Những Thông Số Về SSD Mà Bạn Nên Biết Khi Mua Và Sử Dụng

Khi mua bất kỳ sản phẩm gì, việc biết về thông số là điều vô cùng cần thiết và ổ cứng SSD cũng vậy, với nhiều dạng ổ cứng SSD và thông số khác nhau, chắc chắn bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung ra nên mua và sử dụng sản phẩm SSD nào cũng như thông số về SSD miêu tả điều gì.

Những thông số về SSD mà bạn nên biết khi mua và sử dụng

Ổ cứng SSD có nhiều hiệu năng tuyệt vời

I. Giới thiệu chung về ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD với tên gọi trong tiếng anh là Solid State Drive. Nó là một loại phương tiện dùng để lưu trữ dữ liệu một cách liên tục trên bộ nhớ Flash ở trạng thái rắn. Thành phần chính tạo nên một ổ cứng SSD chính là chip nhớ Flash NAND và bộ điều khiển Flash.

Ổ cứng SSD có khả năng cải thiện đáng kể tốc độ so với HDD. Bên cạnh đó, SSD còn giúp cải thiện nhiệt độ, tiết kiệm điện năng tiêu thụ, giảm thiểu tiếng ồn và giữ an toàn cho dữ liệu. Tuy vậy, SSD cũng còn tồn tại một số nhược điểm như giá thành đắt đỏ, dung lượng bị hạn chế bởi giá thành và chưa phổ biến bằng HDD.

Hiện nay, có nhiều chuẩn SSD như ổ cứng SSD 2.5 SATA, SSD mSATA, SSD M2 SATA, SSD M2 PCie,...Mỗi loại trên có những đặc điểm và hiệu năng khác nhau, thông số về SSD cũng khác nhau. Nó phù hợp với từng đối tượng sử dụng khác nhau. Do đó, bạn cần chọn cho mình dòng SSD phù hợp nhất để có được hiệu quả sử dụng cao.

==> Xem thêm: Mua Ổ cứng HDD cho PC, Laptop. Giá Rẻ Nhất Năm 2021 cùng nhiều Khuyến Mại

II. Các thông số về ổ cứng SSD

Thông số là điều mà bạn nhất định phải quan tâm để có được sự lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là các thông số về SSD mà các bạn cần nắm được để tiện lợi và dễ dàng hơn trong việc chọn mua ổ cứng.

Cổng giao tiếp

Cổng giao tiếp (interface) của SSD có các loại đã được đề cập ở trên. Đó là chuẩn SATA2, SATA3, PCI-Express và USB 3.0. Mỗi loại cổng giao tiếp sẽ tương thích với một số thiết bị khác nhau. Nếu bạn chọn trúng cổng giao tiếp không thông dụng thì phải sử dụng thêm bộ chuyển đổi.

Tốc độ đọc ghi

Tốc độ đọc ghi tuần tự tối đa

Thông số thường nằm ở mức 550MB/s, 520MB/s, 450MB/s. Đây là thông số tối đa theo thiết kế của nhà sản xuất. Tuy nhiên thì trong quá trình hoạt động thực tế, ổ cứng SSD khó có thể đạt được đến tốc độ tối đa này. Vì thế, thông số này cũng nên dừng ở mức tham khảo, bạn không cần tin tưởng tuyệt đối.

Tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên

Đây là thông số về SSD mà bạn nên quan tâm nhiều hơn. Tính trên việc đọc tập tin với dung lượng khoảng 4KB thì tốc độ này nằm ở 292,9 đến 230MB/s. Các tập tin với dung lượng khác nhau thì sẽ có tốc độ đọc ghi khác nhau. Trong quá trình hoạt động thì số lượng tập tin mà SSD đọc sẽ rất nhiều. Vì vậy các bạn nên quan tâm đến thông số này.

SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn nhiều lần so với HDD

SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn nhiều lần so với HDD

Thành phần bộ nhớ

Về thành phần bộ nhớ thì SSD đang được bán trên thị trường hầu hết sử dụng MLC hoặc SLC. Tiếng anh là Multi level cell và Single level cell. SLC có giá thành cao hơn và độ ổn định cũng tốt hơn MLC nhiều.

Vì vậy, thành phần bộ nhớ là MCL được sử dụng bởi cá nhân là chủ yếu. Còn SLC được dành cho đối tượng doanh nghiệp.

Những thông số về SSD mà bạn nên biết khi mua và sử dụng

Ổ cứng SSD SLC

SSD SLC, được viết tắt từ NAND Single Layer Cell, là loại ổ cứng cấp một, tức nó chỉ lưu trữ được 1 bit trên 1 ô nhớ. Loại này có tốc độ xử lý dữ liệu khá thấp nhưng bền, ổn định. Có thể ghi xóa được 100.000 lần nên giá của nó thường cao và được sử dụng nhiều trong các máy chủ, trong các công ty lớn.

Ổ cứng SSD MLC

SSD MLC, viết tắt của NAND Multi Layer Cell, là loại ổ cứng với ô nhớ nhiều cấp, có thể lưu giữ 2 bit trên một ô nhớ. Loại ổ SSD này có tốc độ cao nhưng độ bền thì thấp hơn SLC 10 lần vì khả năng ghi, xóa dữ liệu của nó tối đa chỉ có 10.000 lần. Giá tiền rẻ nên ổ SSD MLC là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là cho người dùng cá nhân.

Ổ cứng SSD TLCSSD TLC, viết tắt của NAND Triple Layer Cell, là loại ổ cứng có tốc độ cao nhất nhưng như trên đã đề cập, tốc độ và độ bền sẽ tỷ lệ nghịch với nhau. Loại ổ SSD này có khả năng ghi, xóa dữ liệu chỉ đạt tối đa 1000 lần, tức là độ bền kém hơn gấp trăm lần so với loại SLC.

Điện năng tiêu thụ

Một thông số về SSD mà bạn cũng cần nắm được đó chính là điện năng tiêu thụ ( Power Consumption). Điện năng tiêu thụ của SSD chuẩn SATA2SATA3 thường ở mức 3W. Trong thực tế thì mức tiêu thụ có thể thấp hoặc cao hơn tùy thuộc vào hiệu năng của SSD mà bạn đang sử dụng.

Ổ cứng SSD không tiêu tốn nhiều điện năng hơn những loại khác

Ổ cứng SSD không tiêu tốn nhiều điện năng hơn những loại khác

Tính năng đi kèm

Ngoài ra, tính năng đi kèm cũng là thông số không thể bỏ qua. Chẳng hạn như tính năng TRIM - cho phép hệ điều hành chủ động thông báo đến ổ SSD về khối dữ liệu không còn được dùng. Lúc này thì hệ thống cho phép xóa khối dữ liệu đó từ bên trong.

Tính năng này giúp cho ổ cứng hoạt động hiệu quả hơn, nhanh hơn và đảm bảo tuổi thọ lâu dài. Hiện nay, khi cài win7 hoặc win8 thì tính năng TRIM sẽ được tự động kích hoạt. Khi máy tính có công cụ TRIM thì bạn không cần giải phân mảnh cho SSD.

TBW (Terabytes Written)

TBW là chỉ số cho biết tổng lượng dữ liệu mà SSD có thể ghi trước khi bị hỏng. TBW cao hơn đồng nghĩa với việc SSD có thể chịu được nhiều chu kỳ ghi hơn, kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Chọn SSD có TBW phù hợp với nhu cầu sử dụng để đảm bảo độ bền lâu dài.

MTBF (Mean Time Between Failures)

MTBF là thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc của ổ cứng. SSD có MTBF cao sẽ có độ tin cậy lớn hơn, đặc biệt quan trọng với các máy chủ và hệ thống lưu trữ quan trọng.

DRAM Cache

Một số SSD có tích hợp bộ nhớ đệm DRAM, giúp cải thiện hiệu suất bằng cách lưu trữ thông tin tạm thời cho các lần truy cập nhanh hơn. SSD không có DRAM thường rẻ hơn nhưng hiệu suất kém hơn.

==> Xem thêm: Hoàng Hà PC phân phối màn hình máy tính chính hãng giá tốt nhất thị trường.

III. Các yếu tố khác cần cân nhắc

  • Tính năng bảo mật dữ liệu: Các SSD có hỗ trợ mã hóa phần cứng như AES-256 giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng.
  • Khả năng chịu nhiệt và độ ổn định: Chọn SSD có khả năng chịu nhiệt tốt nếu sử dụng trong các môi trường nhiệt độ cao.
  • Bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật: Thời gian bảo hành từ 3 đến 5 năm là tiêu chuẩn cho SSD, nên chọn nhà sản xuất uy tín có dịch vụ hậu mãi tốt.

IV. Cách sử dụng và bảo quản SSD hiệu quả

  • Cài đặt phần mềm quản lý SSD: Sử dụng các phần mềm như Samsung Magician, Crucial Storage Executive để theo dõi và tối ưu hóa SSD.
  • Tránh ghi/ghi đè quá mức: Không nên ghi dữ liệu quá thường xuyên để tránh giảm tuổi thọ SSD.
  • Cập nhật firmware: Giúp khắc phục các lỗi phần mềm và cải thiện hiệu suất.
  • Quản lý dung lượng trống: Nên giữ một phần dung lượng trống (khoảng 10-20%) để đảm bảo SSD hoạt động ổn định.

V. Tổng kết

Khi chọn mua SSD, việc nắm rõ các thông số kỹ thuật như dung lượng, tốc độ đọc/ghi, loại giao tiếp, loại bộ nhớ NAND, TBW, MTBF, và DRAM cache là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cách sử dụng và bảo quản SSD đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và duy trì hiệu suất hoạt động của ổ đĩa.

Hãy chọn SSD phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bạn, đồng thời luôn cập nhật và bảo trì SSD để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất.

Từ khóa » độ Bền Ssd