Những Thông Tin Cần Biết Về Bản đồ Nước Đức

CHLB Đức là một quốc gia liên bang gồm 16 bang nằm ở Trung Âu giáp với 9 quốc gia: Đan Mạch, Ba Lan, CH Sec, Thụy Sỹ, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Áo và Luxembourg. Đức là quốc gia có nền văn hóa phong phú, là trung tâm kinh tế quan trọng của Châu Âu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về nước Đức thông qua bài viết về bản đồ nước Đức dưới đây các bạn nhé!

Vị trí địa lý nước Đức

duc 1
Vị trí địa lý nước Đức

Đức là một quốc gia tại Trung Âu, trải dài từ dãy Alpen, qua đồng bằng Bắc Âu đến biển Bắc và biển Baltic. Đức là quốc gia có dân số đông thứ hai và diện tích lớn thứ 7 châu Âu. Lãnh thổ của Đức rộng 357.021 km2 (137.847 sq mi), trong đó bao gồm 349.223 km2 (134.836 sq mi) diện tích đất và 7.798 km2 (3.011 sq mi) mặt nước.

Đức có các đỉnh núi cao trên dãy Alpen, trong đó có đỉnh cao nhất: Zugspitze có cao độ 2.962 mét (9.718 ft) ở phía nam đến bờ biển Bắc (Nordsee) ở Tây Bắc và biển Baltic (Ostsee) ở Đông Bắc. Vùng núi rừng nằm ở trung bộ nước Đức và vùng đất thấp ở phía bắc (điểm thấp nhất: Neuendorf-Sachsenbande ở 3,54 mét (11,6 ft) dưới mức nước biển), một số sông chính của châu Âu chảy qua nước Đức La Rhine, Danube và Elbe.

Đức có biên giới với 9 quốc gia châu Âu, chỉ xếp thứ hai sau Nga: Đan Mạch ở phía bắc, Ba Lan và Cộng hòa Séc ở phía đông, Áo và Thụy Sĩ ở phía nam, Pháp ở phía tây nam và Bỉ, Luxembourg và Hà Lan ở phía tây.

Đức chia sẻ biên giới với chín quốc gia châu Âu, chỉ đứng thứ hai sau Nga: Đan Mạch ở phía Bắc, Ba Lan và Cộng hoà Séc ở phía đông, Áo và Thụy Sĩ ở phía nam, Pháp ở phía Tây Nam và Bỉ, Luxembourg và Hà Lan ở phía tây.

Địa hình nước Đức

Một phần ba phía bắc đất nước nằm trên đồng bằng Bắc Âu, với địa hình bằng phẳng và có các dòng sông chảy theo hướng bắc như Elbe, Ems, Weser, Oder. Các vùng đất ngập nước và đầm lầy nằm gần biên giới với Hà Lan và dọc theo bờ biển Friesland. Vùng Mecklenburg có nhiều hồ được tạo thành từ các sông bằng có niên đại từ thời kỳ băng hà cuối.

duc
Địa hình nước Đức

Về phía nam, vùng trung bộ nước Đức có địa hình gồ ghề và các dãy núi, một số trong đó hình thành tờ cscs hoạt động núi lửa từ thời cổ đại. Thung lũng Rhine cắt qua phần phía tây của khu vực này. Vùng cao trung tâm tiếp tục kéo dài về phía đông và bắc xa đến tận Saale và hòa với dãy núi Ore trên biên giới với Cộng hòa Séc. Khu vực vùng cao bao gồm Eifel, Hunsrück và Rừng Pfalz phía tây của Rhine, Vùng đồi Taunus ở phía bắc Frankfurt, khối núi Vogelsberg, Rhön, và Rừng Thüringer. Phía nam Berlin, phần đông-trung của đất nước giốn với vùng thấp ở phía bắc hơn, với đất cát và các vùng đất ngập nước như tại Spreewald.

Địa mạo nam bộ nước Đức được xác định với các vùng đồi tuyến tính và các dãy núi như như hai dãy cổ là Schwäbische Alb và Fränkische Alb (từ nguồn sông Donau ở tây nam Baden-Württemberg, nam Stuttgart, qua Schwaben đến Mittelfranken và tới thung lũng Main) và Rừng Bayern dọc theo biên giới giữa Bayern và Cộng hòa Séc. Alpen ở biên giới phía nam là một dãy núi núi, song địa hình tại Đức tương đối thấp hơn (tại đông nam Schwaben và Thượng Bayern) so với ở Áo và Thụy Sĩ. Rừng Đen, nằm trên biên giới tây nam với Pháp, phân tách Rhine với thượng nguồn Donau trên sườn núi phía đông.

Khí hậu nước Đức

Nước Đức có khí hậu ôn đới và đại dương, với mùa đông mát, u ám và ẩm và đến mùa hè thỉnh thỏang có luồng gió phơn ấm thổi từ phương nam. Phần lớn nước Đức nằm trong vùng khí hậu mát/ôn hòa trong đó gió tây ẩm chiếm ưu thế. Ở tây bắc và bắc, khí hậu mang tính đại dương rất cao và có mưa quanh năm. Mùa đông tương đối êm dịu và mùa hè tương đối mát mẻ. Ở phía đông, khí hậu mang đặc tính lục địa rõ rệt hơn; mùa đông có thể rất lạnh và kéo dài, mùa hè có thể rất ấm áp và thường có một khoảng thời gian khô hạn.

duc 2
Khí hậu nước Đức

Phần trung tâm và phía nam có khí hậu chuyển tiếp và tùy thuộc vào vị trí, có thể chủ yếu mang tính đại dương hay lục địa. Mùa đông khá êm dịu và mùa hè có xu hướng mát mẻ, mặc dù nhiệt độ tối đa có thể lên tới 30 °C (86 °F) trong vài ngày do ảnh hưởng của các dãy sóng nhiệt. Những ấm sáp nhất nước Đức nằm ở vùng tây nam. Mùa hè ở vùng này có thể nóng với nhiều ngày có nhiệt độ trên 30 °C (86 °F). Đôi khi nhiệt độ tối thấp không xuống dưới 20 °C (68 °F), tương đối hiếm tại các khu vực khác.

Địa chất nước Đức

Nước Đức đa dạng về địa chất. Trong khi các địa hình mang dấu ấu của thời kỳ Băng hà, các vùng đất thấp và các lưu vực sông chỉ thành hình từ niên đại Phân đại đệ Tam thì vùng đồi núi trung bình có niên đại lâu đời hơn rất nhiều.

duc 4
Địa chất nước Đức

Các vùng đồi núi đã bị xói mòn, ví dụ như vùng Rừng Đen (Schwarzwald), đã hình thành từ thời Đại Cổ sinh và được cấu thành chủ yếu từ loại đá xâm nhập (tiếng Anh: plutonic rock) như đá gơnai và granite. Vùng Rheinisches Schiefergebirge cũng có niên đại tương tự, được thành hình trong kỷ Silur và kỷ Devon. Tại ranh giới về phía bắc của vùng này còn có các thành hệ từ kỷ Than đá, trong đó vùng Ruhr có các mỏ than đá có trữ lượng lớn.

Địa mạo miền Nam nước Đức phần lớn do những phát triển trong Đại Trung Sinh: trong khi Pfalz, Thüringen, nhiều phần của Bayern và Sachsen được tạo thành về mặt địa chất trong kỷ Trias thì vùng Schwäbische Alb và Fränkische Alb chạy ngang qua miền Nam nước Đức là kết quả của việc đáy biển nâng lên trong kỷ Jura. Các vùng được nhắc đến đầu tiên có sa thạch, các vùng sau có đá vôi là những thành hệ địa chất chiếm ưu thế.

Hoạt động núi lửa không được quan sát thấy tại Đức. Tuy vậy, trong một số vùng vẫn có đá núi lửa xuất phát từ hoạt động núi lửa trước đây, đặc biệt là trong Vulkaneifel và trên Vogelsberg trong bang Hessen. Nước Đức nằm hoàn toàn trên mảng Á-Âu vì vậy không có những trận động đất gây hậu quả nặng nề. Mặc dù vậy đứt gãy Rhein (Rheingraben) thuộc bang Nordrhein-Westfalen được xếp vào vùng nguy hiểm động đất trung bình, kéo dài đến các nước láng giềng Bỉ và Hà Lan.

Thủy văn nước Đức

duc 3
Thủy văn nước Đức

Nước Đức giáp biển Bắc tại các bang Niedersachsen và Schleswig-Holstein. Đây là một biển nằm trên thềm lục địa thuộc Đại Tây Dương. Cùng với eo biển Manche, vùng phía nam của biển Bắc là vùng biển có mật độ giao thông cao nhất thế giới. Các bang Mecklenburg-Vorpommern và Schleswig-Holstein nằm cạnh biển Baltic, là một biển nội địa được nối liền với biển Bắc qua eo biển Skagerrak. Độ thay đổi thủy triều ở biển Baltic ít hơn ở biển Bắc rất nhiều.

Những sông chính là các sông Rhein, Donau, Elbe, Oder, Weser và Ems. Dài nhất trong các sông này là sông Donau (Danube). Với 2.845 km từ nơi hợp lưu của hai sông Brigach và Breg và là nguồn của sông Donau tại Donaueschingen hay với 2.888 km từ nguồn của sông Breg tại vùng ranh của Rừng Đen (Schwazwald) sông Donau là sông dài thứ nhì trong châu Âu sau sông Volga. Thế nhưng chỉ một phần nhỏ của toàn bộ đoạn đường của sông Donau là chảy qua Đức (47 km). Sông Donau đổ ra biển Đen.

Tất cả những sông Đức khác chảy ra biển Bắc hay biển Baltic. Đường phân thủy châu Âu qua nước Đức chạy về phía đông của vùng đồng bằng thượng lưu sông Rhein trên chỏm núi chính của vùng Rừng Đen. Trong những sông này sông Rhein chính là con sông có đoạn đường dài nhất trong nước Đức. Trong số 1.320 km đường sông có 865 km nằm trong nước Đức. Thêm vào đó sông này còn có một vai trò tạo bản sắc riêng cho người Đức, được kết tụ từ lịch sử và nhiều thần thoại cũng như truyền thuyết. Chức năng kinh tế của con sông này cũng rất quan trọng: sông Rhein là một trong những đường thủy có mật độ giao thông cao nhất châu Âu.

Sông Elbe bắt nguồn từ Riesengebirge (tiếng Séc: Krkonoše) tại biên giới của Séc và Ba Lan và đổ ra biển Bắc tại Cuxhaven sau khoản 1.165 km, trong đó là 725 km nằm trong nước Đức. Đã có thời gian sông này là một trong những sông bị ô nhiễm chất độc hại nhiều nhất châu Âu, nhưng trong thời gian gần đây chất lượng nước đã tốt hơn rõ rệt.

Nguồn sông Oder nằm tại Beskiden (tiếng Séc: Beskydy) của Séc. Sau vài km sông Oder chảy sang Ba Lan và trung lưu của nó chạy qua Schlesien (tiếng Ba Lan: Śląsk, tiếng Séc: Slezsko). Hạ lưu sông này tạo thành biên giới Đức-Ba Lan để rồi lại đổ vào vùng nước đông Stettin trong lãnh thổ Ba Lan. Qua eo biển Świna dòng sông này chảy qua giữa các đảo Usedom và Wollin đổ vào biển Baltic.

Các hồ trong nước Đức phần lớn thành hình sau khi thời kỳ Băng hà chấm dứt. Do vậy mà đa số các hồ lớn nằm trong các vùng đã từng bị băng tuyết bao phủ hay vùng đất cạnh trước đó, đặc biệt là tại Mecklenburg và Alpenvorland. Hồ lớn nhất có phần thuộc Đức là Bodensee, hồ cũng là biên giới của Áo và Thụy Sĩ. Hồ lớn nhất hoàn toàn thuộc về lãnh thổ quốc gia của Đức là Müritz.

Dân số nước Đức

Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, dân số Đức là 80,2 triệu, và tăng lên 81,5 triệu theo ước tính ngày 30 tháng 6 năm 2015[130] và lên đến ít nhất là 81,9 triệu vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, Đức là quốc gia đông dân nhất trong Liên minh châu Âu, và có dân số đông thứ nhì tại châu Âu sau Nga, và là quốc gia đông dân thứ 16 trên thế giới. Tuổi thọ dự kiến khi sinh tại Đức là 80,19 năm (77,93 năm với nam giới và 82,58 năm với nữ giới).[90] Tỷ suất sinh là 1,41 trẻ em với mỗi phụ nữ (ước tính năm 2011), hay 8,33‰, một trong các mức thấp nhất trên thế giới.[90] Kể từ thập niên 1970, tỷ lệ tử vong của Đức đã vượt tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, Đức đang chứng kiến tỷ lệ sinh và tỷ lệ nhập cư gia tăng bắt đầu trong thập niên 2010, đặc biệt là tăng số lượng người nhập cư có học thức.

duc 5
Dân số nước Đức

Bốn nhóm dân cư lớn được quy là “dân tộc thiểu số” do tổ tiên của họ sinh sống tại các khu vực tương ứng trong nhiều thế kỷ. Đó là người dân tộc thiểu số Đan Mạch (khoảng 50.000) tại bang cực bắc Schleswig-Holstein. Người Sorb thuộc nhóm Slav có khoảng 60.000 người, sống tại khu vực Lusatia của các bang Sachsen và Brandenburg. Người Roma cư trú khắp lãnh thổ liên bang, và người Frisia sống tại duyên hải miền tây bang Schleswig-Holstein, và tại phần tây bắc của Hạ Sachsen.

Có khoảng 5 triệu người có quốc tịch Đức cư trú tại nước ngoài (2012). Năm 2014, có khoảng bảy triệu người trong số 81 triệu cư dân Đức không có quyền công dân Đức. Sáu mươi chín phần trăm trong số đó sống tại miền tây của liên bang và hầu hết là tại các khu vực đô thị. Năm 2015, Đức là quốc gia có số lượng di dân quốc tế cao thứ hai thế giới, với khoảng 5% hay 12 triệu người. Đức xếp hạng bảy trong EU và thứ 37 toàn cầu về tỷ lệ người nhập cư so với tổng dân số. Tính đến năm 2014, các dân tộc-quốc gia đông nhất là từ Thổ Nhĩ Kỳ (2.859.000), tiếp đến là Ba Lan (1.617.000), Nga (1.188.000), và Ý (764.000). Từ năm 1987, có khoảng 3 triệu người dân tộc Đức, hầu hết từ các quốc gia Khối phía Đông, đã thực hiện quyền trở về của mình và di cư đến Đức.

Kinh tế nước Đức

Đức có nền kinh tế thị trường xã hội, với lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản lớn, mức độ tham nhũng thấp,và mức độ sáng tạo cao. Đây là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, và có nền kinh tế quốc dân lớn nhất tại châu Âu, đứng thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ năm theo sức mua tương đương.

duc 6
Kinh tế nước Đức

Khu vực dịch vụ đóng góp khoảng 71% cho tổng GDP (bao gồm công nghệ thông tin), công nghiệp 28%, và nông nghiệp 1%. Tỷ lệ thất nghiệp do Eurostat công bố đạt 4,7% trong tháng 1 năm 2015, là mức thấp nhất trong toàn bộ 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Với mức 7,1%, Đức cũng có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thấp nhất trong toàn bộ 28 quốc gia thành viên EU. Theo OECD, Đức nằm trong các quốc gia có mức năng suất lao động cao nhất trên thế giới.

Đức nằm trong Thị trường chung châu Âu, tương ứng với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Một số chính sách thương nghiệp nội bộ được xác định theo các thỏa thuận giữa các thành viên EU và theo pháp luật EU. Đức cho lưu thông đồng tiền chung châu Âu Euro vào năm 2002. Đức nằm trong khu vực đồng Euro đại diện cho khoảng 338 triệu công dân. Chính sách tiền tệ được thiết lập bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu có trụ sở tại Frankfurt, thành phố này là trung tâm tài chính của châu Âu lục địa.

Đức là quê hương của ô tô hiện đại, ngành công nghiệp ô tô tại Đức được nhìn nhận là nằm vào hàng cạnh tranh và cải tiến nhất trên thế giới, và đứng thứ tư về sản lượng. Mười mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức là xe cộ, máy móc, hóa chất, sản phẩm điện tử, thiết bị điện, dược phẩm, thiết bị vận chuyển, kim loại thường, sản phẩm thực phẩm, cao su và chất dẻo (2015).

Hành chính nước Đức

Đức là một nước cộng hòa liên bang, nghị viện, và dân chủ đại diện. Hệ thống chính trị Đức được vận hành theo khuôn khổ được quy định trong văn bản hiến pháp năm 1949 mang tên Grundgesetz (Luật Cơ bản). Sửa đổi theo thường lệ cần có đa số hai phần ba của cả lưỡng viện quốc hội; các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp được biểu thị trong các điều khoản về đảm bảo nhân phẩm, cấu trúc liên bang và pháp quyền có giá trị vĩnh viễn.

duc 7
Hành chính nước Đức

Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chủ yếu được trao trách nhiệm và quyền lực tượng trưng. Chức vụ này được bầu ra bởi Bundesversammlung (hội nghị liên bang), một thể chế gồm các thành viên của Bundestag (Quốc hội) và một số lượng bình đẳng đại biểu từ các bang. Chức vụ cao thứ nhì theo thứ tự ưu tiên của Đức là Bundestagspräsident (Chủ tịch Bundestag), là người do Bundestag bầu ra và chịu trách nhiệm giám sát các phiên họp thường nhật của cơ cấu. Chức vụ cao thứ ba và người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng, do Bundespräsident bổ nhiệm sau khi được Bundestag bầu ra.

Thủ tướng Angela Merkel là người đứng đầu chính phủ từ năm 2005 và thi hành quyền lực hành pháp. Quyền lực lập pháp liên bang được trao cho quốc hội gồm có Bundestag (Viện Liên bang) và Bundesrat (Hội đồng Liên bang), tạo thành cơ cấu lập pháp. Bundestag được bầu thông qua tuyển cử trực tiếp theo đại diện tỷ lệ (thành viên hỗn hợp). Thành viên của Bundesrat đại diện cho chính phủ của mười sáu bang và là thành viên của các nội các cấp bang.

Kể từ năm 1949, hệ thống chính đảng nằm dưới thế chi phối của Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo và Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Cho đến nay mọi thủ tướng đều là thành viên của một trong các đảng này. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Tự do (Đức) (có ghế trong nghị viện từ 1949 đến 2013) và Liên minh 90/Đảng Xanh (có ghế trong nghị viện từ 1983) cũng giữ vai trò quan trọng.

Trong cuộc bầu cử liên bang năm 2017, Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức/Liên minh Xã hội Kitô giáo Bayern (CDU/CSU), lãnh đạo bởi bà Angela Merkel, đã giành số phiếu bầu cao nhất, chiếm 33% tổng số phiếu bầu (tỉ lệ này giảm 8% so với cuộc bầu cử năm 2013). Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) xếp thứ hai, nhưng chỉ với 20% tổng số phiếu bầu, đây là kết quả tệ nhất của Đảng này kể từ sau thế chiến II. Đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (Afd), một đảng có khuynh hướng cực hữu, xếp ở vị trí thứ ba, với 12,6% tổng số phiếu. Đây là lần đầu tiên Afd giành được ghế trong Bundestag (94 ghế) và là đảng cực hữu đầu tiên tại Đức làm được điều này, sau Đảng Quốc xã. Afd nổi bật với lập trường chống nhập cư, chống Hồi giáo, chống chủ nghĩa nữ quyền hiện đại, phản đối hôn nhân đồng tính, và chỉ trích Liên minh Châu Âu. Một số thành phần cực đoan của Đảng này theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bài ngoại, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái và có liên hệ với các phong trào Quốc xã mới. Xếp thứ tư là Đảng Dân chủ Tự do (FDP), với 10,7 % số phiếu bầu. Ở vị trí tiếp theo là Đảng Cánh tả, một đảng có khuynh hướng Dân chủ xã hội chủ nghĩa và chống tư bản, với 9,2% số phiếu bầu. Đảng còn lại giành đủ số phiếu để có ghế trong Quốc hội là Đảng Xanh, một đảng theo trường phái Chính trị Xanh nhấn mạnh vào mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, với 8,9% số phiếu bầu.

Tỷ lệ nợ/GDP của Đức đạt đỉnh vào năm 2010 khi nó đạt 80,3% và giảm xuống kể từ đó.[93] Theo Eurostat, tổng nợ chính phủ của Đức lên đến 2.152 tỷ euro hay 71,9% GDP vào năm 2015. Chính phủ liên bang đạt được thặng dư ngân sách 12,1 tỷ euro vào năm 2015.cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch Ratings xếp hạng Đức ở mức cao nhất có thể là AAA với triển vọng ổn định vào năm 2016.

Tài nguyên thiên nhiên nước Đức

Hệ thực vật

Nước Đức nằm ở vùng khí hậu ôn hòa. Do vậy, hệ thực vật được đặc trưng bằng những rừng cây lá rộng và lá kim. Sự khác biệt về các đặc điểm địa hình, khí hậu theo từng khu vực tạo nên một hệ thực vật phong phú và đa dạng. Hệ thực vật tự nhiên từ tây sang đông đánh dấu quá trình thay đổi của khí hậu: Từ khí hậu đại dương phía tây sang khí hậu lục địa. Loại cây chủ yếu trong các rừng cây lá rộng là cây dẻ gai đỏ. Bên cạnh đó, những khu rừng ngập nước cạnh sông hồ (ngày càng ít dần) và rừng hỗn hợp các loại cây sồi, dẻ gai cũng là những loại rừng đặc trưng. Tiêu biểu cho khu vực núi Alpen và khu vực đồi núi miền trung là rừng khe núi dọc sông. Rừng trẻ được tạo thành từ các loại cây bạch dương và thông trên những vùng đất cát. Dĩ nhiên, những loại cây lá rộng rất phổ biến trước đây được thay thế bằng những rừng thông.

duc 8
Rừng Thüringen vào mùa đông

Nếu như không có sự tác động của con người thì hệ thực vật ở Đức cũng như ở phần lớn các nước ở vùng khí hậu ôn hòa được tạo thành từ rừng, trừ những vùng đất trũng nhiễm phèn, vùng đầm lầy cũng như vùng núi cao thuộc dãy Alpen và khu vực lân cận, là vùng núi nghèo thực vật và có khí hậu lạnh ôn hòa đặc trưng.

29,5 phần trăm diện tích lãnh thổ Đức hiện nay là rừng. Như vậy, Đức là một trong những nước có nhiều rừng ở Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, các loại cây rừng được xác định do mục đích sử dụng, tỉ lệ rừng thông không phù hợp với các điều kiện tự nhiên vốn thích hợp hơn cho các loại rừng dẻ gai hỗn hợp. Bên cạnh các loại cây bản địa thì một loạt các loại cây được nhập về trồng (như keo gai) cũng chiếm một vai trò quan trọng. Phần lớn đất hoang đã được sử dụng để trồng các loại cây lương thực và cây ăn trái như đại mạch, kiều mạch, lúa mạch đen, lúa mì, cũng như khoai tây và ngô được đưa về từ châu Mỹ. Ngoài ra còn có táo và cải dầu. Ở các Thung lũng sông của các sông như Morsel, Ahr và Rhein được cải tạo để trồng nho.

Bảo tồn thiên nhiên là nhiệm vụ công cộng ở Đức, phục vụ mục đích của nhà nước, được quy định trong điều 20 của hiến pháp. Mục tiêu của việc bảo vệ thiên nhiên ở Đức là giữ gìn thiên nhiên và cảnh vật tự nhiên (chương 1 Luật Bảo vệ thiên nhiên của liên bang). Đối tượng quan trọng phải bảo vệ là cảnh vật tự nhiên, thực vật và động vật. Những khu vực và đối tượng quan trọng nhất được bảo vệ hiện nay là 14 vườn quốc gia, 19 khu dự trữ sinh quyển, 95 công viên tự nhiên cũng như hàng ngàn khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn cảnh vật tự nhiên và di tích thiên nhiên.

Hệ động vật

duc 9
Đại bàng đuôi trắng, giống chim dữ được bảo vệ

Phần lớn các loại động vật có vú ở Đức sống trong các khu rừng lá rộng ôn hòa. Ở rừng có các loại chồn khác nhau, hươu đỏ, hươu hoang, lợn rừng, linh miêu và cáo. Hải li và rái cá là những động vật đã trở nên hiếm ở các khu rừng ngập nước, song gần đây số lượng của chúng lại phần nào có tăng. Các loại động vật có vú lớn khác từng sống ở Trung Âu đã bị diệt vong: Bò rừng châu Âu (vào khoảng năm 1470), gấu nâu (1835), nai sừng tấm (ở thời Trung cổ hãy còn nhiều), ngựa rừng (thế kỷ XIX), bò bizon châu Âu (thế kỷ XVII/XVIII), sói (1904). Thời gian gần đây, thỉnh thoảng có một số nai sừng tấm, sói từ Ba Lan và Séc tới cư trú. Ở các nước đó, số lượng các loài vật này đã tăng trở lại. Trong trường hợp loài sói thậm chí đã hình thành những bầy đàn mới, đầu tiên ở vùng Sorben, thời gian vừa qua cả ở phía tây, kể từ khi vào năm 2000 con sói con đầu tiên được sinh ra. Vào tháng 3 năm 2010, một đàn bò bizon châu Âu được đưa vào cư trú ở vùng núi Rothaargebirge thuộc bang Nordrhein-Westfalen. Trong trường hợp sói và gấu nâu thì do một số điều phiền toái chúng đã gây ra trong thời gian qua làm cho việc quy hoạch cư trú cho chúng gặp vấn đề. Ở các vùng núi cao thuộc dãy Alpen có dê núi Alpen và sói mác-nốt. Ở vùng trung du như khu vực rừng Schwarzwald, khu vực Frankische Alp có sơn dương.

duc 10
Hải cẩu ở Biển Bắc

Các loài bò sát quen thuộc nhất ở Đức gồm có rắn cỏ, rắn vipera berus (rắn lục), rùa orbicularis. Bên cạnh đó còn có các loài lưỡng cư như kỳ giông, ếch, cóc, cóc tía, kỳ nhông: Tất cả các loài này đã được đưa vào sách đỏ. Đại bàng đuôi trắng được xem là nguyên mẫu cho biểu tượng hình chim trên huy hiệu các vùng, miền lãnh thổ, hiện nay còn tới 500 đôi, chủ yếu sống ở vùng Mecklenburg-Vorpommern và Brandenburg. Đại bàng vàng chỉ có ở vùng núi Alpen thuộc bang Bayern, loài diều hâu ở đó đã bị diệt vong, song hiện nay đã lại có một số cá thể từ Áo và Thụy Sĩ tới cư trú. Các loài chim săn mồi phổ biến nhất ở Đức hiện nay là diều hâu thường và cắt lưng hung.

Tuy nhiên số lượng cắt lớn lại ít đi một các rõ rệt. Hơn một nửa số chim ưng milvus được sinh ra ở Đức, song do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nên số lượng của chúng ngày càng giảm. Đáng lưu ý là có một số lượng lớn các loài chim sống dựa vào sự hiện diện của con người: Đó là các loài bồ câu, hoét thông thường, sẻ, bạc má, sống nhờ thức ăn công nghiệp mùa đông; cũng như quạ và mòng biển sống nhờ rác thải. Một điều đặc biệt là đàn chim hồng hạc ở phía bắc trong vùng rừng đầm lầy Zwillbrocker Venn. Cá hồi trước đây thường có ở các sông song gần như đã bị diệt vong ở khắp nơi do quá trình công nghiệp hóa vào thế kỷ XIX, chúng được thả trở lại ở sông Rhein vào những năm 80 của thế kỷ XX. Con cá tầm cuối cùng ở Đức bắt được vào năm 1969.

Ở nhiều ao đầm được thả nuôi cá chép là loài cá mà người La Mã cổ đại đã mang đến. Hải cẩu sống ở Biển Bắc và Biển Baltic, có lúc gần như bị biến mất. Vừa qua có lại được khoảng mấy nghìn con ở Biển Wadden thuộc Biển Bắc. Hải cẩu xám đã có lúc hoàn toàn không còn nữa ở Bắc Âu do bị đánh bắt, song gần đây lại có nhiều và một số đã di chuyển tới vùng bờ biển của Đức. Biển Wadden có ý nghĩa lớn là nơi dừng chân của 10 đến 12 triệu chim di trú mỗi năm. Loài cá voi quen thuộc nhất của Biển Bắc và Biển Baltic là cá voi họ chuột, ngoài ra còn có bảy loại cá voi khác như: cá nhà táng, cá hố kình. Bên cạnh đó còn có loài cá heo mõm ngắn. Bên cạnh các loài thú bản địa thì một số lượng đáng kể các loài thú nhập cư đã tới sinh sống. Đại diện tiêu biểu nhất là gấu mèo châu Mỹ, lửng chó, vẹt cổ hồng và ngỗng Ai Cập. Các loài thú nhập cư khác là ngỗng Canada, đà điểu Nam Mỹ, tôm sông châu Mỹ, ếch bò châu Mỹ, cừu núi châu Âu, cá rô gai.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ nước Đức do 350.org.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bản đồ nước Đức cũng như trang bị, bổ sung cho mình những kiến thức mới về nước Đức.

Từ khóa » Bản đồ đất Nước đức