Những Thời điểm Phun Trị Bọ Trĩ Hiệu Quả Nhất Không Cần Cắt Bỏ Hoa ...
Có thể bạn quan tâm
1. Cách nhận biết sớm bọ trĩ hại cây hoa hồng
- Các con bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch, nó có kích thước rất nhỏ chỉ bằng 1mm, chính vì vậy, nhìn bằng mắt thường không thể nhận biết được cây hồng có bị bệnh không. Do đó, cách để nhận ra chúng là dấu hiệu xuất hiện trên lá hoa hồng.
- Khi cây bị bọ trĩ chích hút lá sẽ bị xoăn lại, hút hết các chất dinh dưỡng ở đầu cuống hoa, khiến đầu hoa bị tóp lại, sau hoa nở sẽ bị bé lại, màu sắc không được tươi, nhạt màu. Ở những lá trưởng thành mặt trên lá xuất hiện các vầng đen loang lổ, màu nâu đồng.
- Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo vết chích trên cánh hoa, hoa xấu, cánh nhanh tàn, dị dạng và thối.
- Vòng đời của bọ trĩ rất ngắn kéo dài khoảng 2 tuần, trải qua 5 giai đoạn là trứng ˃ ấu trùng > tiền nhộng > nhộng thật > và trưởng thành. Con trưởng thành có thể bay xa và di chuyển theo hướng gió và lây lan theo cây khác, vì thế mức độ phát tán lây lan của chúng rất nhanh.
- Thời tiết nóng là điều kiện của chúng xuất hiện. Với cây hoa hồng nói chung, nếu bị bọ trĩ nặng sẽ tàn lụi và sẽ ủ bệnh cho những mùa sau.
2. Nguyên nhân dẫn đến cây hoa hồng bị bọ trĩ tấn công
- Khi điều trị bọ trĩ cho cây hoa hồng lưu ý không nên sử dụng phân bón lá cho cây khi đang sử dụng thuốc điều trị bọ trĩ. Nếu sử dụng phân bón lá cho giai đoạn cây đang bị bệnh vô tình sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng cho bọ trĩ và chúng sinh trưởng phát triển mạnh.
- Ngoài ra, khi trồng không nên trồng cây quá dày, sẽ khiến cho bệnh lây lan nhanh hơn và rất khó để phòng trị. Nếu trồng quá dày sẽ là môi trường tốt giúp bọ trĩ lây lan mạnh và phát triển nhanh. Khoảng cách thích hợp là cây cách cây 50-100cm tùy vào kích thước của cây.
3. Cách phòng và điều trị bệnh bọ trĩ
- Bọ trĩ gây hại trên lá, nụ và hoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hoa của cây hoa hồng và nếu như để gây hại nặng sẽ bị chết cả cây. Tuy nhiên, nếu như phát hiện bọ trĩ sớm và có biện pháp khắc phục hợp lý, vẫn có thể tiêu diệt được đại dịch bọ trĩ gây hại cho cây hoa hồng.
- Để cây hoa hồng có thể phát triển khỏe mạnh, ít bị bọ trĩ gây hại, việc đầu tiên cần bố trí trồng cây hoa hồng với khoảng cách và mật độ trồng phù hợp. Thông thường những giống cây hoa hồng cần có khoảng cách 0,5-1,0m, để những tán cây không sát nhau, sẽ giảm thiểu được khả năng sự lây lan của bọ trĩ.
- Cần cắt tỉa những cành nhỏ, cành vô hiệu, cành bị nhiễm sâu bệnh hại.
- Khi cây đang bị bệnh, nên hạn chế bón phân cho cây hoa hồng đặc biệt là các phân hữu cơ, phân có hàm lượng đạm cao. Nên tập trung sử dụng thuốc đặc trị bọ trĩ để chữa bệnh cho cây hoa hồng.
- Thông thường thuốc điều trị bọ trĩ được chia làm 3 loại: thuốc dùng để chăm sóc định kỳ (thuốc phòng trừ); thuốc dành cho cây chớm bị bọ trĩ gây hại; thuốc đặc trị bọ trĩ gây hại nặng. Có thể sử dụng thuốc đặc trị bọ trĩ như Radianl kết hợp với thuốc Mashal hoặc sử dụng Radianl kết hợp với một số loại thuốc khác như Pesieu hoặc Dupont lannate sẽ khiến những con bọ trĩ bị tiêu diệt hoàn toàn. Để tăng hiệu quả của thuốc trừ sâu bạn nên sử dụng thêm “chất hoạt động bề mặt” là một hoạt chất chuyên sử dụng cho thuốc trừ sâu giúp tăng khả năng bám dính của thuốc hiệu quả. Giúp tăng tác dụng của thuốc điều trị, khiến thuốc ngấm đều hơn và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Bọ trĩ chủ yếu nằm ở dưới các lá đã vươn lên cao, nên cần phun chúng ở mặt dưới lá. Nên phun thuốc vào chiều mát, trước khi mặt trời lặn từ 1-2 tiếng hoặc phun vào sáng sớm khi trên cây các mặt lá đã khô, cũng không nên phun muộn quá sẽ khiến trên cây bị thoát hơi nước khi nắng lên sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
- Khi sử dụng thuốc nên dùng theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Sau khi phun lần 1, sau 2 ngày nên tiếp tục phun thuốc lần 2 và tiếp tục 3 ngày sau lại tiếp tục phun lần 3. Sau đó, 1 tuần nhắc lại 1 lần cho đến khi tất cả các lá non mới ra đều phát triển bình thường, không có dấu hiệu bọ trĩ nữa thì mới dừng thuốc.
- Bên cạnh đó biện pháp phòng trừ là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh đại dịch bọ trĩ. Vào mùa nắng nóng, ngoài các cách chăm sóc thông thường cần tưới nước cho cây đủ độ ẩm, sau khi gặp thời tiết bất lợi như mưa nên sử dụng thuốc để phòng bệnh như Ridomil, Radian, Ephigo.
Lưu ý: Bởi bọ trĩ phát triển mạnh vào mùa nắng nóng chính vì vậy vào mùa này cần sử dụng mái che cho cây./.
Ngô Thị Hiền (Theo Camnangcaytrong.com)
Từ khóa » Cách Trị Bọ Trĩ Trên Hoa Hồng
-
Tips 09 Cách Trị Bọ Trĩ Không Dùng Thuốc Cho Hoa Hồng
-
Bọ Trĩ Hoa Hồng: Tác Hại & Cách Trị Bệnh Trĩ Hiệu Quả Nhất
-
Bệnh Bọ Trĩ Hoa Hồng Và Cách Khắc Phục - Happy Trees
-
Bọ Trĩ Hoa Hồng - Tác Hại & Cách Phòng Trị Hiệu Quả An Toàn - Sfarm
-
Cách Diệt Bọ Trĩ, Trả Lại Vẻ đẹp Cho Hoa Hồng | VTC16 - YouTube
-
Cách Diệt Bọ Trĩ Trên Hoa Hồng, Sạch 100%. - YouTube
-
Cách Trị Bọ Trĩ Chích Hút Hoa Hồng đơn Giản Không Tốn Kém
-
Top 03 Loại Thuốc Trị Bọ Trĩ Trên Hoa Hồng Hiệu Quả Nhất | Nông Nghiệp
-
Bọ Trĩ Hoa Hồng đừng Lo Lắng Nay đã Có Thuốc đặc Trị
-
Mẹo Diệt Bọ Trĩ Hoa Hồng Tận Gốc Tại Nhà - Bác Sĩ Cây Xanh
-
Diệt Trừ Bọ Trĩ Gây Hại Cho Cây Hoa Hồng - Vườn Vân Loan
-
Chế Phẩm Sinh Học đặc Trị Trị Bọ Trĩ, Nhện đỏ, Rệp Trên Hoa Hồng An ...
-
Diệt Bọ Trĩ, Nhện đỏ, Sâu ăn Lá Trên Hoa Hồng,cây Cảnh
-
NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỌ TRĨ - NỖI ÁM ẢNH CỦA ...