Những Thay đổi Của Cơ Thể Mẹ Khi Mang Thai

Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần đầu… tháng đầu.. Mang thai đói liên tục, nóng trong bụng, bùng cồn cào khi mang thai… Đó hầu như là những triệu chứng mà rất nhiều mẹ bầu phải trải qua..

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi về cảm xúc và sinh lý. Sự thụ thai và quá trình hình thành phôi sớm gây ra những thay đổi đáng kể trong tất cả các cơ quan của cơ thể. Đây là cách cơ thể bạn chuẩn bị và giúp thai phát triển cho đến khi sinh nở thành công.

Mỗi phụ nữ bị ảnh hưởng theo mỗi cách khác nhau. Hiểu được những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai và tác động lên các cơ quan khác nhau giúp giảm được gánh nặng trong thời kỳ mang thai, làm giảm lo lắng và căng thẳng không cần thiết. Một số triệu chứng sẽ biến mất ngay sau khi sinh và hầu hết sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 6 tuần sau khi sinh.

Những Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ Khi Mang Thai
Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai

Thông thường, tử cung nặng 60 gram và lớn bằng quả trứng gà. Vào cuối thai kỳ, nó sẽ cân nặng 1 kg và chứa một em bé, một nhau thai và hơn một phần tư nước. Khi tử cung phát triển, nó sẽ chèn ép các cơ quan trong ổ bụng của người phụ nữ.

Tử cung ép vào bàng quang, dạ dày và phổi, động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh và làm dãn da bụng. Điều này dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên, ợ nóng, tắc nghẽn tĩnh mạch, khó thở,…. và chúng sẽ biến mất sau khi sinh vì tử cung quay trở lại kích cỡ trước khi mang thai.

Mục lục

Toggle
  • 15 thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai em bé
    • 1/ Tiểu nhiều 
    • 2/ Ợ nóng
    • 3/ Buồn nôn – nôn
    • 4/ Mệt mỏi
    • 5/ Rối loạn giấc ngủ
    • 6/ Táo bón
    • 7/ Bệnh trĩ
    • 8/ Đau lưng
    • 9/ Chuột rút
    • 10/ Phù tay chân
    • 11/ Giãn tĩnh mạch
    • 12/ Bệnh nướu răng
    • 13/ Thiếu máu
    • 14/ Tăng sắc tố da
    • 15/ Thay đổi tâm trạng

15 thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai em bé

1/ Tiểu nhiều 

Hãy chắc chắn rằng bạn uống nhiều nước để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu. Thực hiện các bài tập để tăng cường sàn chậu (ví dụ: bài tập Kegel) để kiểm soát đi tiểu không mong muốn.

Bạn cũng phải cẩn thận để duy trì vệ sinh hợp lý để ngăn ngừa nhiễm trùng. Thực hiện xét nghiệm nước tiểu định kỳ trong thai kỳ để phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiểu.

2/ Ợ nóng

Tử cung đang phát triển gây áp lực lên cơ vòng của dạ dày nên làm dễ bị trào ngược dịch vị. Ăn các bữa nhỏ, thường xuyên, tránh thức ăn cay, thức ăn chiên, dầu, và ăn quả hạnh và gừng có thể giúp giảm bớt chứng ợ nóng.

Uống nhiều nước hoặc nước ngọt từng hớp nhỏ, nằm nghiêng trái hoặc nằm nửa ngồi cũng hữu ích trong việc kiểm soát chứng ợ nóng. Bạn nên cố gắng đi bộ sau bữa ăn, tránh nằm ngay sau khi ăn để giảm bớt và ngăn ngừa sự khởi phát của chứng ợ nóng.

3/ Buồn nôn – nôn

Buồn nôn và / hoặc nôn do sự thay đổi hóc môn trong thai kỳ. Dạ dày rỗng có thể làm tăng cảm giác buồn nôn. Hãy thử ăn các món ăn nhẹ khô, giàu carbohydrate như bánh quy trước khi đi ngủ và trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng.

Những Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ Khi Mang Thai Bé
Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai bé

4/ Mệt mỏi

Điều này là do rối loạn progesterone. Đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần nghỉ ngơi.

5/ Rối loạn giấc ngủ

Điều này có thể gây ra bởi đi tiểu thường xuyên, không có khả năng để tìm một vị trí ngủ thoải mái trên giường, vận động của thai nhi hoặc căng thẳng và lo lắng. Tránh các chất chứa cafein và sử dụng đệm mềm để tạo sự sự thoải mái khi ngủ.

6/ Táo bón

Táo bón ở giai đoạn cơ thể mẹ khi mang thai xảy ra khi có sự suy giảm chức năng ruột.Tăng nồng độ Progesteron làm đại tràng tăng hấp thụ nước. Điều này có thể được giảm bớt thông qua dinh dưỡng hợp lý. Uống 2-3 lít nước mỗi ngày.

Uống một ly nước nóng vào buổi sáng trước bữa ăn. Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, mận khô. Bạn nên duy trì hoạt động thể lực như đi bộ và tập thể dục hàng ngày.

  • Bất kỳ loại rau hoặc trái cây tươi nào.
  • Các loại rau lá như rau diếp, bông cải xanh, rau xanh Trung Quốc hoặc lá xà lách.
  • Cà rốt, bí đỏ, khoai lang và ngô.
  • Trái cây sấy khô và các loại hạt đặc biệt là hạnh nhân, quả hạch Brazil, nho, mơ và mận.
  • Quả như mâm xôi, dâu tây, nam việt quất và việt quất.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì và đậu lăng.
  • Ngũ cốc ăn sáng, đặc biệt là loại có cám chưa qua chế biến và yến mạch. Tránh ăn các loại ngũ cốc được bóp vụn, hấp  hoặc nướng. Những thứ được sơ chế quá kỹ so với tình trạng ban đầu của chúng. Bởi vì, càng tác động, chế biến nhiều trong quá trình chuẩn bị thì đồ ăn càng làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.
  • Ăn thực phẩm tươi sống khi có thể và phải vệ sinh thực phẩm cẩn thận trước khi ăn.

7/ Bệnh trĩ

Bệnh trĩ xảy ra do sự giãn nở và nghẽn mạch máu vùng hậu môn. Để ngăn ngừa bệnh trĩ cố gắng tránh táo bón bằng cách uống nhiều nươc và bổ sung đủ chất xơ. Bệnh trĩ có thể được giảm bớt bằng cách tắm bồn ấm và điều trị thuốc tại chỗ.

8/ Đau lưng

Đau lưng là do sự thay đổi trọng tâm cơ thể, tăng cân và sự căng cơ, liên quan đếnviệc giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể. Các hormone relaxin và progesterone đôi khi làm mềm các dây chằng, sự lỏng lẻo khớp.

Đau lưng có thể được giảm bớt bằng cách tập thể dục như lăn tròn, giữ tư thế đúng, đi bộ, mang giày thoải mái, massage vùng lưng đau. Cố gắng duy trì tư thế thẳng lưng khi nâng đồ vật.

Đau Lưng Là Triệu Chứng Hay Gặp Ở Cơ Thể Mẹ Khi Mang Thai
Đau lưng là triệu chứng hay gặp ở cơ thể mẹ khi mang thai

9/ Chuột rút

Chuột rút ở chân xảy ra khi có sự hấp thu canxi thấp hoặc thiếu máu cục bộ. Để giảm bớt chứng chuột rút chân, hãy cố gắng nâng chân bị đau, thẳng đầu gối và ép mu chân về phía cẳng chân. Massage khu vực bị chuột rút bằng dầu nóng. Đi tắm nước nóng trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng này.

10/ Phù tay chân

Phù là do sự tích tụ chất lỏng trong thai kỳ. Cần tháo đồ trang sức chặt như nhẫn. Nâng cao chân khi nghỉ ngơi, ngủ và mang giày thoải mái. Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.

Ngoài ra sự cản trở máu về tim có thể do: Mặc đồ quá chật; Có thai và thai lớn; Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng; Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;

Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi; Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng; Dư cân và béo phì; sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ cơ thể mẹ khi mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.

11/ Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, âm hộ và hậu môn. Để làm giảm các triệu chứng này,khi ngủ hãy nâng chân lên khỏi giường 10 cm. Góc này làm giảmtình trạng giãn mạch. Mặc vớ đàn hồi y khoa trước khi bắt đầu ngày mới và tập thể dục chân cũng rất hiệu quả. Chú ý nếu bạn nhận thấy có nổi mẩn đỏ ở da chân tay, tang nhiệt độ hoặc dấu xuất huyết dưới da cần khám bác sĩ tìm nguy cơ thuyên tắc mạch

12/ Bệnh nướu răng

Bệnh về nướu xảy ra trong thời gian cơ thể mẹ khi mang thai vì các mạch máu nướu bị ảnh hưởng bởi hormon thai kỳ. Khi mang thai tiến triển thành lợi có thể sưng và chảy máu một cách dễ dàng. Đánh răng hai lần ba lần một ngày và khám nha sĩ hoặc vệ sinh răng miệng ít nhất một lần trong thời kỳ mang thai.

Những Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ Khi Mang Thai Ảnh Minh Họa

13/ Thiếu máu

Thiếu máu là một vấn đề phổ biến ở cơ thể mẹ khi mang thai và được đặc trưng bởi cảm giác mệt mỏi liên tục. Để ngăn ngừa thiếu máu, hãy ăn các thực phẩm giàu chất sắt như rau xanh (ớt xanh, bông cải xanh, rau diếp), các loại hạt và lòng đỏ trứng, thịt đỏ và gà tây, và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bạn có thể dùng viên bổ sung viên sắt.

14/ Tăng sắc tố da

Các sắc tố da thay đổi do thay đổi hoóc môn và / hoặc tiếp xúc với ánh nắng. Các đốm nâu (nám) xung quanh mắt và mũi có thể xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ 3. Một số phụ nữ sẽ có một đường nâu sẫm dọc giữa bụng. Hầu hết các triệu chứng biến mất hoặc giảm từ 6 tháng đến một năm sau khi sinh.

15/ Thay đổi tâm trạng

Tâm trạng thay đổi gây ra do sự thay đổi hormone và sự lo lắng về sự ra đời của em bé sắp tới. Thông thường những cuộc nói chuyện đồng cảm với bác sĩ của bạn có thể giúp cải thiện tâm trạng và tình hình chung của bạn.

Hãy nhớ mang thai là một hiện tượng bình thường trong đó bạn sẽ trải nghiệm những cảm xúc mới khác nhau. Cố gắng tận hưởng giai đoạn này trong cuộc sống của bạn. Đây là thời gian bạn cần sống chậm lại và lắng nghe cơ thể mình.

…….

Ngoài ra các mẹ bầu nào cần tư vấn miễn phí hay cần trao đổi các vấn đề trong quá trình cơ thể mẹ khi mang thai có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 phòng khám sản khoa của Pasteur để được các bác sĩ chuyên khoa giỏi đưa ra những lời khuyên bổ ích cũng như thăm khám đầy đủ nhất..

Chúc các mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt!

Admin( Bác sĩ )

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung

Từ khóa » Bụng Cồn Cào Khi Mới Mang Thai