Những Tấm Bằng CNTT Có Thể Trở Nên Vô Giá Trị Tới Mức Nào?
Có thể bạn quan tâm
Tháng 4/2020, khi Techmaster nâng cấp chương trình đào tạo thực tập từ một học kỳ 6.5 thành 2 học kỳ, mỗi học kỳ 4.5 tháng. Học kỳ đầu tiên là nền tảng lập trình gồm 5 môn học: kỹ năng mềm, lập trình web căn bản, lập trình Games JavaScript, cơ sở dữ liệu và Linux - Networking. Học kỳ tiếp theo sẽ học chuyên đề: Web Front End + React.js hoặc Full Stack Java hoặc Mobile React Native. Đã có một số sinh viên phàn nàn chương trình học quá dài, và xin hoàn lại học phí. Techmaster hoàn lại 100% học phí. Đó là khó khăn, thách thức lớn đối với dự án cải tiến chương trình học.Vài giảng viên nói với tôi: "anh Cường ơi, tại sao chúng ta phải cải tiến trong khi chương trình thực tập 6.5 tháng, sinh viên làm tốt đồ án vẫn xin được việc cơ mà. Thậm chí Techmaster còn không cần phải tìm công ty để giới thiệu sinh viên".Tôi giải thích cho họ như sau: "Thế giới sau Covid đã khác rất xa rồi, Nhật Bản đã phải hoãn Olympic Tokyo 2020, Mỹ có số người mất việc làm nhiều hơn số việc làm được tạo ra trong 10 năm qua, các ngành dịch vụ du lịch, hàng không, khách sạn suy giảm đến 70% và phải đến 2021 mới hồi phục. Các bạn đừng quá vội vàng, mà hãy kiên trì bổ xung nhiều kỹ năng kiến thức để sau 9 tháng thực tập cường độ cao, kỹ năng làm việc gần tương đương 4 năm học đại học. Các bạn muốn có một công việc ngay nhưng bấp bênh hay muốn có một nền tảng tốt để có thể làm ở nhiều dự án phần mềm khác nhau, công nghệ khác nhau?
Nếu vô tình hỏi chuyện một tài xế Uber tại Ấn Độ, có thể anh ấy sẽ hé lộ cho bạn về quá khứ từng làm lập trình viên hay kỹ sư CNTT.
Nếu hỏi ai đó trên đường phố Mumbai hoặc Bangalore vào giữa những năm 1990 rằng việc trở thành một lập trình viên quan trọng như thế nào, thì bạn sẽ nghe được vô vàn câu chuyện về những người đã di cư đến Mỹ để kiếm các khoản tiền lương khổng lồ, hay các doanh nhân Internet bắt đầu khởi nghiệp từ con số 0 và trở thành triệu phú.
Ấn Độ là quốc gia bắt đầu giảm các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài vào năm 1991, tạo nên sự xuất hiện của một loạt các công ty công nghệ thông tin (CNTT). Đi kèm với nó là nhu cầu tuyển dụng tăng theo cấp số nhân, đối với các nhà phát triển phần mềm hay lập trình viên. CNTT đột nhiên trở thành một nấc thang dẫn tới thành công, ít nhất là với tầng lớp trung lưu.
Các bộ phim Bollywood đã kịch tính hóa nó thành cuộc đấu tranh sinh tồn của các sinh viên cố gắng thi đậu vào các trường cao đẳng kỹ thuật hàng đầu. Các cặp vợ chồng bắt đầu ghi cả kinh nghiệm về lập trình vào thiệp mời cưới. Các trang web mai mối ra đời chuyên để giúp mọi người bắt cặp với các đối tác là nhân viên công nghệ. Trở thành một kỹ sư CNTT là việc bắt buộc phải làm trước khi ai đó muốn tìm hiểu những gì mà bản thân họ cần phải làm với chính cuộc sống của mình.
Ở Ấn Độ, trước khi biết mình muốn làm gì, phải có tấm bằng CNTT trước đã.
Nhưng ngày nay, mọi chuyện đã thay đổi đáng kể. Trong khi các lập trình viên hàng đầu vẫn giữ được vị thế siêu sao, thì phần còn lại của Ấn Độ hiện đã trở thành nơi tràn ngập các kỹ sư thất nghiệp.
Theo một nghiên cứu, hiện có hơn 3.500 trường kỹ thuật trên khắp Ấn Độ và khoảng 90% sinh viên tốt nghiệp không có kỹ năng lập trình để làm việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. Các công việc tốt nhất sẽ được dành cho sinh viên tốt nghiệp Học viện Công nghệ Ấn Độ (IIT), "viên ngọc quý" của hệ thống giáo dục đại học cả nước.
Mỗi tháng 4, khoảng 1,3 triệu học sinh sẽ tham dự Kỳ thi tuyển sinh chung (JEE), con đường chính để đến với IIT. Có ít hơn 12 nghìn chỗ ngồi trên giảng đường của 16 IIT ở Ấn Độ, vì thế tỷ lệ chọi là khoảng 1/100 mỗi năm, cao hơn nhiều so với những trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới như Oxford và Cambridge (Anh).
Để giải quyết tình trạng này, vào đầu những năm 2000, chính phủ Ấn Độ bắt đầu công nhận hàng trăm trường cao đẳng kỹ thuật mới. Nhưng tiêu chuẩn khá lỏng lẻo. Các trường đại học tư nhân sẵn sàng dành tới một phần ba số ghế của họ cho các sinh viên sẵn sàng trả các khoản phí từ 15.000 đến 35.000 USD khi nhập học.
Học sinh Ấn Độ chen chúc trong một lớp luyện thi đại học.
Tình hình nghiêm trọng đến mức, vào giữa tháng 2 vừa qua, Hội đồng giáo dục kỹ thuật toàn Ấn Độ, một cơ quan tư vấn điều chỉnh các trường kỹ thuật của đất nước, tuyên bố sẽ ngừng công nhận các trường cao đẳng kỹ thuật mới cho đến năm 2022.
Anand Nair, một kỹ sư cơ khí đang làm việc trong chính phủ, cho rằng áp lực xã hội là một phần nguyên nhân. "Tại Ấn Độ, bạn cần có một 'bằng cấp truyền thống' trước khi muốn theo đuổi đam mê của mình", anh nói. "Và bằng cấp nói tới ở đây hầu hết là liên quan tới kỹ thuật."
Ngoài ra, do số lượng kỹ sư đã tăng quá nhiều, thu nhập trung bình hàng năm của các kỹ sư mới đã giảm xuống còn khoảng 4.500 USD. Hơn nữa, trong những năm gần đây, ngay cả sau khi tốt nghiệp một trường đại học về kỹ thuật, nhiều người vẫn phải tìm việc làm ở các lĩnh vực khác như bán hàng, tiếp thị, nhân sự, quản lý nội dung... thay vì trở thành kỹ sự. Trong trường hợp cực đoan, một số thậm chí trở thành tài xế Uber toàn thời gian hoặc người giao hàng thực phẩm.
Hariharan, đến từ Chennai, là một ví dụ điển hình cho xu hướng này. Anh ta là một kỹ sư CNTT 26 tuổi, được đào tạo, hiện đang làm quản lý nhân sự. "Tôi đã học chuyên ngành khoa học máy tính nhưng nhận ra mình không phù hợp với việc lập trình. Bỏ học không phải là một lựa chọn tốt, vì vậy tôi đã kiên trì học cho xong."
Anh sau đó tình cờ tìm thấy vị trí quản lý nhân sự còn trống trong buổi phỏng vấn tại một công ty giáo dục khởi nghiệp. "Trong nhóm của tôi, mọi người đều là kỹ sư", anh nói. "Có rất ít người có kinh nghiệm về bất kỳ lĩnh vực nào khác ngoài kỹ thuật."
Tác giả bài viết này cũng cho biết anh đã hoàn thành bằng cấp về kỹ thuật điện tử và truyền thông, từng thực tập tại Nokia Siemens Networks trước khi quyết định trở thành một nhà báo. Và trong số 180 người cùng học ở trường báo chí, 12 người là cựu kỹ sư.
CNTT từng là niềm mơ ước và tự hào của mọi thanh niên Ấn Độ, và của cả gia đình họ.
Tin tốt là đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy mọi thứ có thể đang bắt đầu tự sửa chữa. Giờ mỗi năm, chính phủ Ấn Độ sẽ đặt ra hạn ngạch cho mỗi tiểu bang để xác định số lượng ghế có thể được phân bổ cho một lĩnh vực nghiên cứu. Trong năm 2017, chính phủ đã phê duyệt hơn 1,6 triệu vị trí cho các kỹ sư trên cả nước, nhưng chỉ một nửa thực sự được lấp đầy. Số liệu tuyển sinh đã giảm, với ít sinh viên theo học các trường cao đẳng kỹ thuật hơn. Trong bốn năm từ 2016 đến 2019, hơn 500 trường cao đẳng kỹ thuật đã buộc phải đóng cửa.
Trong tương lai, khi một làn sóng khởi nghiệp mới của Ấn Độ nảy sinh, có thể cơ hội mới sẽ được mang đến. Và khi các ngành công nghiệp như chăm sóc sức khỏe và sản xuất đòi hỏi sự chuyển dịch sang phần mềm, nhu cầu về nhân tài CNTT có thể sẽ tăng lên. Nhưng hiện tại, với hàng ngàn kỹ sư vẫn đang không thể tìm được việc làm, một câu hỏi lớn đặt ra là họ sẽ phù hợp với nền kinh tế mới nào.
Tham khảo restofworld
Từ khóa » Bằng Cntt
-
Những Chứng Chỉ CNTT Quan Trọng Nhất
-
10 Chứng Chỉ Công Nghệ Thông Tin Quốc Tế Làm Nổi Bật CV Cho ITer
-
Mua Bằng Trung Cấp CNTT NHANH NHẤT
-
Bằng Cấp Có Thực Sự Quan Trọng Trong Ngành CNTT? - VTI Education
-
Làm Bằng Đại Học CNTT Dễ Dàng Xin Việc Làm
-
Các Chứng Chỉ Công Nghệ Tốt Nhất Cho Mọi Chuyên Gia CNTT Năm ...
-
Chứng Chỉ Tin Học CNTT Có Gì Khác So Với Chứng Chỉ Tin Học A B C?
-
Chứng Chỉ ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Là Gì?
-
Công Nghệ Thông Tin - Trường Đại Học FPT
-
Học để Lấy Bằng Archives | Học Trực Tuyến CNTT, Học Lập Trình Từ Cơ ...
-
Top 10 Chứng Chỉ IT được Săn đón Nhất 2020 | TopDev
-
10 SỰ THẬT VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - NIIT - ICT Hà Nội
-
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP - Tin Học Đại Dương