Những Thông Tin Cần Biết Liên Quan đến Bản đồ Nước Pháp
Có thể bạn quan tâm
Pháp luôn được coi là một trong những trung tâm chính trị, văn hóa nghệ thuật có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực chấu Âu cũng như trên toàn thế giới. Không chỉ có cung điện, lâu đài, bảo tàng nguy nga, tráng lệ, Pháp còn có rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như những cánh đồng hoa oải hương vùng Provance, đỉnh núi Mont Blanc nổi tiếng hay những vườn nho rộng ngút ngàn khắp nơi trên đất Pháp,…Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan thông qua bản đồ nước Pháp các bạn nhé!
Vị trí địa lý của Pháp
Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu gọi là Chính quốc Pháp (France métropolitaine). Nó nằm tại Tây Âu và giáp với biển Bắc về phía bắc, eo biển Manche về phía tây bắc, Đại Tây Dương về phía tây và Địa Trung Hải về phía đông nam. Chính quốc Pháp giáp với Bỉ và Luxembourg về phía đông bắc, Đức và Thuỵ Sĩ về phía đông, Ý và Monaco về phía đông nam, và Tây Ban Nha cùng Andorra về phía nam và tây nam. Biên giới tại phía nam và phía đông của Chính quốc Pháp là các dãy núi: Pyrénées, Alpes và Jura, sông Rhin tạo thành một đoạn biên giới với Đức, trong khi biên giới tại phía bắc và đông bắc không có các yếu tố tự nhiên. Do hình dạng lãnh thổ, Chính quốc Pháp thường được ví như hình lục giác l’Hexagone. Chính quốc Pháp gồm nhiều đảo, lớn nhất trong số đó là Corse tại Địa Trung Hải. Chính quốc Pháp chủ yếu nằm giữa vĩ tuyến 41° và 51° Bắc, giữa kinh tuyến 6° Tây và 10° Đông, thuộc vùng ôn đới bắc. Phần lục địa của Chính quốc Pháp có khoảng cách khoảng 1000 km từ bắc xuống nam cũng như từ đông sang tây.
Pháp có các khu vực hải ngoại khắp thế giới. Những lãnh thổ này có tình trạng khác nhau về quản lý lãnh thổ:
Tại Nam Mỹ: Guyane thuộc Pháp. Tại Đại Tây Dương: Saint-Pierre và Miquelon, và tại Antilles: Guadeloupe, Martinique, Saint-Martin và Saint Barthélemy. Tại Thái Bình Dương: Polynésie thuộc Pháp, Nouvelle-Calédonie, Wallis và Futuna và Clipperton. Tại Ấn Độ Dương: Réunion, Mayotte, các đảo rải rác tại Ấn Độ Dương, quần đảo Crozet, đảo Saint-Paul, đảo Amsterdam, quần đảo Kerguelen. Tại châu Nam cực: Vùng đất Adélie. Guyane thuộc Pháp có biên giới trên bộ với Brasil và Suriname, còn Saint-Martin cùng chia sẻ một đảo với quốc gia Sint Maarten thuộc Vương quốc Hà Lan.
Chính quốc Pháp có diện tích 551.500 km², lớn nhất trong số các thành viên Liên minh châu Âu. Tổng diện tích đất liền của Pháp, bao gồm các lãnh thổ tại hải ngoại trừ vùng đất Adélie, là 643.801 km², chiếm 0,45% diện tích đất thế giới. Pháp sở hữu nhiều dạng cảnh quan, từ đồng bằng ven biển tại phía bắc và phía tây cho đến các dãy núi Alpes tại phía đông nam, Khối núi Trung tâm tại nam trung và dãy Pyrénées tại phía tây nam.
Do có nhiều lãnh thổ hải ngoại rải rác khắp thế giới, Pháp có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) lớn thứ nhì thế giới, với 11.035.000 km2, chỉ đứng sau EEZ của Hoa Kỳ (11.351.000 km2), nhưng hơn EEZ của Úc (8.148.250 km2). EEZ của Pháp chiếm khoảng 8% tổng diện tích bề mặt các EEZ của thế giới.
Địa hình nước Pháp
Nếu bạn kẻ một đường tưởng tượng nối Biarritz ở tây nam và Luxemburg ở đông bắc bạn sẽ thấy về phía bắc và phía tây của đường này địa hình nổi bật là đồng bằng rộng, đồi thấp, và cao nguyên thấp. Về phía nam và đông của đường này là cao nguyên cao, núi cao như Mont Blanc, đỉnh cao nhất của châu Âu ( ngoại trừ dãy núi Caucasus ). Nối liền hai dạng địa hình này đồng thời cung cấp sự giao thông dễ dàng với các vùng khác của châu Âu gồm vài thung lũng rộng và các đèo, như đèo Belfort, thung lũng sông Saone, thượng nguồn thung lũng sông Rhône, nối nhau thành hành lang Rhône – Saône phía nam Lyon, và các đèo ở Carcassonne và Toulouse.
Pháp đôi khi được miêu tả là châu Âu thu nhỏ vì có ba loại địa hình chính giống châu Âu : vùng bồn địa trầm tích và vùng đất thấp ; khối núi già hình thành vào giai đoạn Hercynia bị bào mòn ; khối núi cánh cung trẻ.
Vùng bồn địa chính là đồng bằng Paris, là một vùng trũng rộng lớn bao phủ 100.000 km2 bao gồm cả hai lớp đá trầm tích cứng và mềm xếp xen kẽ tạo nên các dạng địa hình khác nhau. Bao bọc đồng bằng Paris về phía tây là bán đảo Normandy và Brittany. Địa hình bờ biển Normandy nổi bật là các mũi đá vôi, trong khi bờ biển Brittany bị cắt xẻ hình răng cưa nơi đó các thung lũng sâu ăn lan ra biển. Đồng bằng Aquitaine nhỏ hơn, cũng bao gồm đá trầm tích, nằm ở phía tây nam của đồng bằng Paris. Ngoài ra là một số đồng bằng nhỏ hẹp chạy theo hướng bắc nam , bao gồm đồng bằng Alsace phía tây sông Rhine và hành lang Rhône – Saône, và các đồng bằng duyên hải, bao gồm đồng bằng Languedoc dọc bờ Địa Trung Hải. Các đồng bằng này đều là vùng đất màu mỡ nhiều phù sa thích hợp cho nông nghiệp.
Các khối núi cổ được thành vào giai đoạn tạo núi Hercynia còn sót lại, bị bào mòn, sau đó được nâng lên vào kỷ Đệ tam ( Cách đây 65 cho tới 2 triệu năm). Các khối núi chính là Armonica Massif, Massif Central, núi Voges và Ardennes. Armonica Massif nằm ở phía tây bắc Pháp, gồm chủ yếu là các cao nguyên thấp. Massif Central nằm ở trung nam nước Pháp giữa hành lang Rhône – Saône và đồng bằng Aquitaine, gồm các cao nguyên nhô cao hơn 1000m. Núi Auvergne nhô lên từ cao nguyên của Massif Central có nguồn gốc là núi lửa. Núi Voges nằm ở phía đông nước Pháp giữa đồng bằng Paris và đồng bằng Alsace, cao hơn 1200m. Một phần nhỏ của dãy Ardennes nằm ở Pháp ( phần lớn hơn nằm ở Bỉ và Luxembourg ). Lớp đất ở vùng núi già Hercynia thường mỏng và phát triển trên đá granit và đá kết.
DIA HINH PHAPHai dãy núi chính hình thành biên giới của Pháp là Pyrenees biên giới với Tây Ban Nha và Alps biên giới với Italy. Dãy Pyrenees rất khó vượt qua do độ cao của nó _ vài đỉnh cao trên 3000m hầu như không có đèo thấp. Dãy núi Alps ở Pháp cao lởm chởm trung bình 3500m. Tuy nhiên không giống Pyrenees dãy núi Alps bị gián đoạn bởi vài thung lũng sông quan trọng bao gồm thung lũng sông Rhône, Isère, và Durance cung cấp lối vào Thụy Sĩ, Italy. Dãy Jura ở biên giới Thụy Sĩ thấp và ít ghồ ghề như dãy núi Alps.
Để dễ học hơn Pháp chúng ta có thể chia Pháp ra làm bảy miền địa hình khác nhau : đồng bằng Paris, các bán đảo Pháp, núi và cao nguyên Trung tâm, đồng bằng Aquitaine, miền Địa Trung Hải, hành lang Rhône – Saone, miền núi Biên giới.của
Khí hậu nước Pháp
Hầu hết các khu vực thấp của Chính quốc Pháp (ngoại trừ Corse) nằm trong vùng khí hậu đại dương, Cfb, Cwb và Cfc trong phân loại khí hậu Köppen. Một phần nhỏ lãnh thổ giáp với lưu vực Địa Trung Hải thuộc các đới Csa và Csb. Do lãnh thổ Chính quốc Pháp tương đối lớn, nên khí hậu không đồng nhất, tạo ra các sắc thái khí hậu sau đây:
Phía tây của Pháp có khí hậu đại dương hoàn toàn – nó kéo dài từ Flanders đến xứ Basque trên một dải ven biển rộng hàng chục km, hẹp tại phía bắc và nam song rộng hơn tại Bretagne, là vùng gần như hoàn toàn nằm trong đới khí hậu này. Khí hậu phía tây nam cũng mang tính đại dương song ấm hơn. Khí hậu phía tây bắc mang tính đại dương song lạnh hơn và nhiều gió hơn. Xa khỏi bờ biển, khí hậu vẫn mang tính đại dương song đặc điểm có chút thay đổi. Bồn địa trầm tích Paris, cùng các bồn địa bị núi bao bọc có nhiệt độ biến đổi cao hơn theo mùa và có ít mưa vào mùa thu và mùa đông. Do đó, hầu hết lãnh thổ có khí hậu bán đại dương và tạo thành một khu chuyển đổi giữa khí hậu đại dương hoàn toàn gần bờ biển và khí hậu bán lục địa tại phía bắc và trung-đông (Alsace, các đồng bằng Saône, trung du Rhône, Dauphiné, Auvergne và Savoy). Lưu vực Địa Trung Hải và thung lũng hạ du sông Rhône có khí hậu Địa Trung Hải do ảnh hưởng của các dãy núi cô lập chúng với phần còn lai của quốc gia, và do gió Mistral cùng Tramontane. Khí hậu miền núi (hay núi cao) bị giới hạn trên dãy Alpes, Pyrénées, và các đỉnh của khối núi Trung tâm, dãy Jura và Vosges. Tại các lãnh thổ hải ngoại, tồn tại ba kiểu khí hậu lớn: Khí hậu nhiệt đới tại hầu hết các lãnh thổ hải ngoại: Nhiệt độ không đổi cao quanh năm với một mùa khô và một mùa mưa. Khí hậu xích đạo tại Guyane thuộc Pháp: Nhiệt độ không đổi cao quanh năm với mưa đều quanh năm. Khí hậu cận cực tại Saint Pierre và Miquelon và tại hầu hết Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp: Mùa hè êm dịu ngắn ngủi và mùa đông rất lạnh kéo dài.
Thủy văn nước Pháp
Sông ngòi ở Pháp dày đặc nhưng mỗi con sông có một đặc điểm riêng. Sông Seine dài 775 km là con sông êm đềm và là tuyến đường thủy quan trọng. Sông Loire dài 1.000 km có lưu lượng dồi dào nhưng thủy chế thất thường. Sông Garonne dài 525 km thường sinh ra lũ lụt. Sông Rhône chảy trong nước Pháp chỉ có 520 km, trên sông này có nhiều kè, đập và nhà máy thủy điện. Sông Rhine, đoạn chảy dọc biên giới Pháp – Đức chỉ dài 195 km . Ngoài ra nước Pháp còn có nhiều hệ thống kênh đào chằng chịt nối các sông và các kênh đào với nhau. Gần như hơn 200 sông suối của toàn nước Pháp đều là những tuyến đường thủy quan trọng có ý nghĩa trong việc vận chuyển hành khách và hàng hoá trong quốc nội cũng như quốc tế.
Dấn số nước Pháp
Dân số hiện tại của Pháp là 65.571.642 người vào ngày 20/11/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
Dân số Pháp hiện chiếm 0,86% dân số thế giới.
Pháp đang đứng thứ 22 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Mật độ dân số của Pháp là 120 người/km2.
Với tổng diện tích đất là 547.571 km2. 80,44% dân số sống ở thành thị (52.476.365 người vào năm 2018).
Độ tuổi trung bình ở Pháp là 41 tuổi.
Dân số Pháp (năm 2019 và lịch sử)
Trong năm 2019, dân số của Pháp dự kiến sẽ tăng 247.439 người và đạt 65.598.458 người vào đầu năm 2020. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 167.066 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 80.373 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Pháp để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.
Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Pháp vào năm 2019 sẽ như sau:
2.080 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày
1.622 người chết trung bình mỗi ngày
220 người di cư trung bình mỗi ngày
Dân số Pháp sẽ tăng trung bình 678 người mỗi ngày trong năm 2019.
Nhân khẩu Pháp 2018
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, dân số Pháp ước tính là 65.358.007 người, tăng 253.723 người so với dân số 65.107.452 người năm trước. Năm 2018, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 172.793 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 80.930 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,966 (966 nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2018 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Pháp trong năm 2018:
760.039 trẻ được sinh ra 587.246 người chết
Gia tăng dân số tự nhiên: 172.793 người
Di cư: 80.930 người
32.113.853 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018
33.244.154 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018
Kinh tế nước Pháp
Pháp là một thành viên của nhóm các quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu G7, vào năm 2014 kinh tế Pháp được xếp hạng lớn thứ chín thế giới và thứ nhì Liên minh châu Âu theo GDP ngang giá sức mua. Pháp có 31 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới vào năm 2015, xếp hạng tư thế giới và đứng trên Đức lẫn Anh. Pháp cùng 11 thành viên Liên minh châu Âu khác bắt đầu cho lưu hành đồng euro vào năm 1999, nó hoàn toàn thay thế franc Pháp vào năm 2002.
Pháp có kinh tế hỗn hợp, kết hợp khu vực tư nhân rộng lớn với khu vực nhà nước có quy mô đáng kể và có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ duy trì ảnh hưởng đáng kể đến các phân đoạn chủ chốt trong lĩnh vực hạ tầng, là chủ sở hữu đa số về đường sắt, điện lực, máy bay, năng lượng hạt nhân và viễn thông. Pháp nới lỏng quyền kiểm soát đối với các lĩnh vực kể trên từ đầu thập niên 1990. Chính phủ Pháp đang dần công ty hoá khu vực nhà nước và bán cổ phần tại France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng. Pháp có một ngành hàng không vũ trụ quan trọng, dẫn đầu là Airbus, và có sân bay vũ trụ quốc gia riêng tại Guyane.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong năm 2009 Pháp là nước xuất khẩu lớn thứ sáu và nhập khẩu lớn thứ tư thế giới về các hàng hoá sản xuất. Năm 2008, Pháp là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều thứ ba trong các quốc gia OECD với 118 tỷ USD, chỉ đứng sau Luxembourg và Hoa Kỳ. Trong cùng năm, các công ty Pháp đầu tư 220 tỷ USD ra bên ngoài nước Pháp, khiến Pháp là nhà đầu tư trực tiếp ra bên ngoài lớn thứ nhì trong OECD, chỉ sau Hoa Kỳ.
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Sàn chứng khoán Paris (tiếng Pháp: La Bourse de Paris) là một thể chế có từ lâu, do Louis XV lập ra vào năm 1724. Năm 2000, các sàn chứng khoán Paris, Amsterdam và Bruxelles hợp nhất thành Euronext. Năm 2007, Euronext hợp nhất với sàn chứng khoán New York để tạo thành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới NYSE Euronext (giải thể năm 2013). Euronext Paris là nhánh tại Pháp của NYSE Euronext, là thị trường giao dịch chứng khoán lớn thứ nhì châu Âu, sau sàn chứng khoán Luân Đôn.
Pháp nằm trong thị trường chung châu Âu với trên 500 triệu người tiêu dùng. Một số chính sách thương mại nội địa được xác định thông qua các thoả thuận giữa các thành viên Liên minh châu Âu và cơ quan lập pháp châu Âu. Pháp nằm trong khu vực đồng euro từ năm 2002. Khu vực này có khoảng 330 triệu công dân. Theo Eurostat, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp vào tháng 10 năm 2014 là 10,5%
Các công ty Pháp duy trì vị thế chủ chốt trong ngành bảo hiểm và ngân hàng: AXA là công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Các ngân hàng hàng đầu của Pháp là BNP Paribas và Crédit Agricole lần lượt được xếp hạng lớn thứ nhất và thứ sáu thế giới vào năm 2010 (theo tài sản), song tụt hạng thứ tám và thứ 11 thế giới vào năm 2016, trong khi Société Générale được xếp hạng lớn thứ tám thế giới vào năm 2009.
Hành chính Pháp
Cộng hòa Pháp được chia thành 18 vùng (nằm ở châu Âu và nước ngoài), năm vùng hải ngoại, một lãnh thổ hải ngoại, một thực thể đặc biệt – New Caledonia và một hòn đảo không có người ở trực thuộc dưới quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp – Clipperton.
Vùng
Từ năm 2016, Pháp được phân chia thành 18 vùng hành chính: 13 vùng tại Chính quốc Pháp (bao gồm Corse),[116] và năm vùng nằm tại hải ngoại.[93] Các vùng được chia tiếp thành 101 tỉnh,[117] được đánh số chủ yếu theo thứ tự abc. Số này được sử dụng trong mã bưu chính và trước đây được sử dụng trên biển số xe. Trong số 101 tỉnh của Pháp, năm tỉnh (Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Mayotte và Réunion) đồng thời là tỉnh hải ngoại (ROM) và vùng hải ngoại (DOM), hưởng vị thế tương tự như các tỉnh tại chính quốc, và là bộ phận toàn vẹn của Liên minh châu Âu.
101 tỉnh được chia thành 335 quận, các quận được chia thành 2.054 tổng.[118] Các tổng lại được chia tiếp thành 36.658 xã (commune), chúng là các khu tự quản có một hội đồng tự quản được bầu cử.[118] Ba xã về mặt hành chính là Paris, Lyon và Marseille được chia thành 45 quận đô thị.
Các vùng, tỉnh và xã đều được gọi là các thực thể lãnh thổ, nghĩa là chúng có hội đồng địa phương cũng như một cơ quan hành pháp. Các quận và tổng chỉ là các phân khu hành chính. Tuy nhiên, điều này không hẳn là luôn rõ ràng, cho đến năm 1940, các quận là các thực thể lãnh thổ với một hội đồng được bầu cử, song chúng bị chế độ Vichy đình chỉ và rồi bị Đệ Tứ Cộng hoà bãi bỏ hoàn toàn vào năm 1946.
Lãnh thổ hải ngoại và thực thể ở nước ngoài
Ngoài 18 vùng gồm 101 tỉnh, Cộng hoà Pháp còn có năm thực thể hải ngoại (Polynésie thuộc Pháp, Saint Barthélemy, Saint-Martin, Saint Pierre và Miquelon cùng Wallis và Futuna), một thực thể đặc biệt (Nouvelle-Calédonie), một lãnh thổ hải ngoại (Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp), và một đảo trên Thái Bình Dương (Clipperton).
Các thực thể và lãnh thổ hải ngoại là bộ phận của Cộng hoà Pháp, song không phải là bộ phận của Liên minh châu Âu hoặc khu vực tư pháp của nó (ngoại lệ là St. Bartelemy, vốn tách khỏi Guadeloupe vào năm 2007). Các thực thể tại Thái Bình Dương là Polynésie thuộc Pháp, Wallis và Futuna, và Nouvelle-Calédonie tiếp tục sử dụng franc CFP[119] có giá trị gắn liền hoàn toàn với euro. Trong khi đó, năm vùng hải ngoại sử dụng đồng euro.
Tài nguyên thiên nhiên Pháp
Rừng chiếm 26,7% diện tích cả nước. Do khí hậu ôn hoà, mưa nhiều, có nhiều độ cao khác nhau đã tạo môi trường sống cho nhiều loài thực vật và động vật. Cảnh quan của rừng thay đổi theo các đai cao. Dưới đới băng tuyết vĩnh viễn ở vùng núi cao, cây không thể mọc được là đồng cỏ miền núi. Nơi đây suốt mùa hè là nơi bò và cừu gặm cỏ. Bên dưới các sườn núi thấp hơn cảnh quan thay đổi từ rừng lá kim như thông, linh sam, vân sam chuyển sang rừng hỗn hợp và rừng lá rộng như sồi, dẻ, thông. Rừng bao phủ các vùng núi là nguồn cung cấp nguyên liệu làm giấy và gỗ và xây dựng. Ở các thung lũng rộng giữa các dãy núi được sử dụng cho nông nghiệp. Ở các thung lũng thấp và ấm áp này người ta cũng trồng một loại cỏ phơi khô cho bò sữa.
Sự tàn phá rừng dẫn tới sự giới hạn sâu sắc các loài động vật. Nai đỏ, hoẵng bị săn bắn mạnh, heo rừng chỉ còn tồn tại ở tận các khu rừng sâu. Miền núi Alps và Pyreneés người ta ít gặp các loài sơn dương. Trong số các loài nhỏ hơn còn tồn tại ở rừng là nhím, chồn, marmot, và chồn marten. Các loài gây nguy hiểm là hải ly, rái cá, con lửng. Gấu nâu, linh miêu còn rất ít. Các loài chim di cư như vịt, ngỗng ,chim hét thường trải qua mùa đông ở Pháp. Vùng Địa Trung Hải là nơi cư trú của nhiều loài cực kỳ chim đẹp như chim hồng hạc, chim trảo, diệc bạch, diệc và con cà kheo. Loài bò sát thường ít và chỉ có loài bò sát có độc ở Pháp như rắn vipe.
Than đá nhiều (trữ lượng 10 – 12 tỉ tấn) tuy nhiên than của Pháp không phải là than cốc – một loại than cần thiết để luyện sắt thép. Do đó Pháp phải nhập than từ nước láng giềng là Đức. Đức đặc biệt dư thừa than cốc với các mỏ than gần sông Rhine. Từ lâu Đức là bạn hàng thân thiết của Pháp. Than Đức có thể di chuyển dễ dàng với cước phí rẻ tới Pháp bằng các kênh đào và sà lan trên sông. Pháp may mắn có mỏ quặng sắt Lorraine nằm ở phía bắc gần thành phố Nancy. Quặng sắt của Lorraine không đặc biệt tốt nhưng nhiều và dể khai thác. Mỏ sắt này lại nằm gần mỏ than. Đây là thuận lợi lớn để Pháp phát triển ngành công nghiệp nặng. Ngoài quặng sắt còn có đồng, bôxít, tungstein, dầu mỏ và khí đốt. Pháp còn có nguồn thủy năng của các con sông và thủy triều lớn. Tất cả các yếu tố thiên nhiên trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng hoà Pháp trong phát triển kinh tế.
Cả đồng bằng Paris và đồng bằng Aquitaine đất đai màu mỡ bắt nguồn từ đá vôi và trầm tích hoàng thổ tạo thành vùng nông nghiệp trù phú từ thời xưa. Các đồng bằng nhỏ như Alsace thuộc thung lũng sông Rhône và Languedoc dọc Địa Trung hải cũng là đồng bằng màu mỡ.
Vùng núi Armonican Massif ở tây bắc tuy không cao bằng Massif Central, nhưng bị cắt sẻ sâu bởi các thung lũng của các con suối và khá ít đất bằng phẳng. Sườn núi dốc và đất đai nghèo nàn đã hạn chế nông nghiệp của vùng. Tuy nhiên vùng núi Voges và Ardennes ở đông bắc là nơi các đồi tròn còn phủ rừng cây.
Trong hàng thế kỷ Pháp kiêu hãnh về sự tinh tế của nền văn hoá của họ, vẽ đẹp của ngôn ngữ, và những thành tựu về văn học, mỹ thuật, và khoa học. Nông dân và công nhân Pháp nổi tiếng về kỹ nghệ và kỹ năng. Các kỹ sư Pháp đã thiết kế và xây dựng những cây cầu, đập nước, kênh đào ở khắp mọi miền trên thế giới. Họ đã xây dựng đường ray xe lửa chạy hơn 240 km / giờ. Khả năng sáng tạo và tinh thần độc lập mà dân tộc Pháp biểu lộ trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên đã giúp Pháp trở thành một quốc gia quan trọng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ nước Pháp do 350.org.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên đây bạn sẽ có thêm những kiến thức về nước Pháp cũng như tìm kiếm được những thông tin cần thiết.
Từ khóa » Bản đồ Nước Pháp Trên Thế Giới
-
Bản đồ Nước Pháp (France) Khổ Lớn Phóng To Năm 2022
-
1# Bản đồ Nước Pháp Khổ Lớn Phóng To Năm 2022
-
Bản đồ Nước Pháp Khổ Lớn - Pinterest
-
Pháp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bản đồ Nước Pháp Và Những điều Thú Vị Về Nước Pháp - Viet
-
Chính Xác, Pháp được Gọi Là đất Nước Hình Lục Lăng - VnExpress
-
Bản đồ Nước Pháp - Địa Ốc Thông Thái
-
Nước Pháp Nằm ở đâu Trên Bản Đồ? Bạn Có Chắc Là Tây Âu?
-
Bản đồ Nước Pháp Khổ Lớn - Bản Đồ Khởi Minh
-
Bản đồ Nước Pháp Khổ Lớn
-
Pháp - France - Các Nước Tây Âu
-
Bản đồ Nước Pháp Khổ Lớn Mới Nhất Năm 2021
-
Nước Pháp