt giống đỏ" trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Gieo 'hạt giống đỏ' ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước - Kỳ 1: Những chuyển biến tích cực

Gieo 'hạt giống đỏ' ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước - Kỳ 1: Những chuyển biến tích cực

Thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực để xây dựng tổ chức Đảng, phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN). 

Gieo 'hạt giống đỏ' ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước - Kỳ 2: Nhận diện khó khăn, gỡ từng "nút thắt"

Gieo 'hạt giống đỏ' ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước - Kỳ 2: Nhận diện khó khăn, gỡ từng "nút thắt"

Toàn tỉnh có 9.749 DN ngoài nhà nước (DNNNN), thu hút hơn 206 ngàn lao động, trong đó có 229 DN có vốn đầu tư nước ngoài với hơn 61 ngàn lao động. 

Báo VietNamNet

Từ khóa » Búa Liềm Vàng 2020