Những Thói Quen Xấu Khiến đột Quỵ Trở Thành Vấn Nạn Trong Cuộc Sống

Điều này làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho cả gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu biết chưa rõ về căn bệnh này.

Tâm lý chủ quan, bỏ qua những dấu hiệu hằng ngày

Đa số mọi người đều nghĩ, đột quỵ thường kéo đến bất ngờ, "trời gọi ai nấy dạ" và không có những dấu hiệu trước nên chủ quan, không để ý đến cảnh báo của cơ thể. Hơn nữa, các dấu hiệu của đột quỵ lại dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác như hạ glucose máu, cơn bán đầu thống, cơn động kinh vận động, cảm giác... nên nhiều người rất chủ quan.

Những thói quen xấu khiến đột quỵ trở thành vấn nạn trong cuộc sống - Ảnh 1.

Nhiều người rơi vào nguy kịch vì chủ quan không nhận ra các dấu hiệu đột quỵ

Các chuyên gia cho biết, vẫn có một số trường hợp đột quỵ xảy ra bất thình lình: đột ngột đau đầu dữ dội, lơ mơ, hôn mê, bất tỉnh... phần lớn là xuất huyết não, gây tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, 85% trường hợp bị đột quỵ nằm trong dạng thiếu máu não (tắc nghẽn mạch máu não) thì đa số có triệu chứng báo trước.

Yếu cơ mặt, yếu cánh tay và nói khó là những triệu chứng hoặc dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đột quỵ, nhưng chúng không phải là những dấu hiệu duy nhất. Bạn hãy theo dõi cơ thể mình để có thể nhận biết sớm và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé.

Không chú trọng phòng ngừa đột quỵ

Nhiều người cho rằng, đột quỵ không thể phòng ngừa được, do đó không thay đổi lối sống cũng như có các biện pháp cụ thể để phòng tránh. Tuy nhiên, thông tin từ Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ cho biết, có tới 80% các trường hợp đột quỵ có thể ngăn ngừa được.

Đột quỵ có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống và nhiều biện pháp khác

Nghiên cứu đột quỵ quốc tế (International stroke study) chỉ ra rằng, 90% các ca đột quỵ gây ra bởi các yếu tố như tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì. Đây đều là những yếu tố có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp đơn giản, bao gồm: lựa chọn lối sống lành mạnh và kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm.

Nhầm lẫn đột quỵ và trúng gió

Cho tới nay, nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm và có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

Những thói quen xấu khiến đột quỵ trở thành vấn nạn trong cuộc sống - Ảnh 2.

Cần liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng đột quỵ

PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc, giám đốc Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết: "Khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng của đột quỵ não, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm. Không nên điều trị tại nhà, góp phần hạn chế tỉ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân".

Bỏ qua 'thời gian vàng' cứu người đột quỵ

Các bệnh nhân đột quỵ thường chần chừ, chờ xem liệu các triệu chứng có biến mất không, rồi mới gọi cấp cứu. Khi bị đột quỵ không đưa đi cấp cứu ngay mà dùng các biện pháp không khoa học như lấy kim chích đầu ngón tay, vắt chanh vô miệng, cúng vái thần Phật…

Tiến sĩ Carolyn Brockington, giám đốc Trung tâm Đột quỵ Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ), cho biết: "Điều quan trọng là gọi cấp cứu ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đột quỵ nào". Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt; để bảo đảm "thời gian vàng", nhằm giảm thiểu những nguy hiểm cận kề có thể xảy ra.

Đột quỵ là ván bài sinh tử nhưng được quyết định bởi chính nhận thức, lối sống của con người. Nếu nắm rõ các biện pháp phòng ngừa đột quỵ và tránh những sai lầm không đáng có, bạn có thể sẽ giúp một người trở về từ cõi chết hay đẩy lùi đột quỵ ra khỏi cuộc sống của mình.

NattoEnzym chứa enzym nattokinase giúp hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ xây xẩm mặt mày do lưu thông máu kém. Hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối

NattoEnzym được chứng nhận về chất lượng bởi Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Sản phẩm của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA.

photo-2

Bộ ba sản phẩm NattoEnzym phòng ngừa và điều trị đột quỵ hiệu quả

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Từ khóa » Thói Quen Dễ Gây đột Quỵ