Những Thanh Kiếm Samurai Khét Tiếng (Katana) được Tạo Ra Như Thế ...

Hà Nội: 18, ngách 87/23 Tân Xuân | Sài Gòn: 181/31/15 Bình Thới, Q11 0966.404.460 lienhe@congcutot.vn Công Cụ Tốt 0 sản phẩm

Trước khi tạo ra những con dao – đặc biệt là dao làm bếp nổi danh trong giới ẩm thực thế giới thì nghề rèn của Nhật Bản còn vô cùng nổi tiếng trong việc chế tạo ra những thanh kiếm Samurai truyền thống (Katana). Bài viết dưới đây sẽ cho quý khách hàng biết những thanh kiếm Samurai khét tiếng (Katana) được tạo ra như thế nào?

Cách để rèn ra một thanh kiếm Katana Nhật Bản - biểu tượng của những chiến binh Samurai.
Mục lục
  • GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANH KATANA
  • QUY TRÌNH ĐỂ TẠO RA MỘT THANH KIẾM KATANA ĐÍCH THỰC
  • Giai đoạn 1: Tạo ra vật liệu chính để rèn kiếm – Tamahagane
  • Giai đoạn 2: Tách Tamahagane thành các mảnh thép cứng và thép mềm
  • Giai đoạn 3: Sơ chế phôi kim loại
  • Giai đoạn 4: Tinh chế phôi
  • Giai đoạn 5: Định hình kiếm Katana
  • Cách bôi đất sét khác nhau sẽ tạo ra 4 loại Hamon cơ bản:
  • Giai đoạn 6: Đánh bóng lưỡi kiếm Katana
  • Bước 7: Gắn lưỡi kiếm vào chuôi kiếm
  • Bước 8: Kiểm tra thanh kiếm Katana lần cuối
  • KẾT LUẬN
  • Bài viết liên quan

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANH KATANA

Nghệ thuật dao kéo Nhật Bản là hậu duệ trực tiếp của nghệ thuật chế tạo kiếm Nhật Bản, với nhiều kỹ thuật và kiểu dáng tương tự được áp dụng. Kiếm dành cho các Samurai Nhật Bản hay còn gọi là Katana là một trong những loại kiếm nổi tiếng nhất trên thế giới. Hầu như mọi chương trình truyền hình, trò chơi điện tử, Anime, Manga hoặc truyện tranh có nhân vật cầm kiếm của Nhật Bản đều mô tả thanh kiếm mang tính biểu tượng này của “Đất nước mặt trời mọc”.Được phát minh cách đây một thiên niên kỷ, thanh Katana vẫn là một tuyệt tác của vẻ đẹp thẩm mỹ và kỹ thuật điêu luyện cho tới tận ngày hôm nay. Hai loại thép cứng và mềm khác nhau của Katana đã mang lại cho nó những phẩm chất tối ưu. Chính sự cân bằng hoàn hảo của các đặc tính là điều đã làm cho Katana trở thành vũ khí bền bỉ và được đánh giá cao nhất của Samurai.

QUY TRÌNH ĐỂ TẠO RA MỘT THANH KIẾM KATANA ĐÍCH THỰC

Giai đoạn 1: Tạo ra vật liệu chính để rèn kiếm – Tamahagane

Bước đầu tiên trong quy trình rèn Katana là xây dựng một lò rèn độc đáo gọi là “Tatara”. Đây là một mô hình lò cao bằng đất sét thô sơ. Trước khi một thanh kiếm được rèn, những người thợ rèn kiếm theo truyền thống sẽ thực hiện nghi lễ thắp lửa. Họ sẽ đập một thanh sắt thông thường xuống một vật thể nhọn khác bằng kim loại. Khi đầu que bị va đập mạnh và nhanh thì điểm đó sẽ hấp thụ đủ nhiệt để có thể đốt cháy một tờ giấy. Những người thợ sẽ sử dụng ngọn lửa này để thắp sáng lò rèn. Than củi được thêm vào sau đó, và lò rèn chính thức hoạt động. Hình ảnh lò luyện thép truyền thống Tatara (Ảnh sưu tầm)  Trong lò Tatara, hỗn hợp Satetsu (cát chứa quặng sắt đen) và Matsuzuri (than thông) sẽ được đun nóng chảy trong vòng 3 ngày 3 đêm. Trong suốt 72 giờ, người thợ phải luôn có mặt để trông lò Tatara.Với quy trình phức tạp này, nhiều tạp chất ban đầu sẽ được loại bỏ, sắt sẽ hòa vào với than tạo ra thép. Nhưng chúng ta vẫn phải nói một sự thật rằng, các mỏ khoáng sản và cát sắt do những thợ rèn Nhật Bản cổ đại xử lý tạo ra một kim loại có chất lượng thấp hơn so với các mỏ kim loại phương Tây. Chính điều này đã thúc đẩy những người thợ rèn Nhật Bản sáng tạo ra các kỹ thuật mới tinh vi hơn để loại bỏ nhiều tạp chất khác nhau có trong kim loại. Tamahagane Steel Hình ảnh quặng Tamahagane thô (Ảnh sưu tầm)  Tinh túy của quá trình nóng chảy trên sẽ tạo ra một loại quặng thép được gọi là “Tamahagane” với nghĩa là “thép ngọc” (tinh túy của thép). Vật liệu này xốp như đá núi lửa, là một khối bằng sắt và Cacbon vẫn còn chứa nhiều tạp chất. Cát sắt đen và than thông khi nóng chảy cũng tạo ra những vật liệu khác với tỷ lệ thép thấp hơn. Mặc dù vật liệu này không chất lượng như Tamahagane nhưng vẫn được sử dụng làm kim loại dự trữ để chế tạo những bộ phận nhẵn hơn của lưỡi kiếm. Loại Tamahagane chất lượng cao nhất có thể đắt gấp 50 lần so với thép thông thường được làm bằng phương pháp hiện đại.

Giai đoạn 2: Tách Tamahagane thành các mảnh thép cứng và thép mềm

Khi thợ rèn kiếm nhận được Tamahagane, họ bắt đầu bẻ quặng thành nhiều mảnh nhỏ. Căn cứ vào màu sắc và tùy thuộc vào hàm lượng Carbon, những khối kim loại nhỏ này sẽ được phân thành thép mềm hoặc thép cứng. Ở bước tiếp theo, những miếng quặng riêng lẻ được nung nóng và rèn thành các tấm mỏng, có độ dày khoảng 1/4 inch.Cách cấu tạo phổ biến nhất cho thành phần của kiếm Katana gồm hai loại thép. Shingane (lớp bên trong) tạo thành xương sống của lưỡi kiếm. Nó có khả năng uốn dẻo và hấp thụ lực căng. Điều này rất quan trọng khi dùng kiếm để đỡ lực chém của một thanh kiếm khác đang lao tới. Lớp Kawagane (lớp ngoài cùng) cứng hơn, nhờ vậy có thể đảm bảo độ sắc bén của kiếm trong hàng trăm năm nếu được bảo dưỡng đúng cách. Người thợ rèn sẽ chọn ra những tấm kim loại có mức độ tạp chất thấp và thích hợp để tạo ra các lớp cấu tạo này. Cấu tạo của phôi thép rèn thanh Katana Cấu tạo của phôi thép rèn thanh Katana (Ảnh sưu tầm)

Giai đoạn 3: Sơ chế phôi kim loại

Các mảnh Tamahagane sau khi bẻ nhỏ được xếp chồng lên nhau Các mảnh Tamahagane sau khi bẻ nhỏ được xếp chồng lên nhau (Ảnh sưu tầm)  Các tấm kim loại tốt nhất được đặt chồng lên nhau. Để tránh các mảnh Tamahagane bị đổ, xẹp hoặc rơi ra, người thợ rèn cẩn thận bọc khối kim loại bằng giấy ướt của Nhật Bản và quấn rơm xung quanh. Một lớp tro màu đen được phủ lên trên bọc giấy. Điều này giúp bù đắp lượng Carbon mất đi trong quá trình nung nóng.Tiếp đến, người thợ sẽ đổ đổ hỗn hợp đất sét và nước lên bọc giấy. Lớp đất sét và tro bọc đảm bảo rằng nhiệt được truyền đều qua lớp vỏ bọc đến lõi của khối kim loại. Nhờ vậy giảm thiểu được sự thất thoát của Cacbon thông qua quá trình Oxy hóa và tạo ra một khối liên kết để có thể rèn được.  Khối thép được đặt trong lò rèn, được làm nóng từ từ bằng cách điều chỉnh không khí tạo ra bởi ống thổi. Vì nhiệt độ khác nhau tác động lên các vật liệu khác nhau sẽ tạo ra những loại kiếm không giống nhau, nên quá trình này đòi hỏi sự kết hợp của trực giác và kinh nghiệm từ người thợ rèn. Khối thép được bọc và phủ tro Hình ảnh khối thép được bọc và phủ tro (Ảnh sưu tầm)  Cuối cùng, các gói tro và giấy sẽ bị tan ra. Người thợ rèn phải cảm nhận được thời điểm ngay trước khi bên trong Tamahagane bắt đầu sôi để không làm thép tan chảy. Điều này đòi hỏi một kỹ năng cao. Thực tế những người thợ rèn không bao giờ muốn nấu chảy hoàn toàn vật liệu thép dùng để rèn thành kiếm vì nó sẽ làm tổn hại đến cấu trúc phân tử kim loại. Vì vậy mà nếu ai đó từng xem cảnh một người thợ rèn đổ hộp kim loại nóng chảy vào khuôn và để cho nó nguội đi thì điều đấy hoàn toàn sai kỹ thuật. Khi kim loại đã được nung nóng đến mức độ vừa đủ, người thợ rèn sẽ lấy nó ra khỏi lò rèn và bắt đầu dùng búa đập phẳng nó cho tới khi khối kim loại đủ mỏng.

Giai đoạn 4: Tinh chế phôi

Tấm kim loại mỏng sẽ được gấp đôi lại bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là Mizu-uchi (đánh nước) và tiếp tục được đập bằng búa. Mục đích chính của việc gấp và đập búa này là để loại bỏ tất cả các tạp chất còn sót lại và làm biến mất những lỗ rỗng tồn tại trong phôi kim loại. Lực của búa đập cùng với sự sốc nhiệt của nước mát sẽ hút các tạp chất ra khỏi bề mặt kim loại. Phối thép được gấp đôi lại nhiều lần và dùng búa đập Phối thép được gấp đôi lại nhiều lần và dùng búa đập (Ảnh sưu tầm)  Quá trình gấp của một thanh Katana có thể lặp đi lặp lại tới 20 lần, tức là phôi thép được gấp đôi tới 20 lần và mỗi lần phôi sẽ được cắt dọc theo một trục khác nhau. Mặc dù có rất nhiều ý nghĩa tôn giáo gắn liền với việc gấp thép nhưng nhiều người yêu thích thanh Katana tin rằng gấp thép là một phương pháp giúp nâng cao chất lượng của thanh kiếm lên mức gần như hoàn hảo. Đây là kỹ thuật tinh vi nhằm biến thứ sắt kém chất lượng ban đầu thành một thứ có thể sánh ngang với những thanh kiếm phương Tây khác.Khi khối đã được gấp lại và người thợ rèn hài lòng rằng nó có thành phần đủ tinh khiết, Kawagane (lớp ngoài cùng) sẽ được rèn từ thép Carbon cao thành hình dạng giống như cái máng. Shingane (lớp bên trong) được làm bằng thép Carbon thấp hơn với hình dải sẽ trở thành lõi của thanh kiếm. Kawagane Kawagane (lớp ngoài cùng) của lưỡi kiếm được tạo hình chữ U giống chiếc máng để có thể dễ dàng đặt Shingane (lớp bên trong) vào (Ảnh sưu tầm)  Sau khi hoàn thành cả hai phần của khối thép sẽ trở thành thanh Katana, chúng sẽ được ghép lại với nhau. Shingane phải vừa khít với Kawagane. Toàn bộ được làm nóng lên và dùng búa đập một lần nữa cho đến khi hai lớp gắn kết hoàn toàn với nhau. Giai đoạn này đặc biệt quan trọng, vì quá trình liên kết này phải được thực hiện tỉ mỉ và việc đập búa không được làm dịch chuyển hai thành phần (Kawagane bên ngoài và Shingane bên trong). Nếu làm tốt quy trình phức tạp này thì người thợ sẽ tạo ra được một lưỡi kiếm có lớp bọc cực kỳ cứng rắn, có thể dễ dàng mài sắc, và một lõi kiếm dẻo dai có thể dễ dàng hấp thụ tất các chấn động mà không bị gãy. Bức tranh mô tả cảnh người thợ rèn Nhật Bản dùng búa để tạo hình lưỡi kiếm Bức tranh mô tả cảnh người thợ rèn Nhật Bản dùng búa để tạo hình lưỡi kiếm (Ảnh sưu tầm)  

Giai đoạn 5: Định hình kiếm Katana

Lúc này, người thợ rèn có thể bắt đầu tạo ra hình dạng cơ bản của lưỡi kiếm. Sau công đoạn trên, người thợ rèn sẽ có một tấm thép dày vài mm được hình thành từ hàng nghìn lớp chồng lên nhau với cấu trúc dày đặc. Ví dụ sau lần thứ mười, thép bao gồm 1.024 lớp. Các bộ phận của của thanh Katana Các bộ phận của của thanh Katana (Ảnh sưu tầm)  Kiếm được tạo hình bao gồm “Nagasa” (thân) của lưỡi kiếm, “Munemachi” (cạnh dưới của lưỡi kiếm) và “Hamachi” (cạnh trên của lưỡi kiếm). Một hoặc hai lỗ sẽ được khoan trên Nakago để sau này đặt Menuki (chốt giữ bằng tre). Phần Nagasa sẽ được gia công dày hơn một chút và có kết cấu thô hơn so với những phần còn lại của thanh kiếm để có thể vừa khít với “Tsuka” (chuôi kiếm). Menuki đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa an toàn bổ sung để lưỡi kiếm và chuôi kiếm được gắn chặt với nhau. Làm nóng lưỡi kiếm trong quá trình định hình Làm nóng lưỡi kiếm trong quá trình định hình (Ảnh sưu tầm)  Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao bề mặt của lưỡi kiếm Katana lại xuất hiện những vân cong giống như hoa văn có tên gọi là "Hamon” hay chưa. Cần phải hiểu giá trị của Hamon không phải là hoa văn mà là sự đồng nhất của nó dọc theo lưỡi kiếm. Để có được hiệu ứng vân cong này, lưỡi của thanh kiếm Samurai phải được bao phủ bởi đất sét, nhưng không phải theo một cách đồng nhất. Lý do là bởi đất sét là vật liệu cách ly, vị trí nào được bôi nhiều đất sét hơn thì vị trí đó ít được nung hơn. Ngược lại, ở nơi có ít đất sét, sẽ nhận được nhiều nhiệt hơn trong quá trình nung. Đất sét được bôi lên lưỡi kiếm để tạo hình Hamon Đất sét được bôi lên lưỡi kiếm để tạo hình Hamon (Ảnh sưu tầm)  

Cách bôi đất sét khác nhau sẽ tạo ra 4 loại Hamon cơ bản:

  • Shugua: Loại Hamon này là một đường thẳng nằm nhiều hơn hoặc nhỏ hơn ở giữa Shinogi và cạnh của thanh kiếm
Hamon Shugua Hình ảnh Hamon Shugua
  • Gunome: Được đặc trưng bởi những đường vân cong nhẹ, sự chênh lệch độ cao giữa những vân này là không đáng kể
Hamon Gunome Hình ảnh Hamon Gunome
  • Notare: Hình gợn sóng, độ nhấp nhô có thể nhìn thấy rõ ràng
Hamon Notare Hình ảnh Hamon Notare
  • Choji: Được đặt theo tên của một loại tép vì hình dáng của vân này trông rất giống chúng
Hamon Choji Hình ảnh Hamon Choji  Hamon đích thực có màu đục, trong khi hoa văn trên lưỡi kiếm Katana tái tạo hiện đại được khắc bằng Axit. Sau khi bôi đất sét vào lưỡi kiếm và cho vào lò nung, làm nóng nó đến khoảng 1500°F, người thợ rèn sẽ làm nguội lưỡi kiếm bằng cách nhúng nó vào nước. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa Munemachi (cạnh dưới của lưỡi kiếm) và Hamachi” (cạnh trên của lưỡi kiếm) làm cho Munemachi co lại nhiều hơn, tạo thành một đường cong đặc biệt của thanh Katana. một lò rèn kiếm Katana ở Nhật Bản Hình ảnh một lò rèn kiếm Katana ở Nhật Bản (Ảnh sưu tầm)  Vốn dĩ lưỡi kiếm Katana không có đường cong trong toàn bộ quá trình gia công trước đó. Nhưng chính trong quá trình làm nguội (Yaki-ire), các tinh thể Mactenxit dần hình thành trong thép dọc theo cạnh của lưỡi kiếm đã tạo nên một đường cong có thể dễ dàng nhìn thấy được bằng mắt thường. Mặc dù chỉ là một tác dụng phụ của việc thanh kiếm được làm cứng và xử lý nhiệt nhưng chính đường cong này lại mang đến hiệu quả cao trong phương pháp chiến đấu của các Samurai. Một lưỡi kiếm cong dễ sử dụng hơn trên lưng ngựa và nó vượt trội hơn trong việc chém ở cự ly gần.Tùy theo nhu cầu, người thợ rèn có thể sử dụng một chiếc đục đặc biệt để thêm "Bo-hi" (rãnh) trên thân kiếm Katana. Điều này không nhằm mục đích khiến cho máu chảy nhiều hơn từ vết thương như người ta thường nghĩ. Chính xác thì việc tạo ra các Bo-hi nhằm giảm trọng lượng của thanh kiếm mà không làm ảnh hưởng tới sức mạnh của Katana.Việc có thêm các đường rãnh trên lưỡi kiếm cũng khiến Katana có khả năng tạo ra "Tachikaze" (gió kiếm) khi cắt. Âm thanh rít đặc biệt thông báo cho người sử dụng cần căn chỉnh cạnh cắt như thế nào cho chính xác. Một bước khác trong quy trình truyền thống để tạo ra một thanh Katana đó là người thợ rèn sẽ thêm "Mei" (chữ ký) của họ vào kiếm. Dòng chữ này có thể chứa tên thợ rèn, ngày rèn thanh kiếm và đôi khi là cả tên của Samurai sở hữu nó.

Giai đoạn 6: Đánh bóng lưỡi kiếm Katana

Ở giai đoạn này, thanh kiếm được chuyển cho những người thợ chuyên đánh bóng. Người thợ đánh bóng có trách nhiệm xác định hình dạng và góc cạnh của lưỡi kiếm. Quá trình đánh bóng cũng rất lâu và có thể mất hàng tháng, bắt đầu từ những viên đá thô và kết thúc bằng những tờ giấy mỏng được chà xát ở lưỡi cắt của thanh Katana với sự kiên nhẫn đáng kinh ngạc của người thợ.Người đánh bóng bắt đầu quá trình "Shitaji-togi" (đánh bóng thô) bằng một loại đá thô có tên gọi là "Uchigumori". Họ cọ sát thanh kiếm vào viên đá đó nhằm tạo hình cho lưỡi kiếm và loại bỏ mọi vết xước hoặc vết do rèn. Sau đó, họ rửa thanh kiếm và tiếp tục chuyển sang loại đá mịn hơn để bắt đầu "Shiage-togi" (đánh bóng mịn). Những viên đá trong công đoạn đánh bóng thứ hai được gắn vào giấy và cọ xát ở những góc độ chính xác để tăng cường độ vát của thanh kiếm cũng như loại bỏ bất kỳ dấu vết nào từ bước đánh bóng thô trước đó. Để đánh bóng cạnh và Bo-hi (rãnh) nếu có, thợ đánh bóng sử dụng Uchiko, một loại bột dùng để làm sạch thanh Katana.

Bước 7: Gắn lưỡi kiếm vào chuôi kiếm

Người thợ sẽ gắn lưỡi kiếm vào với chuôi kiếm một cách chắc chắn. Sau đó, những người thợ mộc lắp lưỡi kiếm vào một bao kiếm bằng gỗ sơn mài. Các nghệ nhân cũng có thể tiến hành trang trí bao kiếm một cách phức tạp và công phu theo yêu cầu. Tay cầm được tạo kiểu bằng vàng, da và / hoặc đá. Những bước cuối cùng này tạo ra một thanh kiếm giống như một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Thanh Katana của Nhật Bản giống như một tác phẩm nghệ thuật Thanh Katana của Nhật Bản giống như một tác phẩm nghệ thuật (Ảnh sưu tầm)  

Bước 8: Kiểm tra thanh kiếm Katana lần cuối

Thanh kiếm sau khi hoàn thiện sẽ được chuyển lại cho thợ rèn. Người này sẽ tiến hành các công việc kiểm tra và sửa chữa bất kỳ lỗi nào (nếu có). Kết quả cuối cùng là một thanh kiếm Samurai có cạnh cứng như kim cương và lõi bên trong vẫn rất mềm dẻo. Một thanh Katana được chế tạo đúng theo kỹ thuật truyền thống có thể cắt một tấm lụa đang bay trong không khí hoặc dễ dàng đâm thủng một bộ giáp.

KẾT LUẬN

Trong số tất cả các biểu tượng quốc gia mang tính đại diện, không có biểu tượng nào đại diện cho truyền thống rèn luyện kim lâu đời của Nhật Bản hơn Thanh kiếm Samurai – Katana. Được cho là sở hữu linh hồn của một chiến binh, thanh kiếm Samurai không chỉ gây ngạc nhiên bởi vẻ đẹp hoàn mỹ mà còn ghi dấu ấn bởi hiệu năng vô song trong hơn một thiên niên kỷ qua. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, Quý Khách hàng sẽ phần nào lý giải được tại sao thanh Katana lại có giá trị lớn và được bao người săn lùng tìm kiếm sưu tầm đến như vậy.--------------------------------------------------------------------------------------------------CÔNG CỤ TỐT là nhà phân phối nhiều công cụ, dụng cụ sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, trong đó có cả những con dao tới từ Nhật Bản. Quý Khách hàng có thể truy cập vào website của Chúng Tôi để tham khảo thêm nhiều sản phẩm với mức giá ưu đãi.

Bài viết liên quan

  • Những loại dao phổ biến nhất trong lịch sử quân sự thế giới (Phần 3) Những loại dao phổ biến nhất trong lịch sử quân sự thế giới (Phần 3)

    Trong phần 1 và phần 2 của chủ đề này, Công Cụ Tốt đã giới thiệu tới quý khách hàng về những loại dao cầm tay được sử dụng phổ biến trong quân đội các nước. Ở phần thứ 3 này, Chúng Tôi sẽ nói về một loại vũ khí đặc biệt được sử dụng kết hợp với súng cầm tay gọi là “Lưỡi lê” (The Bayonet).

  • Tìm hiểu về Dao Nhật Bản Tìm hiểu về Dao Nhật Bản

    Tại sao những con dao được sản xuất tại Nhật Bản, đặc biệt là dao làm bếp lại được nhiều người đánh giá là loại dao tốt nhất trên thế giới. Bài viết dưới đây sẽ phần nào lý giải điều đó.

  • Ghé thăm gian hàng chuyên về dao các loại ❤️❤️❤️ Ghé thăm gian hàng chuyên về dao các loại ❤️❤️❤️

    Dao rọc giấy, dao trổ các loại tốt, lưỡi sắc bén, kèm lưỡi phụ

  • Chặng đường lịch sử của Dao Chặng đường lịch sử của Dao

    Con dao là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Dù ở bất cứ đâu, bạn đều có thể dễ dàng bắt gặp một con dao được sử dụng trong một công việc nào đó. Vậy “Dao có lịch sử như thế nào?” Hãy cùng với CÔNG CỤ TỐT khám phá bí mật này.

  • Những loại dao phổ biến nhất trong lịch sử quân sự thế giới (Phần 1) Những loại dao phổ biến nhất trong lịch sử quân sự thế giới (Phần 1)

    Nhắc tới quân sự ta thường nghĩ ngay tới những loại vũ khí khác nhau được sử dụng trong chiến đấu. Bên cạnh những loại vũ khí có tính sát thương cao như súng hay lựu đạn thì có những loại vũ khí được chế tạo dành riêng khi chiến đấu tay đôi và dao chính là một trong những vũ khí như thế. Trong bài viết này, Công Cụ Tốt sẽ kể cho Quý Khách hàng nghe về Trench Knife – Dao đào rãnh – Một trong những loại dao được sử dụng phổ biến nhất trong lịch sử quân sự thế giới, đặc biệt là ở hai cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ nhất và Thứ hai.

 

Trợ cước vận chuyển và vận chuyển miễn phí

Tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh chúng tôi có nhiều hình thức giao hàng nội thành khác nhau. Chúng tôi cũng thông qua các đơn vị vận chuyển uy tín khác để giao hàng toàn quốc. Chúng tôi công bố mức trợ cước hoặc vận chuyển miễn phí chi tiết cho từng sản phẩm.

Thanh toán khi nhận hàng

Chúng tôi giao hàng toàn quốc theo phương thức COD. Quý khách hoàn toàn yên tâm, chỉ khi nào quý khách nhận hàng và kiểm tra xong về chất lượng của hàng hóa, quý khách mới thanh toán.

Tư vấn chuyên nghiệp

Công Cụ Tốt có một cộng đồng thợ nhiệt tình để thử nghiệm sản phẩm mới, đo đạc hiệu suất và đánh giá công cụ. Lúc nào chúng tôi sẵn sàng tư vấn về sản phẩm bởi đội ngũ chuyên nghiệp và giầu kinh nghiệm. Hãy gọi điện cho chúng tôi !

Quy định và chính sách

  • Hướng dẫn đặt hàng
  • Các phương thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển và giao nhận hàng
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
  • Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng
  • Chính sách bán hàng tại các đại lý

Liên hệ

  • Xem bản đồ: Nhấn vào đây để chỉ đường
  • Hà Nội: Đại lý tại Cửa hàng Công Cụ Tốt, Số 18, ngách 23, ngõ 87 Tân Xuân, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.3757.3566
  • Sài Gòn: Đại lý tại cửa hàng Thế Giới Đồ Nghề, 181/31/15 Bình Thới, P9, Q11,TP Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028.22.53.43.17
  • Đà Nẵng: Đặt hàng qua điện thoại: 0236.7109.565
  • Tổng đài:
  • Điện thoại: 024.3757.3566
  • Hotline viettel: 0966.40.44.60
  • Hotline vinaphone: 0911.22.44.60
  • Hotline mobiphone: 0909.69.44.60
  • Danh sách tài khoản ngân hàng
  • Zalo bán sỉ: 0909.69.4460 (chị Ngà)

Về chúng tôi

Chủ sở hữu website:Công ty Cổ Phần Công Cụ Tốt
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0108050775, ngày cấp: 09/10/2020, nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
  • Mã số thuế: 0108050775
  • Số điện thoại/Fax: 024.37573566
  • Địa chỉ: Số 51, Ngõ 87, đường Tân Xuân, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Bài giới thiệu (nhấn để xem chi tiết)
  • Người Công Cụ Tốt
DMCA.com Protection Status Tuyên bố bảo vệ nội dung Endorsed by the government Mục lục Gọi thường
  • Viettel 0966.404.460
  • Vina 0911.22.44.60
  • Mobile 0909.69.44.60
  • Vietnamobile 092.844.4460
gọi Miễn Phí

Từ khóa » Katana Loại Nhỏ