Những Thói Quen Xấu Về Răng Miệng ở Trẻ Em
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinBệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang
1 ngày trước Chi tiếtThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Những thói quen xấu về răng miệng ở trẻ em 09:52 AM 24/06/2016 Một thói quen có thể định nghĩa là một tập quán hoặc là một hành động có được do sự lặp lại của cùng một động tác, ban đầu được thực hiện một cách có ý thức và sau đó được làm một cách vô thức. Đa phần các thói quen là sinh lý như thở mũi, nhai, phát âm, cũng có những thói quen không sinh lí như thở miệng, mút ngón tay, nghiến răng… Những thói quen miệng không sinh lí là một trong những yếu tố nguyên nhân gây ra sai khớp cắn hay những biến dạng răng-xương mà có thể thay đổi sự phát triển bình thường của hệ thống hàm mặt và gây ra sự mất cân bằng giữa miệng và lực của các cơ quanh miệng, cuối cùng dẫn đến biến dạng xương mà hậu quả có thể nghiêm trọng hoặc nhẹ nhàng. Nếu như thói quen được hình thành khi còn nhỏ sẽ gây nguy hiểm hơn vì xương nhiều khả năng tạo hình vào tuổi này. Nhiều thói quen răng miệng chỉ gây ra những xáo trộn rất nhỏ ở răng như sự sắp xếp các răng hoặc khớp cắn, tuy nhiên cũng có vài thói quen rất có hại, ảnh hưởng đến sự tồn tại của một hay nhiều răng. Dựa theo nguyên nhân, thói quen được phân thành các loại sau: 1. Bản năng: như thói quen mút, đây là chức năng khi bắt đầu cuộc sống nhưng cũng có thể có tác hại nếu nó vẫn còn tồn tại theo thời gian. 2. Sự thích thú: một vài thói quen trở thành sở thích, như mút ngón cái hoặc núm vú giả. 3. Phòng vệ: với những bệnh nhận có dị ứng, hen… thì thở miệng trở thành một thói quen phòng vệ. 4. Di truyền: một vài dị dạng bẩm sinh do di truyền có thể kèm theo một thói quen liên quan tới chính dị dạng đó, ví dụ: phần dính của phanh môi ngắn, lưỡi che đôi… 5. Thói quen: phát âm mũi ở những bệnh nhân hở môi và hàm ếch thậm chí sau khi đã được phẫu thuật can thiệp. 6. Mô phỏng: Cách đặt môi và lưỡi trong khi phát âm, điệu bộ… của các nhóm gia đình là những ví dụ rõ ràng nhất của việc mô phỏng các điệu bộ. Các yếu tố tác động đến sự thay đổi của thói quen: 1. Thời gian: Dựa theo sự kéo dài của thói quen, chúng có thể được phân loại thành: - Sơ sinh (lên tới 2 tuổi): trong giai đoạn này thì là cách cư xử bình thường của trẻ, không có ảnh hưởng có hại. - Chuẩn bị tới trường (2-5 tuổi): nếu thỉnh thoảng có mút thì không ảnh hưởng có hại đến bộ răng. Nhưng nếu liên tục xảy ra hoặc cường độ mạnh thì có thể gây ra sai lệch vị trí của răng sữa. Nếu thói quen không còn trước 6 tuổi, biến dạng có thể hồi phục với tỉ lệ cao. - Tiểu học (6-12 tuổi): sẽ cần yêu cầu phân tích sâu hơn về nguyên nhân thói quen, nó có thể gây ra sai lệch vị trí răng và những biến dạng xương răng. 2. Tần suất: Có thể gián đoạn hoặc liên tục. Một vài trẻ em mút bất cứ lúc nào, một số chỉ vào một buổi hoặc trước khi đi ngủ. 3. Cường độ: - Cường độ thấp: khi việc đưa ngón tay vào là bị động mà không có bất cứ hoạt động chính của cơ nào, thông thường ngón tay không được đưa hoàn toàn vào trong miệng. - Cường độ cao: khi chúng ta có thể dễ dàng đánh giá sự co kéo của các cơ mút và các cơ vòng môi. 4. Tuổi: Như đã nói ở trên, thói quen bắt đầu càng sớm thì sẽ càng gây hại. Các thói quen xấu về răng miệng hay gặp thường có: 1. Tật thở miệng (Mouth breath): • Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng. • Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô, cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẩu ra, khớp cắn sâu và cắn hở, nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được. • Thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường, vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh, trầm trọng hơn. • Điều trị tật thở miệng rất khó, nhất là cha mẹ của bé phải biết và phát hiện sớm. Đầu tiên là phải chữa bệnh về mũi để trẻ không bị nghẹt đường mũi. Ban đêm phải cho trẻ mang hàm tiền chỉnh nha (trainer) do các bác sĩ răng hàm mặt cung cấp. Hàm tiền chỉnh nha giúp cho trẻ cắn hai hàm lại khi ngủ và không thở miệng được. Nếu phát hiện sớm tật thở miệng có thể điều chỉnh được lệch lạc của hàm răng. Tuổi tốt nhất để chỉnh thói quen xấu nầy là từ 9 tuổi đến 15 tuổi. Nếu răng của trẻ đã lệch lạc nhiều thì phải cho trẻ đeo khí cụ chỉnh nha và sau khi đã chỉnh răng lại tốt rồi cũng phải đeo hàm trainer để duy trì. 2. Tật đẩy lưỡi: (Tongue thrusting) • Tật đẩy lưỡi cũng giống như thở miệng, bệnh nhân không biết mình có tật đẩy lưỡi và thường chỉ do các bác sĩ răng hàm mặt khám và phát hiện. Bình thường lưỡi của bệnh nhân luôn luôn thụt về phía sau khi hai hàm răng cắn lại và khi nuốt nước bọt, lưỡi co rút lại phía sau là bình thường. Ở bệnh nhân có thói quen đẩy lưỡi, lúc nào bệnh nhân cũng để lưỡi chen giữa hai hàm răng và khi nuốt nước miếng thay vì lưỡi rút vào trong thì ngược lại, lưỡi đẩy về trước. • Ở bệnh nhân có lưỡi to hơn bình thường cũng gây trở ngại cho việc nói chuyện và ăn nuốt của bệnh nhân. Khi có lưỡi to, trẻ sẽ chậm biết nói, dễ bị nói ngọng. Do thể tích lưỡi lớn nên khi nuốt, khi ăn, lưỡi co vào khó hơn là đẩy ra. • Lực đẩy của lưỡi rất mạnh, do đó nếu thói quen xấu này tồn tại, nhóm răng cửa sẽ bị đẩy về phía trước, bệnh nhân sẽ bị vẩu cả hai hàm, cắn hở nhóm răng cửa và muốn cắn phía trước sẽ không được. Thí dụ cắn hạt dưa, bệnh nhân phải dùng răng trong mới cắn được. Điều trị: • Khi đi khám răng hàm mặt, bác sĩ phải chú ý đến tật đẩy lưỡi và báo cho cha mẹ của trẻ biết vì nhiều người đã trưởng thành rồi mà vẫn không biết mình có tật đẩy lưỡi. Nếu hậu quả của tật đẩy lưỡi không trầm trọng thì nó chỉ gây nên khớp cắn hở, không bị lệch lạc răng nhiều nên không cần phải mang khí cụ chỉnh hình răng mà chỉ cần cho bệnh nhân đeo hàm tiền chỉnh nha (hàm trainer). • Khi bệnh nhân có răng bị hô và cắn hở nhiều, trong khi đeo hàm để chỉnh cung răng, bác sỹ sẽ gắn thêm bên trong hàm một vài đầu nhọn bằng kim loại để khi lưỡi đưa ra chạm vào đầu nhọn bị đau sẽ tự động rút trở lại. Một thời gian sau lưỡi sẽ quen và không còn đẩy ra nữa. 3. Tật bú ngón tay và bú núm vú cao su: (Thumb sucking) • Thói quen bú núm vú cao su là thói quen xấu do bà mẹ hoặc người vú nuôi tập cho bé. Thói quen này chỉ làm ảnh hưởng đến răng sữa làm cho răng của bé không cắn khít được, hàm trên bị chìa ra. Do hàm răng bị hở phía trước bé dễ bị nói ngọng, phát âm không chính xác các âm 'sờ', 'chờ'. Lớn lên thay cho núm vú bé sẽ có thói quen mút ngón tay, thường là ngón tay cái. Nếu đến tuổi đi học và tuổi thay răng, từ 7 tuổi trở đi bé đã có răng cửa vĩnh viễn, mọc thay thế cho các răng sữa, bé không bỏ được thói quen bú ngón tay thì răng cửa trước sẽ bị lệch lạc, chìa ra, hô răng và khớp cắn hở. Điều trị: • Vì là thói quen nên phải có biện pháp giáo dục của cha mẹ cũng như thầy cô giáo. Khi bé còn nhỏ thì động viên, đưa ra các hình thức khen thưởng để bé biết là không được bú núm vú nữa, cha mẹ không được la rầy hay chế nhạo ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé. Vì tật bú núm vú là do mẹ và người vú em, nên nếu biết là không tốt thì ngay từ đầu không nên tập cho bé, nếu đã là thói quen thì rất khó bỏ và phải bỏ từ từ. • Đến tuổi đi học cũng vậy, với trẻ có thói quen bú tay, cha mẹ và cô giáo nên khuyên răn trẻ để trẻ biết thói quen trên là xấu vì nó ảnh hưởng đến hàm răng, làm các răng cửa bị lệch lạc, làm giọng nói bị ngọng. 4. Tật cắn môi (lip biting): • Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới, giống như bú ngón tay, hậu quả của tật cắn môi sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra, cắn không khít, trẻ phát âm không chuẩn. Tật cắn môi cũng dễ bỏ nếu đến tuổi đi học, bạn bè và thầy cô khuyên nhủ sẽ dần dần bỏ được 5. Tật nghiến răng: • Tật nghiến răng xảy ra thường xảy ban đêm ở các lứa tuổi, người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Tật nghiến răng là do căng thẳng thần kinh, người lớn bị stress do công việc ban ngày và kéo dài trong đêm. Học sinh, sinh viên bị áp lực học tập và thi cử nặng nề ảnh hưởng làm căng thẳng thần kinh trong lúc ngủ cũng bị tật nghiến răng. Còn ở trẻ em, có thể do bị ký sinh trùng đường ruột, do sán, giun làm cho cơ thể trẻ luôn bị bứt rứt khó chịu. • Hậu quả của tật nghiến răng là răng 2 hàm sẽ bị mòn, nếu bệnh nhân nghiến răng trong thời gian dài, các mặt răng sẽ bị mòn nhẵn gây ê buốt khi ăn thức ăn lạnh, chua quá, hay ngọt quá đều làm cho bệnh nhân đau. Lực nghiến răng thường rất mạnh, do trong lúc ngủ là vô thức, bệnh nhân không biết được là mình đang nghiến răng chỉ có người ngủ bên cạnh mới nghe được tiếng ken két của 2 hàm răng chạm nhau. Lực nghiến răng lâu ngày còn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm làm bệnh nhân thường xuyên đau khớp nhai rất khó chịu. Càng để lâu chấn thương trên khớp không thể hồi phục, khớp bị mòn, dây chằng các cơ nhai bị dãn ra và bệnh nhân sẽ bị sai khớp khi há miệng lớn hoặc khi ngáp. Bệnh nhân có khớp nhai bị lỏng thường bị sai khớp vào ban đêm, khi ngáp há miệng to và hàm dưới bị trượt ra ngoài, bệnh nhân không cắn lại được mà phải vào cấp cứu để đẩy hàm dưới trở vào khớp. • Ở trẻ em, tật nghiến răng không gây hậu quả nghiêm trọng như ở người lớn, nhưng cũng ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này. • Điều trị tật nghiến răng phải biết rõ nguyên nhân: Đối với người lớn nên đi khám nội khoa để biết được nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh. Về ban đêm có thể uống thuốc an thần nhẹ. Tuy nhiên khi dùng thuốc an thần phải có chỉ định của bác sĩ và không thể dùng trong thời gian lâu được. Để tránh ảnh hưởng đến răng và khớp thái dương hàm bệnh nhân phải đi khám bác sĩ răng hàm mặt, giải pháp điều trị thường là cho bệnh nhân đeo một máng nhựa nằm giữa 2 hàm răng và cho bệnh nhân đeo trong lúc ngủ. Máng chống nghiến răng bằng nhựa mềm và bảo vệ cho răng không bị chấn thương khi bệnh nhân nghiến răng. • Ở trẻ em nên đi khám để uống thuốc tẩy giun sán, nhất là giun kim làm cho trẻ thường xuyên bị ngứa hậu môn và bức rứt trong lúc ngủ. 6. Tật cắn móng tay, cắn kẹp tóc ở bé gái: • Các thói quen này thường gặp ở tuổi đi học và ở bé gái thích làm dáng, lâu ngày sẽ thành thói quen. Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ. Răng sẽ bị mất thẩm mỹ, răng cửa không cắn khít được. Tật cắn viết, cắn bút chì, cắn nút chai, dùng răng để mở nút chai đều hậu quả về lâu dài. • Răng bị mòn và mẻ làm mất thẫm mỹ, nhưng chấn thương trên răng lâu dài có thể làm răng bị chết tủy và nặng hơn là gây nhiễm trùng trên gốc răng mà bệnh nhân không biết. Trong trường hợp này nếu không chữa đúng cách răng có thể phải nhổ vì nhiễm trùng trên xương hàm. 7. Tật chống cằm: • Ở tuổi đi học, bé cũng hay có thói quen chống cằm trong lúc ngồi học, hậu quả là xương hàm dưới phát triển không đều có thể gây bất đối xứng trên khuôn mặt. 8. Tật ôm gối ngủ, hoặc nằm nghiêng nhiều về 1 bên khi ngủ: • Nếu bé có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên cũng làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm. Sự lệch lạc xương hàm chỉ xảy ra ở trẻ em đang ở thời kỳ trưởng thành và xương mặt đang hình thành. Vì vậy nên tập cho trẻ nằm ở nhiều tư thế khác nhau.. Trong các thói quen xấu trên đây chỉ có tật thở miệng, đẩy lưỡi và bú ngón tay là thường gây nên lệch lạc rõ ràng cho răng miệng của trẻ. Trẻ em từ 9 đến 15 tuổi nên đi khám Bác sĩ Răng Hàm Mặt để phát hiện, chẩn đoán sớm hàm răng bị lệch lạc và có biện pháp khắc phục. Nếu lệch lạc hàm răng còn nhẹ có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha phòng ngừa cho trẻ. Trong chỉnh nha phòng ngừa, trẻ em được mang hàm trainer để chỉnh các cơ môi, má và lưỡi do các thói quen có từ nhỏ. Sau khi đã loại bỏ các nguy cơ do thói quen xấu mà răng vẫn còn lệch lạc thì các bác sĩ chuyên về chỉnh nha mới tiến hành cho bệnh nhân đeo khí cụ chỉnh hình răng. Bên cạnh đấy, việc tập để thay đổi một thói quen xấu rất khó cần phải có sự can thiệp của cha mẹ vì phải chỉnh sửa ngay từ khi trẻ mới thay răng vĩnh viễn. Khi trẻ đã lớn, hàm răng bị lệch lạc, nếu có chỉnh hình răng mà không bỏ thói quen xấu thì sau một thời gian, hàm răng sẽ bị lệch lạc trở lại như cũ. BS. Nguyễn Điện Biên Khoa Răng – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Bặm Môi Dưới
-
Trẻ Nhỏ Hay Ngậm Môi Dưới Có Sao Không? Những điều Bố Mẹ Cần ...
-
Các Mẹ ơi Giúp Với, Con Cứ Ngậm Môi Dưới Vào Trong Nè, Hic :-((
-
Hậu Quả Do Thói Quen Cắn Môi Và Cách Khắc Phục
-
Trẻ Bặm Môi Dưới ?
-
Bé Hay Ngậm Môi, Cách Xử Lý? - Webtretho
-
Em Béeeeee Bé Nhà Em 3m 15d Hay Bậm Môi Vậy ă . Có Nên để Bé
-
Bé Nhà Em Gần 5 Tháng, Mấy Bữa Nay Bé Hay Mút Cắn Môi Dưới Làm ...
-
Trẻ Bặm Môi Thường Xuyên Có Phải Là Bệnh? - AloBacsi
-
Top 14 Hay Bặm Môi
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Con Mọc Răng - Làm Mẹ - Eva
-
Bé Hay Mút Môi - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Trẻ Bặm Môi Dưới ?
-
U Nang Nhầy ở Môi | Vinmec