Trang chủ Infographic eMagazine Bộ ngoại giao Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
-
- Mới nhất
- Thời sự
- Xây dựng Đảng
- Suy ngẫm
- Việt Nam và ASEAN
- Phân tích chuyện thời sự
- Biển Đông 24/7
- Thế giới
- Toàn cảnh
- Tiêu điểm
- Bình luận
- Hồ sơ
- Đọc báo nước ngoài
- Bầu cử Tổng thống Mỹ
- Ngoại giao
- Tin Bộ Ngoại giao
- Bảo hộ công dân
- Thường thức Ngoại giao
- Chuyện ngoại giao
- Kinh tế
- Kinh tế thế giới
- Ngoại giao kinh tế
- Hội nhập - Phát triển
- Bất động sản
- Tài chính - Chứng khoán
- Thương hiệu - Sản phẩm
- Người Việt
- Văn hóa
- Di sản văn hóa
- Du lịch
- Sổ tay văn hóa
- Doanh nhân và Cuộc sống
- Xã hội
- Giải trí
- Hậu trường
- Chuyện bốn phương
- Xem - Nghe
- Thể thao
- Ngoại hạng Anh
- V-League
- Cup C1
- ASEAN Cup
- Chuyển Nhượng
- Công nghệ
- Chuyển đổi số
- Khám phá
- Mẹo hay
- Thủ thuật
- Ô tô+
- Nhân quyền
- Tin tức 7 ngày
- Tiêu điểm
- Ý kiến chuyên gia
- Multimedia
- Có thể bạn chưa biết
- English
Những tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc về gấu Bắc cực Kha Ninh 11:13 | 24/02/2020 TGVN. Khi ngày Quốc tế gấu Bắc cực (27/2) đang đến gần, TG&VN xin giới thiệu đến độc giả 25 bức hình xuất sắc nhất về gấu Bắc cực trong các cuộc thi quốc tế về ảnh thiên nhiên hoang dã để tìm hiểu về loài vật mạnh mẽ này.
Sao chép liên kết Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN |
| Gấu Bắc cực ở Greenland vẫy chào khách du lịch |
| Gấu Bắc cực "xâm chiếm" một quần đảo ở Nga |
|
Gia đình gấu Bắc Cực, tác phẩm đoạt giải thưởng nhiếp ảnh thiên nhiên xuất sắc nhất của nhiếp ảnh gia Tin Man Lee. |
Gấu Bắc Cực là động vật có vú phát triển mạnh ở vùng băng giá cực Bắc địa cầu. Những bức ảnh, thước phim tư liệu, quảng cáo hay các clip ghi lại khoảnh khắc hài hước, đáng yêu về cuộc sống thường ngày của chúng đã thu hút sự yêu mến của công chúng. Đặc biệt, "chúa tể" vùng băng giá này cũng chiếm được "tình yêu" của các nhiếp ảnh gia.
Ước tính trên thế giới có khoảng 22.000 đến 31.000 con gấu Bắc Cực. Thời gian gần đây, các tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sống của loài động vật này, đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng.
|
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen được đánh giá cao tại Cuộc thi nhiếp ảnh Memorial María Luisa 2014 và Cuộc thi ảnh thiên nhiên Bắc Âu 2015. Gấu Bắc cực xuất hiện ở 5 quốc gia thuộc khu vực này, trong đó, 69% loài vật này sống ở phía Bắc Canada. Chữ "Bắc cực" (Arctic) bắt nguồn từ chữ "arktos" (tiếng Hy Lạp có nghĩa là gấu). |
|
Tác phẩm được đánh giá cao tại cuộc thi Nhiếp ảnh đơn sắc năm 2014 của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen. Nhiệt độ mùa Đông ở Bắc Cực có thể xuống tới -45,6 ℃ trong nhiều tuần liền. Tuy nhiên, loài gấu Bắc Cực có thể phát triển mạnh ở điều kiện băng giá này. |
|
Chúng có bộ lông và lớp mỡ dày để có thể chống chọi với thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt. Lông của gấu Bắc Cực không phải màu trắng, về bản chất, những sợi lông này có lõi rỗng, trong suốt và sẽ phản chiếu lại những màu sắc có xung quanh môi trường sống. Màu trắng thường thấy ở loài gấu này là kết quả của sự phản xạ lại ánh sáng trắng từ Mặt Trời. Ngoài ra, gấu Bắc Cực còn có thể có những màu khác như xanh, vàng, thậm chí tím. Trong ảnh là tác phẩm đạt giải nhiếp ảnh xuất sắc nhất của Windland Smith Rice năm 2017 của nhiếp ảnh gia Ying Gu. |
|
Không giống như các loài động vật khác, gấu Bắc cực không có lãnh thổ định, chúng thay đổi theo mùa của cả hải cẩu và băng. Thời gian gần đây, gấu Bắc Cực có thể đi hàng trăm km để tìm bạn đời và lãnh thổ của mình. Tác phẩm trên của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen được đánh giá cao trong cuộc thi Memorial Maria Luisa 2013. |
|
Tác phẩm được đánh giá cao trong cuộc thi Nhiếp ảnh xuất sắc nhất của tự nhiên của nhiếp ảnh gia AndyRouse. Gấu Bắc cực thường di chuyển với tốc độ 4,9km/h, chúng có thể tăng tốc lên 38,7 km/h cho những cuộc săn mồi ngắn. Chúng đi bộ và chạy sẽ tiêu tốn một lượng năng lượng lớn hơn so với các loài vật khác. Khi nghỉ ngơi, nó sử dụng năng lượng ít hơn 13 lần so với lúc hoạt động. |
|
Tác phẩm đoạt giải Nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất giải thưởng quốc tế Windland Smith Rice năm 2010 của nhiếp ảnh gia Eric Coomes. Một con gấu đực trưởng thành có thể nặng từ 340 - 590kg, con cái có cân nặng từ 150 - 295kg. Với lớp mỡ dày hơn 10cm, chúng có thể hoạt động bình thường dưới nước lạnh hay trong mùa Đông. |
|
Tác phẩm đoạt giải thưởng nhiếp ảnh xuất sắc nhất của thiên nhiên Windland Smith Rice International Adward năm 2005 của nhiếp ảnh gia Thorsten Milse. Khi mới sinh ra, một chú gấu Bắc Cực con có trọng lượng bằng một con chuột lang. |
|
Tác phẩm đoạt Giải thưởng xuất sắc nhất cuộc thi quốc tế Windland Smith Rice năm 2014 của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen. Tên khoa học của loài gấu này là Ursus Maritimus, nó còn được biết đến với biệt danh "chúa tể Bắc cực", "ông già khoác bộ lông trắng"... |
|
Tuổi thọ trung bình của gấu Bắc Cực là 25 - 30 năm. Tác phẩm xuất sắc đạt Giải ảnh đẹp nhất của tự nhiên của nhiếp ảnh gia Joshua Holko. |
|
Mùa Xuân là mùa giao phối của gấu Bắc Cực, nhưng gấu cái sẽ mang thai vào mùa Thu. Đến thời điểm đó, gấu mẹ sẽ tăng cân đủ để cung cấp đủ dinh dưỡng cả bản thân cũng như bào thai trong suốt mùa đông dài. Ảnh trên là tác phẩm được đánh giá cao trong cuộc thi nhiếp ảnh về tự nhiên của nhiếp ảnh gia Robert Sabin. |
|
Tác phẩm đạt giải Nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất năm 2016 do Windland Smith Rice International Adward bình chọn của nhiếp ảnh gia Daisy Gilardini. Vào mùa Đông, gấu mẹ sẽ đào hang để giữ ấm cho đàn con. |
|
Gấu mẹ và gấu con sẽ ra khỏi hang vào mùa Xuân, khi chúng đủ sức khoẻ để thực hiện hành trình kiếm thức ăn. Gấu con thường sống với mẹ đến 28 tháng tuổi, trong thời gian này, chúng sẽ học các kỹ năng cần thiết để sống sót. (Ảnh: Yves Adams) |
|
Gấu mẹ thường đẻ sinh đôi, rất hiếm khi người ta bắt gặp ca sinh một hoặc sinh ba ở gấu Bắc Cực. Gấu con khi vừa chào đời chỉ nặng vỏn vẹn 0,5kg và phải phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ để sống, vì trong khoảng thời gian này chúng không thể nghe hoặc nhìn, lại vô cùng yếu ớt. (Tác phẩm xuất sắc nhất cuộc thi nhiếp ảnh tự nhiên của nhiếp ảnh gia Debra Gardise). |
|
Khác với các loài gấu, gấu Bắc cực khônh ngủ đông. Nhờ bộ lông và lớp mỡ dày, giữ ấm không phải là vấn đề quá lớn với chúng. Thay vào đó, làm mát cơ thể mới lại là mối quan tâm hàng đầu của loài gấu này. Chiếc "áo khoác" quá tuyệt vời đôi khi cũng gây ra nhiều phiền toái bởi nó thường xuyên khiến cho nhiệt độ cơ thể của gấu Bắc Cực tăng quá cao. (Ảnh: Shayne McGuire). |
|
Nhiếp ảnh gia Diane McAllister đã chụp được hình ảnh hai con gấu Bắc cực đang đánh nhau. Vào mùa giao phối, chúng sẽ "chiến đấu" với nhau để giành bạn tình và thức ăn. |
|
Những con gấu Bắc cực (như con gấu trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia Joshua Holko), thích ngủ trưa. Chúng thường xuyên làm như vậy để tiết kiệm năng lượng. Vào mùa hè, chúng hay ngủ ngày trên những chiếc gối băng, để ban đêm săn hải cẩu, món ăn ưa thích của chúng. |
|
Sống trong điều kiện khắc nghiệt, gấu Bắc Cực đã được ban cho một khứu giác vô cùng tinh nhạy. Trong bán kính 32km bất cứ con hải cẩu nào xuất hiện cũng đều bị phát giác. Thậm chí, chúng đánh hơi được cả… hơi thở của con mồi cách chỗ đứng 800m. Gấu Bắc cực thường giao tiếp với nhau thông qua mũi của chúng. Nhiếp ảnh gia Jon Cornforth đã tiếp xúc với một con gấu trong bức ảnh này. |
|
Gấu Bắc cực có thể ăn một lượng thức ăn bằng 15-20% trọng lượng cơ thể. Chúng hay săn hải cẩu ở vùng Bắc cực, Nhưng chỉ có 2% buổi săn thành công. Gấu Bắc cực săn bằng cách tìm lỗ thở của hải cẩu trong băng và kiên nhẫn chờ đợi con mồi xuất hiện. Ngoài ra, gấu Bắc Cực sẽ ăn bất cứ con gì chúng có thể săn được, như tuần lộc, chim biển, hải mã hay cá voi. (Tác phẩm được đánh giá cao trong cuộc thi nhiếp ảnh Memorial María Luisa 2017 của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen). |
|
Gấu Bắc cực thích giữ mình sạch sẽ và thường xuyên chải chuốt sau ăn. Vào mùa hè, chúng sẽ đến vùng băng tan, nơi chúng sẽ dành tới 15 phút để bơi lội và tắm rửa. Vào mùa đông, chúng sẽ chà mình vào tuyết để giữ vệ sinh và làm mát cơ thể sau cuộc săn mồi. (Tác phẩm đạt giải nhất trong cuộc thi nhiếp ảnh Memorial María Luisa 2016 của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen). |
|
Người chiến thắng Giải thưởng Nhiếp ảnh của National Geographic năm 2013 Paul Souder đã chụp được ảnh một con gấu bắc cực nổi lên mặt nước sau hành trình bơi lội của nó. Gấu Bắc cực có thể bơi với vận tốc 10km/h. Tuy nhiên, chúng rất hay sử dụng các tảng băng nổi để di chuyển, mặc dù chúng bơi khá tốt. |
|
Gấu Bắc cực là những sinh vật tò mò, tự nhiên, không sợ con người, bằng chứng là bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Roie Galitz. Khi con gấu Bắc cực lảng vảng xung quanh bộ sưu tập chân máy, các nhiếp ảnh gia đã chạy trốn. "Con gấu đến gần các camera và cố gắng nhìn qua ống kính, liếm mặt sau của camera. Sau đó, nó bỏ đi, tiếp tục hành trình của mình", Galitz kể về trải nghiệm khi chụo bức ảnh trên. |
|
Biến đổi khí hậu đang khiến băng ở Bắc Cực tan chảy sớm hơn, điều này ảnh hưởng đến thói quen kiếm ăn và sinh sản của gấu Bắc cực. (Ảnh: Florian Ledoux) |
|
Khi thiếu nguồn thức ăn, những con gấu Bắc cực sẽ xuôi xuống phía Nam, nơi con người sinh sống để kiếm ăn, khiến số lượng các vụ săn gấu Bắc cực diễn ra nhiều hơn vào năm 2010 - 2014, giai đoạn băng hình thành chậm. (Ảnh: Florian Ledoux) |
|
Do những thay đổi trong sự hình thành băng biển, gấu Bắc cực đã được Mỹ liệt kê là một trong các loài bị đe dọa tuyệt chủng. Theo các nhà khoa học dự đoán, số lượng gấu Bắc cực sẽ bị giảm 1/3 vào năm 2050. (Ảnh: Jayanand Govindaraj) |
| Cuộc sống của những người phụ nữ 100 năm trước TGVN. Vào những năm 1920, cuộc sống của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Thay vì ở nhà nuôi dạy con cái, họ đã đấu ... |
| 20 bức ảnh đoạt giải trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia phong cảnh quốc tế của năm 2019 TGVN. Cuộc thi Nhiếp ảnh gia phong cảnh quốc tế của năm 2019 đã chính thức tìm được người chiến thắng trong số hơn 1.000 ... |
| Tìm hiểu về những di sản văn hoá trở thành 'nạn nhân' của chiến tranh TGVN. Không chỉ con người, nhiều di sản văn hoá trên thế giới đã bị tàn phá và huỷ hoại trong chiến tranh và các ... |
(theo Insider) Tags: gấu Bắc cực bảo vệ loài gấu biến đổi khí hậu tác động của biến đổi khí hậu
Đọc thêm
Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu
Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Biểu tượng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Singapore
Logo chung của Singapore và Việt Nam trong năm 2025 thể hiện tâm thế hướng tới một mối quan hệ đối tác đã sẵn sàng cho tương lai của kỷ ...
CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á
Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á là sự tri ân đối với những nỗ lực không ngừng của cô trong việc đóng góp cho sự phát triển ...
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?
Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng ...
Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump
Mối đe dọa chính đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc là các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là việc tăng thuế của ...
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào ...
Phân tích chuyện thời sự
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'
Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’
Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ
Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác
Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải
Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán
Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Đọc báo nước ngoài
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'
Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria
Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương
Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!
Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực
Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội. Phiên bản di động