Những Thông Tin Cần Biết Liên Quan đến Bản đồ Miền Trung

Miền Trung Việt Nam (còn được gọi bằng các tên khác nhau trong lịch sử là Trung Kỳ, Trung Bộ, An Nam) là một trong ba vùng chính của Việt Nam và là vùng ở giữa, bao gồm 19 tỉnh và một thành phố, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận theo thứ tự bắc-nam. Và để hiểu thêm về vùng đất nơi đây xin mời các bạn đến với bài viết giới thiệu về bản đồ Miền Trung, cùng theo dõi nhé!

Vị trí địa lý Miền Trung

ban do mien trung 1
Bản đồ Vị trí địa lý Miền Trung

Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông – Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Địa hình Miền Trung

ban do mien trung 3
Bản đồ Địa hình Miền Trung

Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây. Nơi giáp Lào có độ cao trung bình và thấp. Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1000 – 1500m. Khu vực miền núi Nghệ An – Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác ở đây. Các miền đồng bằng có tổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hoá do nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một nửa diện tích và là đồng bằng rộng nhất của Trung Bộ.

Tây Nguyên có diện tích khoảng 54.473,7 km2, nằm về vị trí phía tây và tây Nam Trung Bộ (phía Tây dãy Trường Sơn). Tây Nguyên có phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia, phía Đông giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ. Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 – 2500m.

Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông – Tây (trung bình 40 – 50 km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi.

Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ.

Miền trung nước ta có diện tích cồn cát lớn trải dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận.

Khí hậu Miền Trung

Khí hậu Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ]] và Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía bắc đèo Hải Vân). Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng đông bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ. Đến mùa hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa tây nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân). Gió mùa đông bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy núi Bạch Mã. Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ

Thủy văn Miền Trung

Các dòng sông lớn ở miền Trung chủ yếu được bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra biển Đông.

Sông Hương (tức Hương Giang): Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, dài 30 km đoạn từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An, chảy qua thành phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên-Huế sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng. Sông Hương là dòng sông nổi tiếng trong thi ca, nhạc họa của Việt Nam. Dòng sông là một mạch nguồn, một biểu tượng của văn hóa Huế.

Sông Hàn: Là con sông nằm ở thành phố Đà Nẵng. Sông Hàn bắt đầu từ ngã ba sông giữa Quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc.

Sông Hàn với chiều dài khoảng 7,2 km. Chiều rộng của sông khoảng 900 – 1.200m, độ sâu trung bình 4 – 5m.

Sông Lam: Bắt nguồn từ Nậm Căn (Lào), dài 513 km, chảy qua Nghệ An theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đổ ra biển Đông tại cửa Hội.

Sông Ba (còn gọi là Đà Rằng): Bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh (Kon Tum), dài 300 km, diện tích lưu vực là 13.000 km², chảy qua Gia Lai và Phú Yên rồi đổ ra biển Đông qua cửa Đà Diễn.

Sông Thạch Hãn: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 155 km, diện tích lưu vực gần 3000 km², hợp thành bởi hai con sông chính là sông Quảng Trị và sông Cam Lộ rồi đổ ra biển Đông qua cửa Việt.

Sông Ngàn Sâu: Bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, dài 131 km, chảy qua địa bàn giáp ranh của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là chi lưu chính của sông La.

Sông Trà Khúc: Bắt nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn, dài 120 km, là hợp nước của 4 dòng sông (sông Rhe, sông Xà Lò, sông Rinh, sông Tang), đổ ra biển Đông qua cửa Đại. Sông Bến Hải: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 100 km, chảy dọc theo vĩ tuyến 17° Bắc từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển Đông qua cửa Tùng.

Sông Thu Bồn: Bắt nguồn từ núi Ngọc Linh (giáp giới hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum), dài 95 km, chảy trên địa phận tỉnh Quảng Nam.

Sông Gianh: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 90 km, chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra Biển Đông qua cửa Gianh.

Sông Nhật Lệ: Bắt nguồn từ núi U Bò (dãy núi Trường Sơn), dài 85 km, chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra Biển Đông qua cửa Nhật Lệ. Các hồ ở khu vực miền Trung chủ yếu là hồ nhân tạo được xây dựng để giữ nước cung cấp cho cho các vùng phát triển nông nghiệp.

Hồ Xuân Hương: Nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt, xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ.

Hồ Than Thở: Là hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt, sau năm 1975 hồ Than Thở còn mang tên hồ Sương Mai.

Hồ Lắk: Là hồ nước tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk, dài uốn bao quanh thị trấn Lạc Thiện (nay là thị trấn Liên Sơn), rộng trên 5km2 và thông với con sông Krông Ana.

Hồ Ayun Hạ: Là hồ nước nhân tạo thuộc tỉnh Gia Lai, có diện tích 37 km2, chiều dài 25 km, nơi rộng nhất 5 km.

Dân số Miền Trung

Dưới đây là thống kê chi tiết Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo địa phương ở khu vực Bắc Trung Bộ và đồng bằng Duyên Hải miền Trung.

ban do mien trung
Bản đồ Dân số Miền Trung
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung                      Dân số trung bình (Nghìn người)

19173,6

Diện tích (Km2)

95835,8

Mật độ dân số(Người/km2)

200,0

Thanh Hoá 3426,6 11132,2 308,0
Nghệ An 2952,0 16490,9 179,0
Hà Tĩnh 1230,5 5997,8 205,0
Quảng Bình 857,9 8065,3 106,0
Quảng Trị 608,1 4739,8 128,0
Thừa Thiên Huế 1114,5 5033,2 221,0
Đà Nẵng 973,8 1285,4 758,0
Quảng Nam 1450,1 10438,4 139,0
Quảng Ngãi 1227,9 5153,0 238,0
Bình Định 1501,8 6050,6 248,0
Phú Yên 877,2 5060,6 173,0
Khánh Hoà 1183,0 5217,7 227,0
Ninh Thuận 576,7 3358,3 172,0
Bình Thuận 1193,5 7812,8 153,0

Kinh tế Miền Trung

ban do mien trung 4
Bản đồ Kinh tế Miền Trung

Đặc điểm chung

Kinh tế miền Trung với sự tập trung là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm, có nhiều lợi thế về vị trí chiến lược bao gồm nguồn nhân lực, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây và những dự án hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chưa phát huy được lợi thế kinh tế vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế nhưng chưa được quy hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao động sản xuất manh mún, tự phát. Các cảng biển nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Tiên Sa (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi) không được hoạt động hết công suất tối đa. Các khu công nghiệp – chế xuất đang trong tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp trong và ngoài nước trú trọng và quan tâm đầu tư.

Vùng kinh tế trọng điểm

Các khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung gồm 5 tỉnh (Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) với tổng diện tích khoảng 27.884 km2, dân số năm 2006 vào khoảng 6,2 triệu người và dự báo đến 2025 là 8,15 triệu người Các khu vực kinh tế này không chỉ có vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cả nước về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng. Là mặt tiền của tiểu vùng sông Mekong, từ đây có thể giao thương với các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và xa hơn là các nước Nam Á và vùng Tây Nam Trung Quốc qua các trục hành lang Đông – Tây, quốc lộ 9, đường 14, đường 24, đường 19.

Năm 1994, Chính phủ phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và Khu công nghiệp Dung Quất đã ra đời vùng kinh tế trọng điểm kéo dài từ Liên Chiểu (Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi), hình thành trục phát triển công nghiệp và du lịch dọc theo vùng duyên hải từ Đà Nẵng đến Dung Quất cùng với chuỗi đô thị đang phát triển trải dài 558 km theo bờ biển, gồm Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như Chân Mây – Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Sau đó 2 năm (năm 1996) dự án cảng biển nước sâu và Khu công nghiệp thương mại – du lịch và dịch vụ Chân Mây ra đời dẫn đến sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm ra đến Thừa Thiên – Huế. Tiếp đến năm 2004, việc phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và Khu kinh tế Nhơn Hội dẫn đến sự mở rộng vùng kinh tế trọng điểm về phía Nam đến Bình Định.

Hành chính Miền Trung

ban do mien trung 5
Bản đồ Hành chính Miền Trung

Trung Bộ bao gồm 19 tỉnh được chia làm 3 tiểu vùng:

Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh Nam Trung Bộ gồm có 8 tỉnh và thành phố Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh Hai vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ được gọi chung là Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có khi được gọi tắt là Nam Trung Bộ, khiến cho nhiều người hiểu là Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tách riêng, từ đó một số tài liệu cũng gọi tách ra như vậy.

Hiện tại, vùng Trung Bộ có diện tích 151.234 km² (tỷ lệ 45,5% so với tổng diện tích cả nước) với số dân 26.460.660 người (tỷ lệ 27,4% so với tổng dân số cả nước), bình quân 175 người trên 1 km².

Danh sách các tỉnh thành thuộc Trung Bộ

Từ khóa » Bản đồ Miền Nam Trung Bộ